Phi Vũ 3

Thương nhớ lắm quê hương vời vợi

Tin tặc và Tàn tặc

Ngô Nhân Dụng, Người Việt online

26.01.2010

Khi loài người tụ họp lại sống chung thành quốc gia thì có những người làm việc cai trị, gọi là chính quyền. Trong từ “chính quyền,” chữ “chính” để nói đến công việc cai trị, không có ý khen hay chê; cũng giống như khi ta nói “guồng máy hành chính” không nhất thiết đó là một guồng máy đứng đắn. Chữ “chính” này phân biệt với chữ “chính” khác có nghĩa là ngay, thẳng, như khi nói chính đáng, chính trực, công chính, vân vân. (Nếu chúng ta vẫn viết bằng chữ Nôm thay vì dùng mẫu tự ABC như hiện nay thì ai cũng biết hai chữ cùng đọc là Chính nhưng viết khác nhau, không thể hiểu lầm được).

Khi trong xã hội có một chính quyền làm công việc cai trị, thì dù nó tốt hay xấu, mọi người cũng trông đợi chính quyền đó phải theo một số quy tắc hành sử tối thiểu để trông có tư cách, cho người ngoài kính nể. Một chính quyền có thể đánh thuế cao, bắt dân làm siu dịch nặng nề, nó có thể tham nhũng hoặc thanh liêm, nó nhân đạo hoặc dùng hình luật tàn ác, có thể dũng cảm bảo vệ danh dự quốc gia, hoặc run sợ trước ngoại bang. Nhưng có những điều mà ai cũng nghĩ là một chính quyền một nước thường không bao giờ làm, để không làm nhục quốc gia. Thí dụ, nhà cầm quyền thì không đi ăn trộm, ăn cắp của dân. Ðã nắm độc quyền dùng bạo lực chính thức qua guồng máy công an, quân đội, thì một chính quyền không cần làm những việc thuộc lãnh vực dành riêng cho giới anh chị, côn đồ, du đãng. Một chính quyền cũng không cần thuê mướn côn đồ du đãng làm việc thay cho guồng máy nhà nước. Làm những việc trộm cắp, côn đồ du đãng như thế là đi ngược với đạo lý, phá hoại nền tảng nhân nghĩa của xã hội.

Tin tặc là một hành động trộm cắp. Các chính quyền Cộng Sản ở Trung Quốc và Việt Nam đang bị tố cáo là họ đóng vai “tin tặc,” nghĩa là cho người lẻn vào các mạng lưới điện tử để phá hoại cho nó tê liệt hoặc ăn trộm những thông tin người ta trao đổi với nhau trong đó. Ở bên Tàu, công ty Googgle đã công khai tố cáo bọn tin tặc (chữ Tin ở đây có ý nói đến ngành “tin học” chứ cũng không có nghĩa là tin tưởng hay niềm tin). Chính phủ Bắc Kinh không biết làm sao rửa được mặt khi một công ty quốc tế lớn dọa bỏ thị trường Trung Hoa chỉ vì các hồ sơ tin học trong mạng của họ bị ăn cắp. Công ty này nói thẳng rằng những thông tin bị trộm đều dính tới các nhà tranh đấu cho quyền làm người, cho quyền tự do dân chủ của người Trung Hoa. Không nói, ai cũng biết thủ phạm các vụ ăn trộm này phải là do chính quyền độc tài đảng trị ở Bắc Kinh sai khiến. Cơ Quan Tình Báo Anh MI 5 đã thông báo nhiều đại công ty nước họ làm ăn ở Trung Hoa lục địa là các công ty này đã bị tin tặc lẻn vào ăn trộm tài liệu riêng. Chính quyền có thể nào làm những việc mờ ám như thế hay không?

Ngày xưa có những vị hoàng đế Trung Hoa đi làm việc lén lút, giả dạng thường dân lẻn ra ngoài cấm thành tìm chỗ trăng hoa giải trí, nhưng họ không đi ăn trộm ăn cắp. Bây giờ, những người nối nghiệp họ đang dùng guồng máy nhà nước đóng vai trộm cắp. Nghĩ thấu đáo thì trước cảnh đó mọi người Trung Hoa phải thấy xấu hổ. Một chính quyền không dám ra lệnh cấm người ta dùng Internet, cũng không dám công khai kiểm duyệt các mạng lưới, mà phải lén lút đi ăn trộm, như vậy gọi là thứ chính quyền gì?

Ở Việt Nam cũng vậy. Mạng lưới bô xít của nhóm học giả Nguyễn Huệ Chi đã bị tin tặc phá hoại mấy tháng trời liên tiếp, vì hàng chục ngàn người Việt Nam đã vào đó bầy tỏ nỗi bất bình đối với chính sách cai trị của đảng Cộng Sản. Không dám cấm, bèn phá. Bọn tin tặc phá, những người dân chủ trương mạng lưới lại dùng kỹ thuật chống đỡ để phục hồi sinh hoạt. Ðược nửa ngày, các tay phá hoại lại tấn công lần nữa, người dân lại tự cứu chữa; cứ giằng qua, kéo lại, không khác trò trẻ con. Cũng vậy, mạng lưới Xcafe được hàng chục ngàn người Việt ra vào trao đổi ý kiến, đúng ngày tòa án Cộng Sản đem 4 người đòi dân chủ ra xử, bọn côn đồ bất ngờ tấn công làm cho cả mạng lưới bị tê liệt. Một chính quyền tự trọng không ai làm những việc phá phách lén lút như thế.

Phải gọi các anh chị em làm công việc tấn công các mạng lưới này là “côn đồ,” vì hành động chuyên nghiệp đánh phá những người lương thiện thường được diễn tả bằng hai chữ đó. Nguyên nghĩa chữ “côn” chỉ có nghĩa là cây gậy dùng để đánh người ta. Côn đồ là bọn người chuyên đánh lộn, tệ nhất trong đó là những người “đâm thuê chém mướn.” Nhiều người làm nghề côn đồ để sống, họ đi đánh người mà không cần phải thù ghét hay oán giận các nạn nhân. Nếu có ai thuê là họ làm. Bây giờ có những anh chị em làm công việc côn đồ trong phòng lạnh, ngồi trước những cái máy vi tính; giống như bất cứ một chuyên gia kỹ thuật nào khác đang làm việc ở bưu điện hay ngân hàng. Có những anh chị em được trả lương thấp hơn vì không chuyên môn, chỉ được thuê đi biểu tình chống các giáo dân không cho họ dựng Thánh Giá trên đất của nhà thờ ở Ðồng Chiêm; hoặc biểu tình trước cửa chùa Phước Huệ đòi xua đuổi các ni, sư đi nơi khác. Biểu tình mỗi ngày lãnh 200,000 đồng, làm việc một tuần lễ là có một số vốn đem về nuôi chồng, nuôi con, nhiều người coi đó là một nghề bình thường. Có những vị thuộc đẳng cấp thấp hơn nữa, được thuê mướn đến chửi rủa và đổ chất nhơ bẩn trước cửa những người lên tiếng đòi dân chủ. Những hành động này gọi chung là côn đồ vì nó giống như nghề đâm thuê chém mướn xưa kia. Và chúng ta cũng phải tự hỏi, một chính quyền chuyên sử dụng các kỹ thuật gia côn đồ tin học, côn đồ biểu tình, côn đồ chửi bới để đánh, phá người dân theo lối ném đá giấu tay như vậy, là thứ chính quyền gì?

Mạnh Tử có một tên gọi, là Tàn Tặc. Tặc là kẻ phá hoại điều Nhân, Tàn là người phá hoại đạo Nghĩa.

Chúng ta đều biết Mạnh Tử đã xác định “Dân vi quý, quân vi khinh,” khinh nghĩa là coi nhẹ hơn. Nhưng nhiều ý kiến của Mạnh Tử có thể được coi là “cách mạng” so với thời đại của ông, khi mà mọi người trong nước Trung Hoa vẫn quen công nhận quyền hành của các ông vua là tuyệt đối. Mạnh Tử thuật lúc gặp Lương Tương Vương, ông vua hỏi: “Khi nào thiên hạ định” (Thiên hạ ô hồ định?) Tôi (Mạnh Tử) đáp rằng, “Khi chỉ có một người nắm quyền thì định” (Ðịnh vu nhất). “Ai có khả năng gom vào một chính quyền?” (Thục năng nhất chi?) Trả lời: “Ai không thích giết người có thể thống nhất thiên hạ” (Bất thị sát nhân giả, năng nhất chi). Ông vua lại hỏi, “Ai ban quyền (thống nhất) cho người đó?” (Thục năng dữ chi?) Trả lời: “Tất cả thiên hạ không ai không có cái quyền ban cho này.” (Thiên hạ mạc bất dữ dã).

Qua đoạn văn trên (Lương Huệ Vương, thượng, chương 6) chúng ta không những biết Mạnh Tử quan niệm chính quyền là do sự ủy nhiệm của mọi người dân (thiên hạ); mà còn thấy thầy Mạnh coi tất cả mọi người dân bình đẳng trong việc ủy quyền này (Thiên hạ mạc bất dữ dã). Suốt hai ngàn năm qua các vua chúa Trung Hoa và Việt Nam đã bỏ qua những ý kiến tiến bộ đó, cho tới bây giờ hầu như vẫn vậy.

Ý kiến táo bạo nhất của Mạnh Tử là ông xác định quyền của người dân được lật đổ chính quyền. Vào thời chiến quốc Trung Hoa chưa biết tục lệ bầu cử. Vậy làm cách nào thay đổi chính quyền? Mạnh Tử nói thẳng là người dân có quyền giết vua. Trong Lương Huệ Vương, hạ, chương 8, Vua Tề Tuyên Vương hỏi chuyện Thành Thang đánh vua Kiệt, Vũ đuổi vua Trụ; Mạnh Tử đáp, “Sử chép đúng thế.” Tuyên Vương lại hỏi, “Như vậy thì bầy tôi có thể thí vua sao?” (Thần thí kỳ quân khả hồ?) Mạnh Tử trả lời, “Kẻ làm hại điều nhân, gọi là Tặc; làm hại điều nghĩa, gọi là Tàn. Kẻ Tàn và Tặc, chỉ gọi là một thằng người mà thôi. Tôi nghe chuyện chém đầu một người tên Trụ chứ không nghe chuyện thí vua.” (Tặc nhân giả, vị chi Tặc, tặc nghĩa giả, vị chi Tàn; Tàn, Tặc chi nhân, vị chi nhất phu. Văn trù nhất phu Trụ hĩ, vị văn thí quân dã.)

Khi một ông vua không xứng đáng thì người dân có quyền lật đổ, hình ảnh giết vua chỉ là tượng trưng. Tuyên Vương vẫn coi Kiệt Trụ là vua, dùng chữ “thí quân,” động từ “thí” chỉ việc giết vua. Mạnh Tử thấy Kiệt, Trụ không xứng đáng nắm chính quyền, coi họ cũng chỉ là những người thường, cho nên không dùng động từ “thí” mà dùng chữ “trù,” nghĩa là chặt đầu. Mạnh Tử công nhận: Người dân có quyền lật đổ những chính quyền không xứng đáng khi chính quyền đó làm hại đạo nhân và nghĩa.

Những chính quyền sử dụng côn đồ và tin tặc đúng là những chế độ tàn tặc. Họ hủy hoại cả nhân nghĩa. Vì người dân, người lớn đến trẻ em, phải chứng kiến những hành động trộm, cướp, côn đồ xẩy ra trước mắt mà không thấy ai bị trừng phạt; ngược lại còn thấy cả guồng máy tuyên truyền hô hoán những lời gian dối để hỗ trợ các hành động côn đồ đó. Lâu ngày, người ta sẽ quên cách sống theo đạo lý bình thường, không còn biết thế nào là nhân nghĩa nữa. Ðó có phải là một tội đối với lịch sử hay không?

January 28, 2010 Posted by | Chính trị, Xã hội | Leave a comment

Âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Cộng

Trích Viettalk 24

Âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Cộng

Khẩn gởi Trung Ương ĐCSVN,
Khẩn gởi HĐGMCGVN,
Khẩn gởi CĐNGQGTNCSHN,

Tôi là một người yêu nước VN là nơi tôi đã được sinh ra, được nuôi dưỡng, giáo dục và lớn lên trong hạnh phúc của một gia đình Mẹ Việt và cha là người Minh Hương.
Hiện tôi đang công tác tại Bắc Kinh. Tôi không thể chấp nhận sự gian ác của CS Trung Quốc dối với nhân dân VN, dầu họ là ai, CS hay quốc gia, Phật giáo hay Công giáo….

Tôi chỉ biết làm một điều trả ân nghĩa cho Quê Mẹ Tôi : Xin cấp báo là CS Trung Quốc từ nhiều chục năm nay, cố ra sức, dùng mọi mưu mô ác độc, làm mọi cách để chia rẽ dân tộc VN, họ không phải chia hai, mà chia năm xẻ 10, rồi từ 5 ra 10 lại chia ra 20, 50, 100, làm cho dân tộc VN suy yếu đến tận cùng để thôn tính dần dần theo một kỹ thuật mới toàn diện đất nước VN.

Những âm mưu của họ đại khái đầu tiên là chia xẻ 2 Miền Bắc Nam với 2 thể chế CS và QG. Sau chiến tranh họ xúi CSVN tiêu diệt phe quốc gia như Polpot Cambochia. Nhưng may nhờ việc di tản năm 1954, khiến 2 Miền đều có bà con cật ruột, cha con, mẹ con anh chị em ruột là kẻ thù với nhau nên họ mới nghĩ ra việc cho đi học tập cải tạo để cứu bà con mà thôi. Sau đó họ tìm cách chia rẽ CSVN với NVHN bằng cách nằm vùng trong cả 2 khối một cách tinh vi không ai có thể ngờ được. Trong CĐ NVHN họ lại tìm cách chia xẻ, chia năm xẻ 7, dìm dập giết hại người hiền tài dưới mọi hình thức, tung hô những tay sai của chúng. Trong ĐCSVN chúng nằm vùng để chia rẽ giết hại lẫn nhau, đưa kẻ thân Trung Quốc lên nắm chính quyền để dễ sai bảo, thao túng, tiêu diệt người hiền tài VN. Chúng dùng tiền rộng rãi và chức tước địa vị để sai khiến khắp mọi miền VN chứ không riêng gì Trung Ương đảng.

Hiện nay chúng hối lộ xúi dục quan chức CSVN khắp nơi đánh phá đạo CG cho tan nát, cho người giáo dân tức giận quá sức mà nổi dậy, để cho giáo dân CG và CSVN phải ra tay giết hại lẫn nhau thì chúng nó mới thỏa thích. Vì đó là mục tiêu tối hậu.
Vừa qua rất may là HĐGMCGVN và tòa thánh Vatican đã rất sáng suốt mà nhịn nhục. Nhưng càng nhịn chúng càng dùng tiền mua chuộc cán bộ CSVN địa phương làm tới mà chính CSVN trung ương không thể nào can thiệp dẹp loạn do CS địa phương tạo ra được, vì mở miệng mắc cái quai tham nhũng.

Bên phe cao cấp CG vẫn nhịn nhục, nhưng từ linh mục trở xuống giáo dân thì không hiểu gì cả, lại thêm phe QG hải ngoại đốc xúi vào kêu gọi giáo dân CG trong nước vùng dậy giật sập chế độ CSVN. Nhưng giật sập đâu không thấy, vì không bao giờ giật sập được CSVN, mà phe CG sẽ bị giết hại tan nát, cùng lúc phe chính quyền CSVN cũng sứt mẻ mang tiếng te tua với thế giới. Và đó là lúc cái điều cần thiết để CS Trung Quốc đem quân dẹp hết vừa CSVN vừa CG vừa thành phần dân chủ đối lập để thôn tính VN một cách tàn khốc, sát nhập vào Trung Quốc cấp kỳ. Rồi chúng đã quyết định cho tất cả CSVN và CGVN đi cải tạo nơi những vùng xa xôi Trung Quốc. Di dân Trung Quốc vào VN ngay lập tức.

Tất cả sẽ bị phá tan để xây dựng một tỉnh Trung Quốc thuần túy mới mẻ tân kỳ. Sẽ không còn một dấu tích nào của VN nữa. Đó là đường lối CS TQ đang thi hành, và đã thành công đến 90%…

Xin chính quyền CSVN hãy thống hối tội ác, hãy mở mắt mà giữ gìn đất nước, hãy nhịn nhục mà chủ trương đoàn kết dân tộc.

Xin giáo hội CGVN, nhất là giáo dân CGVN hãy biết khôn ngoan, biết sống theo Lời Chúa để tồn tại, để giúp nước có độc lập tự do, để giúp đất nước tồn tại, dân tộc không bị tiêu diệt.

Xin CĐ NVHN hãy tỉnh thức, hãy bừng dậy, hãy hối lỗi, đừng tự chém giết nhau, chửi bới nhau bất tận như khùng điên mà bỏ quên đất nước nữa. CĐNVHN hãy giúp đất nước VN tồn tại, giúp dân tộc VN không tiêu diệt, hãy biết đoàn kết dân tộc. Đừng ngại bắt tay với CSVN, không can gì đâu, một ngày kia CSVN sẽ thay đổi hết như Ba Lan, Liên Xô… Dù dưới chế độ nào CĐNVTNCSHN cũng phải giữ nước, giữ cho dân tộc tồn tại là trên hết. Chế độ nào rồi sớm muộn cũng qua thôi, đất nước cần tồn vinh.

Xin những vị trí thức yêu nước quốc nội và hải ngoại hãy lên tiếng báo động quần chúng nguy cơ tiêu diệt đất nước, tiêu diệt một dân tộc, giống nòi gần kề một bên hố diệt vong rồi.

Dân Đại Việt thông minh khôn ngoan lẽ nào để cho phải tiêu diệt thảm thương bởi tay loài Đại Hán Mông tàn ác hay sao?

Những điều tôi nói là sự thật, rất thật, vô cùng thật, quí vị đừng coi thường mà bỏ qua. Tôi vì thương Quê Mẹ mà lên tiếng thôi, quí vị không cần biết tôi là ai. Tôi không còn nói nhiều được. Bức thư nầy là một cơ hội độc nhất cho tôi và quí vị mà thôi.

Nữ kỹ sư cơ khí, đảng viên ĐCSTQ
• “Hiện nay chúng” (Tầu cộng) “hối lộ xúi dục quan chức CSVN khắp nơi đánh phá đạo CG cho tan nát, cho người giáo dân tức giận quá sức mà nổi dậy” – Cái sự việc đã và đang xẩy ra là đảng cướp Việt cộng (vgcs) cưỡng hiếp đàn áp tù đầy bóc lột mọi tầng lớp người dân Việt Nam, ngoại trừ những thành viên đang móc nối với vgcs. Từ thằng hồ tặc cho đến những tên đầu trâu mặt ngựa trong bct đảng cướp vgcs hiện nay, bản chất và chủ trương không thay đổi của chúng là phản dân hại nước làm tay sai cho Tầu cộng. Vì thế, nói rằng Tầu cộng xúi dục vgcs là sai. Hơn nữa, DB Cao Quang Ánh nói vụ vgcs xúc phạm Thánh Giá ở Đồng Chiêm là do một giới chức địa phương làm, ý nói trên bảo dưới không nghe, giống như bài viết trên đây nói rằngTầu cộng mua chuộc vgcs và giáo dân làm loạn – hoàn toàn sai! – Đừng quên là trong tổ chức của đảng cướp vgcs, bất cứ một cơ quan lớn nhỏ nào cũng có 2 đứa đứng đầu: 1 đứa là thủ trưởng và đứa kia là ủy viên chính trị – tên thủ trưởng thì công khai còn tên ủy viên chính trị, đứng trong bóng tối nắm thực quyền. Bài viết trên nói rằng “CSVN trung ương không thể nào can thiệp dẹp loạn do CS địa phương tạo ra “ Vậy thử hói việc thằng nguyễn tấn dũng cùng với Đức Tổng Ngô Quang Kiệt đến thị sát Tòa Khâm Sứ Hà Nội rồi sau đó vgcs ủi sạch khu đất và biến nơi đó thành công viên thì cũng do địa phương sao? – Việc các sinh-viên học sinh biểu tình chống Tầu xâm lược và việc tù đầy những “nhà dân chủ” cũng là do viên chức địa phương cả sao??? – Dĩ nhiên trong số những nhà dân chủ bị tù đầy cũng có cả những “nhà dân chủ dỏm”.

• Và ở phần cuối của bài viết “Xin CĐ NVHN hãy tỉnh thức … Đừng ngại bắt tay với CSVN” – Đừng quên là tên ngoại trưởng ung-văn-khiêm dưới triều hồ chí minh – phạm văn đồng đã từng long trọng tuyên bố “giao dất giao biển cho trung quốc giữ hộ thì an toàn hơn là để cho Mỹ-Ngụy chiếm giữ” – và nhất là chính tên cựu trùm công an nguyễn tấn dũng đã ký quyết định cho Tầu cộng đưa hằng ngàn lính giả dạng công nhân (di dân không cần visa) vào chiếm giữ Cao Nguyên Trung Phần cùng các yếu điểm trong yếu của Việt Nam. – Bài viết phải chăng muốn Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia (86 triệu) nên thực thi nghi quyết 36, xóa bỏ lằn ranh quốc-cộng, hòa hợp hòa giải với vgcs để cho các đồng chí trung quốc sát nhập VN vào nước đại hán một cách êm thắm, khỏi phải làm cực lòng các ngài đồng chí kính mến!.

• Tên đại sứ của Tầu cộng ở Hà Nội vừa qua đã ngạo nghễ cảnh cáo người Việt là hãy để vgcs ngoan ngoãn chuyển quyền tất cả tài nguyên lãnh thổ lãnh hải của VN cho Tầu tiếp quản – nếu không hợp tác thì… Do đó vgcs đã điên cuồng tấn công, tù đầy những người dám đứng lên tố giác âm mưu bán nước của vgcs (phiên tòa ngụy tạo xử Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định… Vụ sách nhiễu Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn là những người chủ trương các trang mạng BauxitVietNam…)

• Tuy nhiên bài viết trên cũng đã nói lên một sự thật không thể chối cãi – đó là chủ trương bành trướng hán tộc của Tầu cộng – Chúng đã có sản lính và quân trang quân dụng ở trên lãnh thổ VN – Chúng đã có sẵn người của chúng trong bct đảng cướp vgcs từ trung ương đến địa phương. Tầu cộng được vgcs mời mọc và rước quân lính vào chiếm lãnh thổ lãnh hải VN và sẽ biến VN thành một tỉnh nhỏ của Tầu.

Người Việt Hải Ngoại tuy không sống dưới ách kìm kẹp búa liềm của cộng sản nhưng phải tôn trọng luật pháp của các quốc gia sở tại – chúng tôi không thể dùng vũ lực để chống lại Tầu cộng xâm lược. Nhưng chúng tôi có rất nhiều phương tiện hữu hiệu để bảo vệ Quê Hương Việt Nam. Và để đáp lại thông điệp tối khẩn trên – 86 triệu người Việt sẽ đồng lòng với anlocdia: “đả đến lúc Toàn Dân hảy đứng lên lật đổ chế độ bạo quyền bán nước cho giặc Tàu”

Từ 1945, với gần 70 năm đã quá đủ để 86 triệu Người Dân Việt Nam biết rõ vgcs là bọn phản quốc hại dân. Cố Tổng Thống VNCH đã nói “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gi cộng sản làm” – Cho dù con các kè vgcs có thay hình đổi dạng, thay cờ máu, đổi tên đảng… chúng vẫn vĩnh viễn là một lũ bán nước, phản quốc hại dân. Cố Tổng Thống Nga Boris Yeltsin đã quả quyết rằng không thể sửa đổi được cộng sản mà phải hoàn toàn loại bỏ chúng. Vậy đừng nói chi đến truyện bắt tay với vgcs – chấm hết.

January 27, 2010 Posted by | Quan hệ Trung Cộng và Việt Cộng | 6 Comments

Tự do báo chí hay tự do kiểm soát báo chí

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2010-01-25

Trong bài phát biểu cuối năm vừa qua, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã khen ngợi giới truyền thông báo chí về những hoạt động được xem là hữu hiệu khi loan truyền những tin tức, chính sách của Việt Nam đến với nước ngoài trong đó có các cộng đồng người Việt.

RFA file

Ước mong nhỏ nhoi của họ chỉ muốn nói lên nguyện vọng , ý kiến hầu xây dựng đất nước thanh bình giàu mạnh.RFA file

Trong khi đó thế giới đang hết sức quan tâm đến các hoạt động báo chí đích thực cũng như những phương tiện truyền thông khác trên Internet đang bị nhà cầm quyền kiểm soát ngày một gắt gao hơn. Mặc Lâm có bài viết thu thập ý kiến của các ký giả trong nước cũng như những chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam nhằm tìm hiểu thêm vấn đề.

Một tổng biên tập cho tòan bộ báo chí?

Trong nhiều năm qua chính quyền Việt Nam đã có những thay đổi về mặt kinh tế và kết quả thấy rõ nhất là tăng tưởng GDP ngày một cao hơn. Bên cạnh thành tựu kinh tế được quốc tế thừa nhận là cởi mở Việt Nam cũng nới lỏng việc kiểm duyệt báo chí và trong một thời gian ngắn báo chí Việt nam khởi sắc hẳn lên khi loan truyền những thông tin về chống tham nhũng cũng như các mặt tiêu cực của đời sống chính trị xã hội.

Đấu tranh chống tiêu cực trong các vụ phanh phui tham nhũng, quan liêu của nhà báo là nét mới nổi bật sau đổi mới. Thế nhưng quan liêu, tham nhũng không hề yếu đi mà càng ngày càng mạnh lên. Sau năm 2000, báo chí ngày càng lép vế trước tham nhũng, cho tới khi xảy ra sự kiện hai nhà báo chống tham nhũng bị bắt, bị xử tù thì thế thượng phong của báo chí chống tham nhũng chính thức cáo chung.

Để buộc cỗ xe báo chí đi đúng hướng, có đến bốn cơ quan trách nhiệm trực tiếp đó là Ban Tuyên huấn Đảng, Bộ Thông tin Truyền thông, Cục An ninh Văn hóa Bộ Công an và cuối cùng là cơ quan chủ quản của tờ báo.

Để buộc cỗ xe báo chí đi đúng hướng, có đến bốn cơ quan trách nhiệm trực tiếp đó là Ban Tuyên huấn Đảng, Bộ Thông tin Truyền thông, Cục An ninh Văn hóa Bộ Công an và cuối cùng là cơ quan chủ quản của tờ báo. Minh hoạ cho việc kiểm soát này Bộ trưởng truyền thông Lê Doãn Hợp đã sáng tác một từ rất ấn tượng để miêu tả tình trạng này, đó là từ “lề phải”. Nhà văn Trần Mạnh Hảo nhận định về việc này như sau:

Trần Mạnh Hảo: Ông Nông Đức Mạnh mới nói đây, ổng bảo tăng cường dân chủ tới cơ sở và thông tin hai chiều. Thông tin hai chiều thì phải có nói đi nói lại, phải có phải có trái. Phải có tranh luận, phải có đối lập trong khi ông bộ trưởng Lê Doãn Hợp lại chủ trương lề phải là một chiều. Không cho báo chí liên thông trên con đường phát triển đất nước, mà bắt báo chí đi bộ vì lề phải là lề đường thì phải đi bộ. Đây là hình thức nhốt báo chí lại.

Báo chí lề phải được hiểu rộng rãi là báo chí của nhà nước. Vì là báo công nên nguồn tin cần phải kiểm soát. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ thị cho Việt nam Thông Tấn xã phải phát huy vai trò chủ đạo của mình trong việc thông tin và chia sẻ nguồn tin cho báo chí cả nước. Việc chia sẻ này đi ngược lại vai trò độc lập mà báo chí cần có. Luật sư Trần Lâm, người đã từng có nhiều chục năm giảng dạy tại trường Đảng đã thẳng thắng cho rằng đây là chỉ là hình thức tự do báo chí chứ thực ra mọi việc đều nằm dưới tầm kiểm soát của nhà nước.

Tin tức thì nó phải nhiều chiều nhiều hướng để người ta so sánh rồi có 1chủ đạo về tin tức đưa ra. Trong khi hiện nay tất cả tin tức đều phải lấy từ VNTTX cho nên người ta nói có 700 tờ báo nhưng mà chỉ có một tổng biên tập. Thế thì chỉ cần ra một tờ báo là đủ.

Luật sư Trần Lâm

Trần Lâm: Tin tức thì nó phải nhiều chiều nhiều hướng để người ta so sánh rồi có 1chủ đạo về tin tức đưa ra. Trong khi hiện nay tất cả tin tức đều phải lấy từ VNTTX cho nên người ta nói có 700 tờ báo nhưng mà chỉ có một tổng biên tập. Thế thì chỉ cần ra một tờ báo là đủ.

Cộng đồng mạng cũng lên “lề phải”

Kiểm soát báo chí chưa đủ, nhà nước còn vươn tay đến những trang blog có các bài viết được xem là nhạy cảm. Việc cấm đoán các trang blog này đã dấy lên làn sóng phản đối tuy âm thầm nhưng rất rộng rãi. Người viết blog cảm thấy bị xâm phạm mặc dù họ chỉ viết những điều rất riêng

Trang web bauxite Vietnam bị đánh sập
Trang web bauxite Vietnam bị đánh sập

tư và không dính dáng gì đến sự lo ngại của nhà nước. Nhà văn Trần Mạnh Hảo cho biết ý kiến của ông về việc đàn áp các trang blog hồi gần đây:

Trần Mạnh Hảo: -Ngay trên các blog trong nước thì người ta cũng đã có những bài viết cấm không cho người dân phát biểu ý kiến cũng như gần 700 tờ báo không được phát biểu ý kiến của công dân là vi phạm pháp luật. Đấy là một cách họ cấm đoán không cho tự do báo chí không cho ai phê bình mình. Độc quyền hành động mà không có ai phê phán thì làm sao tiến bộ được?

Kiểm soát báo chí chưa đủ, nhà nước còn vươn tay đến những trang blog có các bài viết được xem là nhạy cảm. Việc cấm đoán các trang blog này đã dấy lên làn sóng phản đối tuy âm thầm nhưng rất rộng rãi. Người viết blog cảm thấy bị xâm phạm mặc dù họ chỉ viết những điều rất riêng tư và không dính dáng gì đến sự lo ngại của nhà nước.

Từ việc quản thúc báo chí dưới hình thức lề phải, nhà nước đã không ngần ngại tấn công sâu hơn vào lãnh vực Internet, nơi có hàng triệu thanh thiếu niên Việt Nam truy cập hàng ngày đã nói lên tính chất quan trọng của tự do ngôn luận có ảnh hưởng thế nào đối với việc bưng bít thông tin. Nhà nước không thể cấm tất cả mọi tờ báo phải viết theo chỉ thị của mình mặc dù chỉ trong năm 2008, báo chí Việt Nam vốn cam chịu dưới chức năng công cụ, đã bị trừng phạt nặng nề vì nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là vì đi ngược lại với chỉ thị lề phải. Có 6 cơ quan báo chí bị cảnh cáo, 252 trường hợp bị khiển trách, 15 nhà báo bị thu thẻ hành nghề, trong đó có 2 Tổng Biên tập, 4 phó Tổng Biên tập, 6 nhà báo bị khởi tố, 2 nhà báo vào tù.

Bức tranh ảm đạm của nền báo chí Việt Nam đang làm dư luận thế giới sửng sốt. So với Trung Quốc, Việt Nam không hề chịu thua kém trên lĩnh vực đàn áp, răn đe kể cả bạo lực cách mạng cũng được mang ra sử dụng. Lịch sử của nền báo chí chuyên chính tuy chưa phải là dài nhưng hệ luỵ của nó vẫn đang đè nặng xuống trái tim biết bao ký giả có lương tâm cùng những ngòi bút hết lòng vì sự nghiệp đất nước.

Trong kỳ tới mời quý vị theo dõi tiếp lịch sử báo chí Việt Nam qua từng thời kỳ cùng với những can thiệp sâu nặng của nhà cầm quyền đã khiến hàng trăm ngòi bút xuất sắc bị bách hại như thế nào. Bài cũng do Mặc Lâm trình bày cùng với nhiều ý kiến của báo giới.

January 26, 2010 Posted by | Việt Cộng và tự do báo chí | Leave a comment

HRW: Việt Nam gia tăng đàn áp dân chủ trước Ðại hội Ðảng

Trích VOA News

Brad Adams
Giám đốc của Human Rights Watch đặc trách vùng Châu Á Brad Adams

Chính phủ Việt Nam gia tăng đàn áp dân chủ trước Đại hội Đảng lần thứ 11. Đó là tố cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) trong thông cáo báo chí đề ngày 21/1, sau khi công bố phúc trình về tình hình nhân quyền thế giới 2010.

Bản phúc trình dày 612 trang nhan đề World Report 2010 là bản đánh giá thừơng niên lần thứ 20 của tổ chức này về tình trạng nhân quyền tại hơn 90 quốc gia và lãnh thổ trên toàn cầu.

Đối với trường hợp Việt Nam, báo cáo của Human Rights Watch lên án rằng trong năm qua, chính phủ Hà Nội đã bắt bớ và giam cầm hàng chục nhà hoạt động dân chủ, các blogger, những người đấu tranh đòi đất đai, và các thành viên của những tổ chức tôn giáo không được cấp giấy phép.

Ông Brad Adams, Giám đốc của Human Rights Watch đặc trách vùng Châu Á, nói rằng nhà nứơc Việt Nam có vẻ kiên quyết thể hiện như một trong những quốc gia đàn áp nhất tại khu vực Châu Á qua cách đối xử với những người chỉ trích ôn hoà.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lo ngại rằng Hà Nội sẽ tăng cường chiến dịch đàn áp những tiếng nói chỉ trích chính phủ trong nỗ lực dập tắt bất kỳ thách thức nào đối với quyền cai trị độc đảng của họ.

Phần báo cáo của Human Rights Watch về Việt Nam nhấn mạnh có hàng trăm nhà hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hoà đang bị cầm tù tại Việt Nam và liệt kê các trường hợp đàn áp nông dân khiếu kiện đất đai ở miền Nam, ngừơi Thượng ở Cao nguyên Trung phần, giáo dân Công giáo trong các vụ tranh chấp đất đai với chính quyền, cũng như tăng sĩ pháp môn Làng Mai của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.

Vẫn theo báo cáo này, năm qua tại Việt Nam có ít nhất 20 trường hợp bị giam cầm là những người bất đồng chính kiến hoặc những nhà hoạt động tôn giáo độc lập vì những lời buộc tội mơ hồ như gây hại đến an ninh quốc gia. Trong đó có 9 nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội và Hải Phòng bị tuyên án hồi tháng 10 về tội tuyên truyền chống phá nhà nứơc.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng đặc biệt lưu ý đến bản án của 4 nhà dân chủ gồm luật sư Lê Công Định, thạc sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long.

Toà Tổng Giám mục Hà Nội lên án vụ chính quyền địa phương hành hung giáo dân tại Đồng Chiêm.

Bản tin của Thông tấn xã Công giáo CNA số ra hôm 22/1 trích dẫn văn thư của Văn phòng Tổng Giám mục Hà Nội lên án vụ đánh đập ông Nguyễn Hữu Vinh ngày 11/1 tại trạm gác công an ở làng Đồng Chiêm và vụ hành hung tu sĩ Nguyễn Văn Tặng hôm 20/1 tại khu vực.

Vẫn theo nguồn tin này, tu sĩ Tặng đã bị công an đánh đập đến mức ông bị bất tỉnh.

Tường trình của linh mục Nguyễn Văn Khải đăng trên website Dongchuacuuthe.net và bản tin của The Straits Times cho biết thầy Antôn Nguyễn Văn Tặng bị một nhóm người chặn đường, cứơp túi xách, rồi xông vào đánh, khi ông đang trên đường dẫn một đoàn linh mục Hà Nội vào thăm Đồng Chiêm lúc 10 h sáng ngày 20/1.

Dân địa phương cho hay họ nhận dạng những ngừơi tấn công là công an ở Hà Nội. Hình ảnh nạn nhân đầm đìa máu được đăng tải trên nhiều trang mạng.

Phát biểu với Ban Việt Ngữ đài VOA, linh mục Nguyễn Văn Hữu thuộc giáo xứ Đồng Chiêm, cho biết: “Người ta yêu cầu tôi ra bảo lãnh. Tôi có ra nói chuyện với các ông ấy. Tôi bảo rằng “Đây là ngừơi quen của tôi, xin các ông cho họ vào.” Thế nhưng họ nói rằng đây là vùng cấm, không ai được vào. Về mức độ thương tích, tôi thấy bảo là đánh bất tỉnh. Ngừơi đi đừơng nói rằng có một toán thanh niên mặc thừơng phục trên xe ô tô nhảy xuống đánh thầy Tặng bị trọng thương, phải đưa về cấp cứu ở trên nhà xứ Nghĩa Ải. Sơ cứu xong họ chở thầy đi bệnh viện Việt Đức luôn.”

Văn thư của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội cũng cho hay Đồng Chiêm bị công an bao vây, bất cứ ai bên ngoài vào đều bị công an ngăn chặn. Toà Tổng Giám mục Hà Nội cũng yêu cầu giáo dân các nơi cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm trong giai đoạn khó khăn này.

Nguồn: Human Rights Watch, AFP

January 25, 2010 Posted by | Việt Cộng đàn áp các nhà dân chủ | Leave a comment

XHCN và khoảng cách giàu nghèo

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2010-01-22

Không chỉ giữa nông thôn và thành thị mới có cách biệt thu nhập giàu nghèo. Ngay tại các đô thị mức tiền lương và thưởng Tết đã thể hiện khoảng cách chênh lệch quá lớn giữa các khu vực kinh tế, giữa các ngành.

AFP PHOTO

Người lao động nghèo tại công trường xây dựng nhà ở cao cấp tại Hà Nội.

Người mua máy bay

Nếu kể mốc thời gian 1986 đến nay, chặng đường đổi mới ở Việt Nam đã được 24 năm. Một phần tư thế kỷ đã đi qua, kể từ khi Đảng Cộng Sản xác định Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng từ đó xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi mà giới nhà báo gọi là ‘thay đổi đến chóng mặt’.

Nền kinh tế thị trường mang lại nhiều cơ hội làm giàu, hình thành các tầng lớp thượng lưu, trung lưu. Điều này có thể chưa thật chuẩn xác theo quan niệm của các chuyên gia kinh tế, nhưng ít ra người ta thấy được bóng dáng của giai cấp mới trên truyền thông báo chí.

Mấy năm liền các nhà báo liệt kê tốp 100 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, chọn lọc hơn nữa tốp 10 người giàu nhất. Chuyện đại gia sắm máy bay riêng, xe ô tô loại cực kỳ đắt giá là những chuyện mà độc giả dễ dàng tìm thấy trên báo chí.

Cũng có người giàu lên không bằng năng lực cũng chẳng nhờ vào thời cơ, mà nhờ vào các mối quan hệ.

Ô. Trần Trọng Thức.

Xã hội Việt Nam trong cơn lốc kinh tế thị trường, người nghèo vẫn nghèo và chiếm đa số. Nhưng đã có nhiều người dư dật, giàu vừa vừa đến rất giàu, của nổi chưa kể của chìm của một số đại gia đã ngót nghét con số tỷ USD mỗi vị.

Trong khi đó, có những số liệu cụ thể cho thấy, nông dân làm ruộng ở làng quê miền Bắc có tổng doanh thu đầu người mỗi năm khoảng 1.300.000 đồng, trừ các chi phí đầu vào thực lãi của mỗi nhân khẩu chỉ còn 500 ngàn đồng, nếu chia đều cho 12 tháng mỗi người chỉ có thu nhập 40 ngàn đồng/ tháng.

Chỉ có thể lý giải là người nông dân đã có rất nhiều nghề phụ lúc nông nhàn, họ làm bất kể việc gì đến tay để sinh tồn. Những sự kiện này chúng tôi tìm thấy trong ‘Thư Nông Dân’của nhà báo Nguyễn Quang Thiều đăng trên Vietnam Net cách đây ít lâu.

Chênh lệch giàu nghèo trong một nền kinh tế thị trường là bình thường,  nhưng cứ đến năm hết Tết đến, câu chuyện tiền lương tiền thưởng và khoảng cách chênh lệch lại làm nóng các trang báo mạng.

Ngày 18/1 VietnamNet trong trang Tuần Việt Nam có bài ‘Phân hóa thu nhập từ nhiều góc nhìn’ của nhà báo Trần Trọng Thức. Nhận định trích từ bài viết được chọn là ‘Phát ngôn ấn tượng nhất’:

Cũng có người giàu lên không bằng năng lực cũng chẳng nhờ vào thời cơ, mà nhờ vào các mối quan hệ. Hầu hết các nước kém phát triển, khi quyền lực liên kết với tư bản trong làm ăn thì phân hóa giàu nghèo càng khó giải quyết.”

Người bán hàng rong ngồi an trưa bên cạnh một cửa hàng bán mỹ phẩm sang trọng tại Sài Gòn. AFP Photo.
Người bán hàng rong ngồi an trưa bên cạnh một cửa hàng bán mỹ phẩm sang trọng tại Sài Gòn. AFP Photo.

Bài viết trên Vietnam Net đưa ra sự chênh lệch tiền thưởng Tết dựa vào thông tin của Vụ Lao Động Tiền Lương thuộc Bộ Lao Động, Thương Binh-Xã Hội, theo đó cá nhân được thưởng Tết cao nhất năm nay là 389 triệu đồng thuộc về một doanh nghiệp FDI của TP HCM.
Trong khi đó mức thưởng Tết cao nhất cho lao động trong khối doanh nghiệp dân doanh tại thành phố này là 185 triệu đồng. Ở khối doanh nghiệp nhà nước, mức thưởng Tết cao nhất gần 100 triệu đồng của một doanh nghiệp ở Khánh Hòa.

Kẻ mua xe đạp

Tác giả ghi nhận, thấp nhất năm nay là ở Nam Định, khối doanh nghiệp FDI có mức thưởng Tết cao nhất là 100.000 đồng/người, thấp nhất là 50.000 đồng/người.

Riêng khối doanh nghiệp dân doanh, mức thưởng cao nhất lên tới 3,2 triệu đồng, nhưng mức thấp nhất lại chỉ có 30.000 đồng/người. Đây cũng là mức thấp nhất trong cả nước.

Từ những số liệu như thế, nhà báo Trần Trọng Thức nhận định rằng: “sự chênh lệch về tiền thưởng Tết năm nay như vừa nói phản ánh một sự phân hóa thu nhập – phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn”. Ông nhắc lại giai đoạn Việt Nam bước vào đổi mới và sự phân hóa giàu nghèo bắt đầu ló dạng.

Theo nhà báo, lúc ấy không ít người cho rằng hễ một người giàu lên thì ắt phải có một người khác nghèo đi. Lối suy nghĩ hẹp hòi khiến  liên tưởng đến hình ảnh một chiếc bánh phải chia đều cho mọi người.

Nhà báo cho rằng, đó là cách suy nghĩ một thời xa xưa mà hậu quả là người ta nhân danh công bằng để chia đều với nhau sự nghèo khó.

Nhà báo nhận định rằng, ngày nay cách suy nghĩ đã khác, chiếc bánh được chia đều không phải là hình ảnh nói lên sự công bằng trong xã hội nữa mà những người tạo ra một giá trị cao hơn có quyền được hưởng phần bánh nhiều hơn để làm ra chiếc bánh lớn hơn hoặc có thêm chiếc bánh khác.

Liệu có phải việc phân chia chiếc bánh lúc nào cũng công bằng không? Chưa hẳn, vì thiếu gì trường hợp khi chiếc bánh to lên thì một số người không làm mà vẫn có ăn.

Ô. Trần Trọng Thức.

Sau khi đưa ra sự thay đổi tư duy, bài báo nhìn nhận tình trạng cách biệt thu nhập giữa người giàu và nghèo là điều đương nhiên có trong một xã hội cho phép sự cạnh tranh.

Nhiều nhà kinh tế học khuyên  đừng quá gay gắt với khoảng cách giàu nghèo mà nên quan tâm nhiều hơn đến việc làm cho chất lượng cuộc sống của mọi người trở nên tốt hơn. và “Nên quan tâm đến phần bánh mà người nghèo nhận được là bao nhiêu, chứ không phải là phần bánh họ nhận được bằng bao nhiêu so với phần bánh mà người giàu nhất có được”.

Xã hội phân hóa

Đọc bài của Trần Trọng Thức người ta thấy sự khéo léo của người viết, phải mất rất nhiều chữ nghĩa trước khi tác giả đụng vào vấn đề cốt lõi:  

“Liệu có phải việc phân chia chiếc bánh lúc nào cũng công bằng không? Chưa hẳn, vì thiếu gì trường hợp khi chiếc bánh to lên thì một số người không làm mà vẫn có ăn thậm chí còn giành phần nhiều nữa.

Đó là người giàu lên nhờ thời cơ, cũng là làm giàu chính đáng, nhưng khi ấy để rút ngắn khoảng cách với người nghèo thì phải cần đến vai trò điều tiết của thuế má, của luật pháp nghiêm minh và đặc biệt là các chính sách an sinh xã hội. Mà về điều này thì hình như Việt Nam đang còn kém.”

Bất công xã hội. AFP Photo.
Bất công xã hội. AFP Photo.

Nhà báo trích dẫn báo cáo gần đây của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) về an sinh xã hội ở Việt Nam.
Theo đó các hộ trong nhóm 20% giàu nhất của Việt Nam nhận được khoảng gần 40% lợi ích an sinh xã hội, trong khi nhóm nghèo nhất chỉ nhận được 7%. Nhóm giàu nhất được hưởng tới 35% trợ cấp giáo dục còn nhóm nghèo nhất chỉ được 15%.

Tác giả nhận định rằng: “ Do Việt Nam chưa làm tốt vấn đề an sinh xã hội cho nên rất cần cảnh báo tình trạng phân hóa này bởi khi sự thiệt thòi quá nhiều nghiêng về  nhóm người nghèo thì rủi ro về mặt xã hội sẽ càng cao.

Trong khi có những người giàu lên không bằng năng lực cũng chẳng nhờ vào thời cơ, mà nhờ vào các mối quan hệ. Hầu hết các nước kém phát triển, khi quyền lực liên kết với tư bản trong làm ăn thì phân hóa giàu nghèo càng khó giải quyết. Về mặt lý thuyết thì quyền lực chính trị là khả năng quyết định ai sẽ nhận được “cái gì” để làm ra được “cái gì” và cho ai được hưởng.”

Đó là một số nhận định trong bài ‘Phân hóa thu nhập từ nhiều góc nhìn’ của nhà báo Trần Trọng Thức do Vietnam Net đưa lên mạng trong chuyên mục Tuần Việt Nam. Mục đọc báo điện tử trong nước hôm nay kết thúc ở đây, Nam Nguyên thân chào quí vị và các bạn.

January 25, 2010 Posted by | Xã hội | Leave a comment

Dư luận dân chúng về vụ án “âm mưu lật đổ chính quyền”

Quỳnh Như, phóng viên RFA
2010-01-20

Đối với đa số người dân trong nước thì mức độ quan tâm đến phiên xử bốn nhân vật đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền Việt Nam hôm nay tại Thành phố Hồ Chí Minh ra sao? Quỳnh Như tổng hợp và tường trình.

RFA Photo from YouTube

Hội đồng xét xử tại phiên tòa xử các nhà tranh đấu.

Dư luận trong nước về phiên tòa xét xử các nhà hoạt động dân chủ cũng có nhiều ý kiến khác nhau.

Quan tâm theo dõi

Khi được hỏi về phiên tòa này bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết ý kiến như sau:

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Theo mình được biết thì ngày hôm nay có rất là nhiều người quan tâm về vụ xử, họ đi đến phiên tòa, nơi xử, nơi diễn ra phiên tòa đó, để bày tỏ tình cảm, sự yêu mến đối với những người như anh Định, anh Trung, anh Thức.

Cũng giống như những phiên tòa xét xử những người tranh đấu vì dân chủ và yêu nước khác thôi, thì động thái của báo chí trong nước đối với phiên tòa này rất là im ắng.

Cách đây khoảng một hai ngày thì họ chỉ nhắc sơ về phiên tòa thôi, chủ yếu nhắc cho người ta nhớ là những người này phạm tội lật đổ chính quyền, chớ còn nói chính xác về phiên tòa thì báo chí không có tin tức hoặc thông tin gì. Mọi người ở trong nước có được thông tin là tòan bộ đều lấy từ trên blog hoặc là lấy trên mạng xuống.

Rất là nhiều người quan tâm về vụ xử, họ đi đến phiên tòa, nơi xử, nơi diễn ra phiên tòa đó, để bày tỏ tình cảm, sự yêu mến đối với những người như anh Định, anh Trung, anh Thức.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Theo mình được biết thì 4 người lần đầu tiên bị bắt vì vi phạm Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự chớ không phải là Điều 79, sau họ chuyển từ Điều 88 sang Điều 79 là một điều khó hiểu đối với những người theo dõi tin tức.

Tại vì theo cá nhân mình nghĩ nếu mà để ở Điều 88 có khi nhà nước Việt Nam khó trở tay với giới bảo vệ nhân quyền, chính vì bản thân Điều 88 đã bị cả thế giới lên án rồi, cho nên một phiên tòa chuyển từ Điều 88 sang Điều 79 tức là họ muốn dùng điều luật này để kết tội những người này mà thế giới không thể can thiệp được.

Lê Công Định tại tòa. RFA Photo from YouTube.
Lê Công Định tại tòa. RFA Photo from YouTube.

Rất tiếc là những việc mà họ công bố anh Định, anh Trung, anh Thức làm thì mình nhìn thấy rõ là những người này không có nắm trong tay quân đội, không nắm trong tay chính quyền thì nói là họ hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân thì bằng cái gì? Bằng những bài viết, bằng tiếng nói của mình thì làm sao lật đổ chính quyền được?

Còn anh Nguyễn Trọng Khang thì trả lời một cách dè đặt như sau:

Anh Nguyễn Trọng Khang: Nói chung thì báo chí đưa lên thì người ta cũng có đọc chị à, tại vì nó là chính trị mà cho nên người ta cũng nói sơ sơ, nói chuyện nói qua nói lại thôi, chớ không có gì, không có làm lớn hay rùm beng lên thì cũng không có tốt.

Cũng tùy người, có người thì người ta nói “Ừ, nếu mấy ông tốt thì làm sao có mấy người người ta nghĩ tới chuyện lật đổ chế độ?”

Ý kiến khác

Nhưng cũng có người trẻ như chị Phạm Thị Yến không quan tâm mấy đến vấn đề chính trị.

Chị Phạm Thị Yến: Nói chúng thì em cũng biết vấn đề đó nhưng mà em không có quan tâm, em không có đọc nhiều. Nói chung thì em cũng lên mạng, cũng đọc thông tin vậy thôi.

Cũng tùy người, có người thì người ta nói “Ừ, nếu mấy ông tốt thì làm sao có mấy người người ta nghĩ tới chuyện lật đổ chế độ?”

Ô.Nguyễn Trọng Khang.

Bác Phạm Ngọc, một giáo viên về hưu thì cho biết:

Bác Phạm Ngọc: Khái quát nó vậy nè, người dân Việt Nam hiện giờ họ lo làm ăn để kiếm tiền và cái quan trọng nhứt là họ phải đối phó với đủ thứ về vấn đề kinh tế, khủng hoảng kinh tế, rồi đủ thứ, cho nên họ không còn thì giờ để quan tâm nữa.

Còn người nông dân thì họ cũng đâu có coi báo chí gì mà họ quan tâm, mà người thành thị họ quan tâm tới kinh tế, cho con cái đi học, cho đời sống sung túc. Họ không có quan tâm tới chính trị nữa đâu.

Cho nên chuyện Lê Công Định đó thì ở khía cạnh nào đó thì mỗi người có một lý tưởng. Nhưng mà họ nói mấy chuyện đó, cô biết sao không, giống như châu chấu đá xe, làm được cái gì! Chính quyền bây giờ khó lắm, họ cho tự do các thứ, nhưng mà không được đụng chạm tới chính trị.

Đối với nhiều người dân tại Việt Nam thì vấn đề chính trị luôn là vấn đề hết sức nhạy cảm.

Trong rất nhiều trường hợp, dù biết chuyện, nhưng người dân bình thường vẫn tránh né, không nói lên quan điểm của họ trước nỗi lo, sợ bị qui chụp vào những tội danh có thể đưa họ vào vòng lao lý.

January 21, 2010 Posted by | Toà án Việt Cộng | Leave a comment

Tưởng niệm Anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2010-01-20

Để tưởng nhớ những chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến với Trung Quốc năm 1974, hàng trăm người đã tham dự buổi lễ Tưởng niệm Anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa tại Houston vào chiều 17 tháng 1, đánh dấu 36 năm Trung Quốc xâm chiếm đất biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

RFA Photo

Tưởng niệm các tử sĩ Hoàng sa

Tưởng nhớ và biết ơn

Dưới làn khói hương nghi ngút với tiếng chiêng trống cổ truyền, hàng trăm người ngậm ngùi tưởng nhớ đến 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì tổ quốc tại hải đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng Giêng năm 1974, khi tên họ được xướng đọc:

“74 anh hùng tử sĩ Hoàng Sa, những người con yêu của tổ quốc, những người lính biển đã ra đi và không bao giờ trở lại. Người thì ở lại Hoàng Sa cùng với hộ tống hạm HQ-10 để làm chứng tích cho chủ quyền của đất nước trên vùng lãnh hải này.

Người thì trôi dạt trên biển cả, tất cả đã chìm sâu trong lòng của biển mẹ Việt Nam… Hải quân thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng hộ tống hạm HQ-10, tử trận tại Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974…”

Mặc dù thế lực của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa lúc ấy rất yếu so với hải quân Trung quốc, nhưng với sự can đảm và lòng yêu tổ quốc, những chiến sĩ ViệtNam đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Ô. Nguyễn Ngọc Giang

Trong phần phát biểu của minh, cựu thiếu tá Hải quân Nguyễn Ngọc Giang, người đã tham dự cuộc hải chiến Hoàng Sa nói rằng, mặc dù thế lực của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa lúc ấy rất yếu so với hải quân Trung quốc, nhưng với sự can đảm và lòng yêu tổ quốc, những chiến sĩ ViệtNam đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và đã gây không ít thiệt hại cho Trung Quốc:

“… khi các chiến sĩ biệt hải và người nhái đổ bộ lên, mặc dù đối diện với một lực lượng quá đông nhưng các anh em đã không chùn bước.

Kết quả trận chiến là phía ta có một chiến hạm bị chìm, đó là HQ-10. Ba chiến hạm bị hư hại, 74 chiến sĩ hy sinh, 28 quân nhân bị thương, 48 quân nhân bị TQ bắt giữ, trong số đó có cả bộ binh, địa phương quân và hải quân.

Về phía Trung cộng, có 2 chiến hạm bị bắn chìm, 2 chiến hạm bị hư hại nặng. Số quân nhân TC bị tử thương gồm có 4 hạm trưởng, thì có 3 đại tá, 1 trung tá và tư lệnh mặt trận, tức là tư lệnh phó hạm đội Nam Hải cùng toàn bộ tham mưu của ông đều bị tử thương, gồm có 1 đô đốc, 4 đại tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá và 7 sĩ quan cấp úy. Và 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến thì hoặc là bị chìm hoặc bị phá hủy sau đó”

Cần hành động

Trong số hàng trăm người tham dự, có cựu thiếu tá Đặng Nhân Khang của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa,  ông đã xúc động khi nhắc lại cuộc chiến đấu anh dũng của những chiến sĩ đã vị quốc vong thân trong cuộc hải chiến nầy. Và ông nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam ngày nay cần hành động mạnh hơn để bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, chứ không thể chỉ lên tiếng phản đối lấy có như người phát ngôn Nguyễn Phương Nga của Việt Nam đã chỉ nói rằng “Trung quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và gây căng thẳng làm phức tạp thêm tình hình biển Đông” mà thôi:

Trong nước và hải ngoại nên có tin tức về cuộc chiến Hoàng Sa, như  những tài liệu của chương trình hôm nay cho giới trẻ biết nhiều thêm để cùng nhau giữ mảnh đất mà cha anh đã đổ biết bao xương máu …

Cô Hiền Nguyễn

“Sự thực thì nhà nước Việt Nam chỉ làm lấy lệ thôi. Chứ đúng ra thì họ phải dựa vào công pháp quốc tế và họ phải đưa ra những văn bản, những lời nói hay những qui ước để phản kháng thì mới đủ. Chúng tôi, đồng bào hải ngoại cũng sẽ tiếp tay…”

Có rất nhiều người trẻ tham dự, trong đó có cô Hiền Nguyễn, mà thân sinh của cô là một cựu sĩ quan hải quân VNCH, cô cũng đồng  ý với ông Khang và cô nói rằng giới trẻ như cô cần phải biết về cuộc chiến Hoàng Sa để cùng nhau gìn giữ đất nước:

“Bà (Nguyễn Phương Nga) phản đối thì em không biết có thực sự mạnh mẽ hay là có áp lực gì không bởi vì chống đối để lấy lệ hay sao đó, tại vì hiện giờ Trung quốc vẫn ngang nhiên nói đó sẽ là nơi du lịch sau này của họ.

Thành ra em nghĩ, trong nước và hải ngoại nên có tin tức về cuộc chiến Hoàng Sa, như  những tài liệu của chương trình hôm nay cho giới trẻ biết nhiều thêm để cùng nhau giữ mảnh đất mà cha anh đã đổ biết bao xương máu …”

36 năm đã trôi qua nhưng tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vẫn luôn được nhắc đến mỗi khi tháng Giêng về, nhất là những năm gần đây, khi Trung Quốc đang có kế hoặch phát triển du lịch tại đảo Tây Sa, là quần đảo mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa.

Và trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 cũng được người Việt hải ngoại kể cho nhau nghe như là một trận Bạch Đằng Giang của thế kỷ 20.

“Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974 đã đi vào lịch sử. Việc thành hay bại, hơn hay thua không còn được đặt nặng, song nhu cầu tìm hiểu sự thật để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ quê cha đất tổ. Những mong sự hy sinh cao cả của những anh hùng này được vun đúc lòng yêu đất nước Việt Nam và tinh thần chống ngoại xâm của các thế hệ hôm nay và mai sau”

January 21, 2010 Posted by | Anh hùng tử sĩ Hoàng Sa | 1 Comment

Gọi lại tên chế độ côn đồ

Trích NguoiViet Online

Ngô Nhân Dụng

Sau bài “Chế Ðộ Côn Ðồ” trên báo Người Việt đầu tuần này, một số độc giả đã góp ý kiến. Người viết bao giờ cũng cảm ơn quý vị đã đọc báo, đặc biệt là biết ơn quý vị đã bỏ công viết mấy lời bày tỏ ý kiến.

Trong số các bức thư phản hồi về bài này, chúng tôi xin trích đăng lại một bức thư sau đây, vì thấy có nhiều ngộ nhận cần bàn lại. Những ngộ nhận này không phải chỉ hiểu lầm riêng về bài “Chế Ðộ Côn Ðồ” mà liên hệ tới nhiều vấn đề khác, rất đáng làm cho rõ ràng, sáng tỏ hơn.

Lá thư của một độc giả ký tên Thanh, ngày 12 Tháng Giêng, năm 2010, viết như sau: “Tôi không hiểu sao lại có bài viết quá hằn học như thế này, nơi tôi ở có nhiều tôn giáo sinh sống trong đó có cả người Công Giáo, họ sống hòa thuận, vui vẻ và đi cầu nguyện theo ý mình mà không có bất kỳ một xem xét nào của chính quyền địa phương. Tôi dám khẳng định những nơi tôi đã đi thì tự do tôn giáo thật tốt đẹp như địa phận Hải Phòng, Ðức Cha Thiên quản, các giáo xứ đều thấy vô cùng thỏa mái bày tỏ ý nguyện của mình trong nhà chung và trò chuyện với các linh mục, không hề thấy có chuyện nào bị ngăn cản mà chỉ thấy mình cần làm tốt hơn các việc xã hội để mọi người cùng chung sống vui vẻ và hạnh phúc. Như nhận thức của tôi người viết bài viết “Chế Ðộ Côn Ðồ” không phải vì tôn giáo mà vì mục tiêu chính trị nằm trong các tôn giáo, như vậy thì chẳng nên chút nào vì tuyệt đại da số người dân trong đó có người dân các tôn giáo khác nhau đã đổ máu để xây dựng nên chế độ này và đang được hưởng thành quả tốt đẹp của nó, không thể vì một vài khúc mắc nhỏ lại được nêu lên như một sự kiện chính trị để lật đổ xã hội và là kẻ làm nô lệ cho kẻ khác thống trị được. Mong tác giả bình tĩnh và kiềm chế tư tưởng trước khi viết bài tương tự.” Ký tên: Thanh.

Người viết rất kính trọng quyền phát biểu với thiện chí. Ðáng lẽ có thể viết thư riêng để trả lời nhưng chúng tôi e ngại rằng nhiều vị có thể cũng chia sẻ những ý kiến trên dù không nói ra, cho nên xin giãi bày chung ở đây để tránh những hiểu lầm có hại chung.

Ðiều đầu tiên nên bàn cho rõ là vấn đề tự do tôn giáo. Tác giả bức thư cho biết ông đã trông thấy những giáo dân đi lễ không bị ngăn cản, họ bày tỏ ý kiến thoải mái, từ đó ông kết luận rằng, “Tôi khẳng định những nơi tôi đã đi thì tự do tôn giáo thật tốt đẹp.”

Ðây là lối suy luận theo phương pháp quy nạp, nghe có vẻ hợp lý nhưng không đúng tinh thần khoa học. Bởi vì tự do không có nghĩa là người ta được phép làm cái gì, mà là có ai bị ngăn trở, bị cấm đoán hay không (Isaiah Berlin đã bàn trong bài “Hai khái niệm về tự do” – Two Concepts of Liberty, năm 1958). Dù chỉ một người bị cấm đoán, mất tự do vì bị cưỡng chế, thì xã hội không có tự do.

Thí dụ, chúng ta biết các nhà văn ở Việt Nam không được tự do. Người ta có thể đưa bạn tới các tiệm sách, chỉ cho thấy hàng ngàn cuốn sách vẫn được bày bán, cả nước có 600 tờ báo, để chứng tỏ rằng nước Việt Nam có tự do phát biểu, tự do sáng tác. Nhưng hỏi nhà văn Bùi Ngọc Tấn thì biết, tiểu thuyết của ông in ra là bị thu hồi, sau đó muốn xuất bản phải sửa bản thảo theo yêu cầu của nhà nước. Sách của Dương Thu Hương có được xuất bản tự do ở Việt Nam hay không? Lại hỏi các nhà báo trong nước đang làm việc, xem khi viết thì họ phải nghe những mệnh lệnh của ai, những điều gì bị cấm không được nhắc tới. Chỉ kể vài thí dụ đó thôi, tự nhiên, ai cũng hiểu là các người viết văn, viết báo ở nước ta không có tự do.

Muốn biết tôn giáo ở nước ta có được tự do hay không thì không nên căn cứ vào những buổi lễ có hàng chục ngàn người tham dự. Nó cũng giống hàng ngàn cuốn sách, hàng trăm tờ báo đang được bày bán. Phải hỏi Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ có được tự do đi thăm các ngôi chùa thuộc giáo hội của ngài hay không? Hãy hỏi các tăng ni Tu viện Bát Nhã, xem họ có được tự do tu học với nhau hay không? Tại sao họ bị cấm cản, xua đuổi để lâm vào cảnh tan đàn sẻ nghé?

Còn một vấn đề quan trọng nữa, là lời khẳng định của vị độc giả trên lại thiếu tính chất khoa học. Cần biết cách suy luận khoa học như thế nào, thì chúng ta hiểu tại sao lời khẳng định trên là một thứ sai lầm rất dễ mắc phải, cần phải tránh. Ðây là một vấn đề triết lý về công việc nghiên cứu khoa học, nhưng không có gì khó hiểu cả. Ðầu thế kỷ 20, Karl Popper đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn bản chất những khám phá của họ, gọi là những “hiểu biết khoa học.” Một câu nói, một lời phát biểu, một mệnh đề, chỉ được coi thuộc phạm vi kiến thức khoa học khi nó có thể bị phủ nhận, có cách để chứng minh là nó sai; chứ không phải vì nó có thể được chứng minh bằng cách quan sát cho thấy nó đúng. Vì những hiện tượng chúng ta có thể quan sát được, những thứ gọi là sự thật khách quan thì vô vàn. Và cũng có vô vàn cách giải thích các hiện tượng đó, ai cũng có thể tìm ra một cách giải thích.

Cho nên một ý kiến chỉ được coi là khoa học khi nào nó có thể dùng thực nghiệm để phản bác, chứ không phải để chứng minh. Khi nào tìm cách phản bác một giả thuyết bằng thực nghiệm mà không bác bỏ được, thì tạm coi đó là một hiểu biết khoa học – cho đến khi có phương pháp quan sát kỹ hơn để thấy nó sai. Bản chất của khoa học rất khiêm tốn như vậy.

Thí dụ, một người tuyên bố rằng, “vì con cóc kêu nên trời mưa.” Nhiều người quan sát thấy quả nhiên khi cóc kêu thì trời mưa thật, chuyện xảy ra rất nhiều lần. Ý kiến đó có thể gọi là khoa học hay chăng? Muốn biết, phải tìm xem có khi nào cóc kêu mà trời không mưa hay không, hoặc trời mưa dù không thấy cóc kêu hay không. Nếu không bao giờ thấy cả, thì lý thuyết Con Cóc là Cậu Ông Trời là một lý thuyết khoa học. Những người quen suy luận một cách khoa học thì không tin rằng vì cóc kêu nên trời mưa, vì đã chứng kiến những lần hai hiện tượng đó không đi đôi với nhau. Lối suy nghĩ khoa học như vậy giúp chúng ta không suy luận hồ đồ.

Vị độc giả viết bức thư trên đây chỉ trích rằng “người viết bài viết ‘Chế độ côn đồ’ không phải vì tôn giáo mà vì mục tiêu chính trị nằm trong các tôn giáo.”

Khi bàn về các quyền tự do thì chúng ta chắc chắn bàn về chính trị, không bàn chuyện tôn giáo nữa. Vì tự do, dù trong phạm vi nào cũng là một quyền chính trị. Tự do tôn giáo chỉ được thực hiện khi người dân không bị cấm đoán thi hành những quyền tự do khác. Tại sao giáo dân ở Tam Tòa mất tự do tôn giáo? Vì họ mất quyền tự do sử dụng một mảnh đất vẫn thuộc về chủ quyền của nhà thờ từ bao nhiêu đời trước và chưa bao giờ bị trưng dụng hợp pháp. Tại sao các tăng ni Bát Nhã bị mất quyền tự do tôn giáo? Vì họ không có quyền tự do hội họp để sống như một tăng đoàn (sangha), vì họ không có quyền tự do cư trú; Thầy Thái Thuận đã chấp thuận cho họ được ở trong chùa Phước Huệ rồi nhưng bị áp lực phải để họ ra đi. (Xin đừng cãi rằng chính quyền không hề có áp lực. Ðó là lối nói dối trá không ai tin; ở đây mình đang nói chuyện giữa những người đứng đắn; không thể nói chuyện với quý vị côn đồ được vì họ không theo những quy tắc đạo lý giống mình. Ai muốn tin những lời dối trá thì xin đi chỗ khác, chúng tôi xin cảm ơn).

Bây giờ đến lời ca ngợi, “tuyệt đại da số người dân trong đó có người dân các tôn giáo khác nhau đã đổ máu để xây dựng nên chế độ này và đang được hưởng thành quả tốt đẹp của nó.” Chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng rất nhiều người Việt Nam thuộc đủ các tôn giáo đã đổ máu để xây dựng nên chế độ hiện đang cai trị dân ta. Họ đổ máu chỉ vì lòng yêu nước, không ai chối cãi được. Họ đã bị lừa dối thế nào, chúng ta không bàn ở đây. Nhưng chính vì đã đổ máu, họ có quyền đòi hỏi chế độ đó phải tôn trọng các quyền tự do của các công dân, như ở các nước văn minh người dân vẫn được hưởng. Nhiều đảng viên cộng sản cũng đã nói thẳng rằng họ không ngờ đã xây dựng chế độ hiện nay; họ phải nói ra vì không muốn chia sẻ trách nhiệm về những tội ác của chế độ đó.

Và chúng ta cũng không biết những “thành quả tốt đẹp” nên kể là những thành quả nào? Nhưng chắc chắn việc đập phá cây thánh giá ở trên ngọn đồi có mồ mả chôn cất là một “thành quả” mà người dân không chấp nhận, dù thuộc bất cứ tôn giáo nào.

Bây giờ đến lời kết tội, “không thể vì một vài khúc mắc nhỏ lại được nêu lên như một sự kiện chính trị để lật đổ xã hội và là kẻ làm nô lệ cho kẻ khác thống trị được.” Khi một chính quyền mang súng ống, lựu đạn cay tới đàn áp, thuê du côn đến đánh đập dân chúng, từ các giáo dân ở Thái Hà, Ðồng Chiêm, tới các tăng ni ở Bát Nhã, thì những người có lương tâm trông thấy cảnh đó có thể nào giữ im lặng được hay không? Lên tiếng phản đối như vậy có nhất thiết là muốn “lật đổ xã hội” hay không? Người ta muốn chế độ phải thay đổi, trả các quyền tự do căn bản cho dân, thì đó là xây dựng cho xã hội tốt hơn, chứ sao lại coi là “lật đổ xã hội?” Tại sao cứ có người mở miệng phê bình những cái xấu, cái ác của chế độ thì vu cho người ta là muốn nước Việt Nam “làm nô lệ cho kẻ khác thống trị”?

Ðó là những lối nói “cả vú lấp miệng em” quen thuộc từ thời Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, một thói xấu đã bị cụ Phan Khôi bác bỏ và chế nhạo ngay từ thời 1956. Hễ ai phê bình cái xấu, cái ác, cái sai lầm của chế độ cộng sản độc tài thì lập tức bọn lãnh tụ này ra lệnh đám văn nô tố cáo người ta là “Việt gian, phản động, tay sai đế quốc,” vân vân. Thời Hồ Chí Minh như vậy, thời Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng bây giờ vẫn còn, nghệ thuật gian dối, kỹ thuật đàn áp có vẻ còn tinh vi hơn.

Bài này là mấy ý kiến để đáp lại một bức thư, vì người viết thư nhân danh một người sống ở Việt Nam. Tôi mong rằng nếu đồng bào trong nước còn ai nghĩ giống như ông ta thì đây là một dịp để giải thích rõ ràng. Bức thư trên kết tội người viết là “quá hằn học” khi viết bài “Chế Ðộ Côn Ðồ.” Nếu trong khi biện luận chúng tôi đã để cho người đọc cảm thấy có lời lẽ “hằn học” thì chúng tôi xin quý vị tha lỗi. Khi nghĩ đến cảnh người ta đập phá một cây thánh giá, chúng tôi không theo đạo Chúa nhưng cũng cảm thấy rất đau. Chúa thì không sợ đau đớn. Ðau đớn cho nền đạo lý của nước Việt Nam mình.

Nhưng một chế độ chuyên sử dụng các thủ đoạn côn đồ đối với các nhà tu và các tín đồ tôn giáo thì cuối cùng phải gọi nó là cái gì nếu không phải là Chế Ðộ Côn Ðồ? Nếu hai chữ “Côn Ðồ” có vẻ hằn học quá thì xin sửa lại, chỉ gọi nó bằng tên thật thôi. Gọi là Chế độ Hồ Chí Minh? Hay là chế độ Nông Ðức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng cũng đủ rồi?

January 20, 2010 Posted by | Bài báo hay, Bình luận | Leave a comment

Đàn áp không phải là Công lý

Việt Long, phóng viên RFA
2010-01-19

Ngày 20 và 21 tháng 1 năm 2010, chính quyền VN sẽ xét xử nhiều nhà tranh đấu vì nhân quyền như LS Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa… Luật sư Trần Thanh Hiệp đưa ra nhận định trước các phiên tòa.

Photo courtesy nguyendangtrungblog

Luật sư Lê Công Định.

Tòa án nhân Hà Nội vừa mới xử lại và giữ nguyên bản án sơ thẩm phạt 4 năm tù giam, kỹ sư Phạm Văn Trội, 3 năm tù giam đối với nhà văn Trần Đức Thạch và nhà giáo Vũ Hùng về tội tuyên truyền chống Nhà nước.

Ngày 20-01-2010 tòa án nhân dân cấp sơ thẩm thành phố Sài Gòn sẽ xử vụ các nhận vật trí thức trong đó có Luật sư Lê Công Định, kỹ sư Nguyễn Tiến Trung bị truy tố về tội âm mưu lật đổ chính quyền.

Và ngày 21-01-2010 tòa án nhân dân Hải Phòng cũng mở phiên xử phúc thẩm để xử lại vụ 6 nhân vật khác về tội tuyên truyền chống Nhà nước, trong đó nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị coi là chủ mưu, được yêu cầu cho biết nhận xét của ông về những phiên xử hàng loạt nói trên.

Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris, nói rằng ông rất quan tâm trước bước leo thang đàn áp rất đáng quan ngại hiện nay của bộ máy cầm quyền Hà Nội.

Sau đây xin mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi giữa Việt Long của đài Á Châu Tự Do và Luật sư Hiệp.

Leo thang đàn áp

Cơ quan điều tra khởi đầu đã làm tình làm tội để ép buộc các bị can nhận tội trước báo chí là đã phạm vào điều 88 Bô luật hình sự. Nhưng phút chót các cơ quan này lại đổi tội danh.

LS Trần Thanh Hiệp.

Việt Long: Trong những phiên xử tại Việt Nam như vừa được trình bày, có lẽ công luận đang chờ theo dõi diễn tiến vụ xử 4 nhân vật được quốc tế biết đến nhiều, mà hồ sơ tội trạng đã được thiết lập chiếu điều 79 Bộ luật hình sự xử lý tội âm mưu lật đổ chính quyền. Cảm tưởng của luật sư ra sao về các mặt nhân quyền, công lý ở Việt Nam trước những phiên xử dồn dập như vậy?

LS Trần Thanh Hiệp: Quang cảnh náo nhiệt trong sinh hoạt tư pháp vừa được nêu lên đó mang nhiều ý nghĩa vừa đã rất rõ vừa lại chưa rõ. Theo tôi, có một điều đã rất rõ đó là tình trạng căng thẳng này trong xã hội bắt nguồn từ sự chống đối đường lối cai trị của nhà cầm quyền ngày càng gia tăng và càng tỏ ra không còn là việc nhỏ nữa, không thể bỏ qua hay giải quyết bằng biện pháp hành chánh được mà phải nhờ đến tòa án. Nếu luật pháp mà tốt nghĩa là thuận lòng người và tòa án là trọng tài vô tư thì mức độ căng thẳng sẽ sút giảm vì công lý được thực hiện.

Nhưng việc tòa phúc thẩm Hà Nội trong vụ Phạm Văn Trội-Trần Đức Thạch vẫn giữ nguyên những mức hình phạt của tòa dưới mặc dù các đương sự đã kháng cáo cho thấy là công lý vẫn chưa xuất hiện. Tất nhiên còn phải đợi thêm kết quả của hai vụ sắp xử thì mới rút ra được những kết luận đầy đủ. Vậy trong khi chờ đợi thì tôi có thể nói rằng công lý vẫn ở đằng trước và cho đến phiên xử vừa qua của tòa phúc thẩm Hà Nội thì cuộc đàn áp đối lập ở Việt Nam vẫn tiếp tục qua những bước leo thang mới.

Nguyễn Tiến Trung.Photo courtesy nguyentientrungblog.
Nguyễn Tiến Trung.Photo courtesy nguyentientrungblog.

Việt Long: Tòa trên chỉ y án tòa dưới thì luật sư cũng cho là leo thang sao?

LS Trần Thanh Hiệp: Tuy tôi đã thận trọng để nói rằng có những bước leo thang đàn áp mới nhưng thật ra cũng đã có leo thang trong vụ án Phạm Văn Trội-Trần Đức Thạch. Tòa phúc thẩm không leo lên một bậc mới nhưng đã đứng ở bậc cũ mà tòa dưới đã leo, tức là tòa này đã bướcthêm một bước leo thang đàn áp đối với những người dân hoạt động dân chủ ôn hòa. Tôi sẽ xin bàn sau nếu có cơ hội, về vụ án Nguyễn Xuân Nghĩa sắp xử trong những ngày tới.

Nhưng trong vụ Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Hùynh Duy Thức tuy chưa xử nhưng đã có leo thang đàn áp rồi. Cơ quan điều tra khởi đầu đã làm tình làm tội để ép buộc các bị can nhận tội trước báo chí là đã phạm vào điều 88 Bô luật hình sự.

Nhưng phút chót các cơ quan này lại đổi tội danh từ nhẹ là tội tuyên truyền chống Nhà nước sang tội nặng hơn là âm mưu lật đổ chính quyền mà hình phạt tối đa là tử hình. Đổi mà không giải thích được, như mọi người đã thấy trong phiên xử ông Trần Anh Kim, vì sao đã phải đổi tội như thế. Vậy thì chỉ còn là vì muốn leo thang mượn điều 79 này để hù dọa mà khủng bố dân.

Ngoài ra lại còn bao vây bao chí cấm không cho những cơ quan truyền thông đại chúng được sử dụng các dụng cụ truyền thanh, truyền hình để theo dõi và tường thuật phiên xử. Rõ ràng la một bước leo thang để hòng lên tới đỉnh cao thời toàn trị Xit TaLin, Mao Trạch Đông v.v…

Âm mưu lật đổ chính quyền?

Việt Long: Liệu Nhà nước Việt Nam có thể nói rằng vì điều 79 liên quan tới một tội phạm rất nghiêm trọng nên cần phải xử kín không?

Trên nguyên tắc thì tòa án có quyền lấy quyết định xử kín, nhưng một khi đã cho công chúng tham dự thì tình trạng nửa kín nửa hở là điều không biện minh được.

LS Trần Thanh Hiệp.

LS Trần Thanh Hiệp: Trên nguyên tắc thì tòa án có quyền lấy quyết định xử kín, nhưng một khi đã cho công chúng tham dự thì tình trạng nửa kín nửa hở là điều không biện minh được. Nhưng leo thang không phải chỉ vì cách xử nửa kín nửa hở này mà là vì ngay chính điều 79 Bộ luật hình sự. Tôi cần đi sâu một chút về luật học để nói cho rõ về điều khoản này.

Việt Long: Mời luật sư nêu ý kiến.

LS Trần Thanh Hiệp: Đúng là ở trong các bộ luật hình sự của hầu hết quốc gia trên thế giới đều có ghi tội danh âm mưu lật đổ chính quyền. Nhưng để xét xử thông qua tội danh ấy thì phải căn cứ vào nội dung của nó chứ không thể chỉ dựa vào danh xưng mà thôi.

Và ở trong nội dung này phải định nghĩa thế nào là “âm mưu”, là “lật đổ”, là “chính quyền”. Chứ không phải bất cứ một hành vi nào hoặc là ý nghĩ, quan điểm hoặc là tinh cảm không ưa hay ngay cả muốn thay đổi chính quyền tại chức cũng có thể bị ghép vao tội âm mưu lật đổ chính quyền được.

Luật sư Trần Thanh Hiệp.
Luật sư Trần Thanh Hiệp.

Nói chung các bộ luật ấy đều xác định rằng chỉ là âm mưu lật đổ chính quyền những hành vi nào mang tính bạo lực trực tiếp xâm phạm đến lãnh thổ, an ninh đối nội, đối ngoại, đến sự tồn vong của chính thể, của chế độ thì mới có thể coi là âm mưu lật đổ chính quyền.
Bộ luật hình sự đương hành ở Việt Nam trái lại nơi điều 79 cực kỳ mơ hồ về cách định nghĩa tội danh lật đổ chính quyền. Vì chỉ thấy nói rằng: ”Người nào hoạt động hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thì bị phạt như sau….”, tuyệt nhiên không xác định thế nào là lật đổ chẳng lẽ một đề nghị bằng lời phát biểu hay bằng bài viêt thay đổi để chế độ xấu trở thành tốt cũng bị coi là lật đổ chính quyền hay sao?

Việt Long: Dù coi đó là một điều khoản mơ hồ chăng nữa thì luật sư căn cứ vào đâu để khẳng định rằng tự bản thân sự mơ hồ đó là một bước leo thang?

LS Trần Thanh Hiệp: Bộ luật hình sự năm 2000 hiện đang áp dụng dưới chế độ đương hành ở Việt Nam là một kiến trúc hính luật thoát thai từ bộ luật hình sự năm 1995 là con đẻ của chế độ chuyên chính vô sản toàn trị  được thiết lập năm 1980. Trong khung cảnh chính trị đó thì người ta hiểu được vì sao không một ai nếu không phải là Đảng Cộn sản Việt Nam có quyền thay đổi chế độ và loại tôi phạm lật đổ mơ hồ kiểu điều 79 có cơ sở ý thức hệ để biện minh.

Nhưng cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, cả hệ thống độc tài toàn trị cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô cũ sụp đổ, Đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam năm 1992 và 2001 đã phải sửa đổi hiến pháp để đổi mới,  từ bỏ chuyên chê để di vào dân chủ và hội nhập vào cộng dồng thế giới.

Điều 3 của Hiến pháp, văn bản sửa đổi và bổ sung năm 2001 đã ghi rằng “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc…”

Điều 3 này từ tinh thần đến văn tự đã long trọng và công khai dưới hình thức thành văn công nhận cho bất cứ một người dân nào với tư cách là một thành tố của người chủ tập thể đất nước cũng có quyền tự do suy nghĩ, đề xuất đường lối thực hiện một xã hội văn minh, dân chủ.

Luật sư Lê Công Định trên cơ sở những kiến thức hiện đại về luật học cũng như về chính trị học của ông nếu có đưa ra những đề xuất sửa đổi hiến pháp hay soạn thảo mộ hiến pháp mới hoàn bị hơn thì ông chỉ hành sử mộ “quyền chính trị” hợp pháp vì đã được đạo luật tối cao của quốc gia công nhân.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

Thanh niên Nguyễn Tiến Trung gia nhập một chính đảng Đảng Dân Chủ có thành tích tham gia tử những ngày đầu của cuộc cách mạng dân chủ năm 1945 để cổ võ cho sự phát huy của sinh hoạt dân chủ cho phù hợp với xu thế của thời đại không thể coi là lật đổ chính quyền được nhất là chính quyền ấy đã cam kết và bảo đảm thực thi dân chủ.
Như vậy, bình thường ra nhà cầm quyền Hà Nội không có cơ sở pháp lý xác đáng và vững chắc để truy tố dưới tội danh lật đổ chính quyền những nhà tranh đấu dân chủ ôn hòa và tiến bộ như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức.

Nhưng nếu cứ truy tố bừa bãi rồi bỏ tù họ, như đã xảy ra trong vụ xử Trần Anh Kim thì rõ ràng là một vụ leo thang đàn áp chứ không phải là một vụ xét xử công bằng để thực hiện công lý

Việt Long: Vậy theo luật sư, thế nào là xét xử công bằng để thực hiện công lý?

LS Trần Thanh Hiệp: Theo tôi, phải chấm dứt ngay chính sách đàn áp có hệ thống và quy mô mà nhà cầm quyền Hà Nội đang muốn đi tới cùng. Để giữ cho xã hội có trật tự và ổn định, phải áp dụng nghiêm chỉnh pháp luật.

Muốn vậy phải sửa đổi càng sớm càng tốt hệ thống pháp luậ công cụ đàn áp để thay thế bằng một hệ thống pháp tôn trọng và bảo vệ nhân quyền. Tôi tin rằng nếu chọn hướng đi mới này nhà cầm quyền Hà Nội sẽ nhận được sự trợ lực rộng lớn ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Việt Long: Xin cảm ơn luật sư Trần Thanh Hiệp và xin được nhắc lại, rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

January 20, 2010 Posted by | Việt Cộng đàn áp các nhà dân chủ | Leave a comment

Quan hệ Việt Trung chưa an ổn

Trân Văn, phóng viên RFA
2010-01-18

Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, sự kiện đáng chú ý nhất trong quan hệ Việt – Trung là sự kiện 9 ngư dân Thanh Hoá bị lực lượng vũ trang Trung Quốc thảm sát tại khu vực vịnh Bắc bộ.

Photo courtesy of agroviet.gov.vn

Tàu đánh cá neo đậu tại Phú Yên.

Tháng 4 năm ngoái, Thủ tướng Việt Nam, và Thủ tướng Trung Quốc đã quyết định chọn năm nay làm “Năm hữu nghị Việt – Trung”.

Quan hệ Việt – Trung được xác lập năm 1950 và trong sáu thập niên vừa qua liên tục thăng – trầm.

Nếu xét riêng thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 thì sự kiện nào đáng chú ý và tiêu biểu nhất trong quan hệ Việt – Trung? Chúng tôi chọn sự kiện 9 ngư dân Thanh Hoá bị lực lượng vũ trang Trung Quốc thảm sát tại khu vực vịnh Bắc bộ.

Những mỹ từ

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc được thiết lập vào năm 1950. Từ đó, Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam về nhiều mặt và cả hai gọi nhau là “anh em”. Theo giới nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu bang giao quốc tế, kể từ năm 1968, quan hệ Việt – Trung bắt đầu rạn nứt vì Việt Nam từ chối đứng về phía Trung Quốc, chống Liên Xô, vốn cũng được Việt Nam xem là “anh em” bởi cùng đeo đuổi việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Lúc hữu nghị mình tưởng nó giúp mình hết sức nhưng mà nó luôn luôn tìm cách thọc gậy.

Ô. Dương Danh Dy.

Năm 1978, sau khi Việt Nam ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô, quan hệ  Việt – Trung chuyển từ rạn nứt sang đổ vỡ. Trung Quốc tăng cường hỗ trợ cho Kh’mer đỏ quấy rối Việt Nam. Tháng 12 năm 1978, Việt Nam tấn công Kh’mer đỏ giải phóng Campuchia. Tháng 2 năm 1979, 120.000 quân Trung Quốc tràn sang Việt Nam, “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Giao tranh trong khu vực biên giới Việt – Trung kéo dài từ 1979 đến 1988. Cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, hai bên mới bắt đầu bàn bạc việc “bình thường hoá quan hệ”. Quan hệ Việt – Trung chính thức “bình thường hoá” vào năm 1992.

Đầu năm 1999, ông Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra “phương châm 16 chữ”, ông Lê Khả Phiêu, lúc đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tán thành “phương châm 16 chữ” này và “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” được cả hai bên xác định là “tư tưởng chỉ đạo, khung tổng thể phát triển quan hệ Việt Trung trong thế kỷ mới, đánh dấu quan hệ Việt – Trung bước vào giai đoạn phát triển mới”.

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết (trái) và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh hôm 18-5-2007. AFP PHOTO
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (trái) và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh hôm 18-5-2007. AFP PHOTO

Đến năm 2000, qua “Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa Việt Nam và Trung Quốc”, Việt Nam và Trung Quốc cho biết, cùng với “phương châm 16 chữ”, hai bên sẽ phấn đấu thúc đẩy quan hệ song phương trên “tinh thần 4 tốt” là: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hai bên khẳng định, cùng với “phương châm 16 chữ”, “tinh thần 4 tốt” là định hướng chỉ đạo cho cả hai trong việc thúc đẩy quan hệ song phương ở thế kỷ 21 vì:

Việt Nam, Trung Quốc vừa là láng giềng chung biên giới, vừa là bạn bè truyền thống từng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá khứ, lại là đồng chí chia sẻ định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và là đối tác trong việc xây dựng và phát triển của mỗi nước”.

Tuy quan hệ Việt – Trung đã có “phương châm 16 chữ” và “tinh thần 4 tốt” làm kim chỉ nam cho việc hợp tác song phương, thế nhưng suốt thập niên vừa qua,  quan hệ Việt – Trung vẫn có rất nhiều dấu hiệu bất ổn, đặc biệt là tại biển Đông.

Biển Đông – đẫm máu và nước mắt

Suốt thập niên vừa qua, Trung Quốc đơn phương thực hiện nhiều động tác nhằm xác định chủ quyền của họ gần như trên toàn bộ lãnh hải Việt Nam.

Chẳng hạn như tuyên bố thành lập càc đơn vị hành chính bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Gây sức ép để các tập đoàn dầu khí nước ngoài phải đơn phương chấm dứt các hợp đồng cùng Việt Nam thăm dò dầu khí, trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đặc biệt là các lực lượng vũ trang của Trung Quốc liên tục bắn, đâm chìm, rượt đuổi các tàu đánh cá của Việt Nam, bắt giam, cưỡng đoạt tài sản, buộc ngư dân Việt Nam nộp tiền chuộc,…

Sự kiện có thể được xem là tiêu biểu nhất cho quan hệ Việt – Trung trong thập niên vừa qua, sau khi hai bên xác lập “phương châm 16 chữ” và cam kết thực thi “tinh thần 4 tốt” là vụ thảm sát ngư dân Việt Nam hồi đầu tháng 1 năm 2005.

Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ tôi cũng có lúc bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa.

Ô. Dương Danh Dy.

Hôm 8 tháng 1 năm 2005, trong khi đang đánh cá tại khu vực Vịnh Bắc bộ, một tàu đánh cá của ngư dân xã Hoà Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, thuộc Hợp tác xã Hùng Cường, do ông Lê Văn Xuyên làm thuyền trưởng, đã bị cảnh sát biển của Trung Quốc bắn. Có 8 trong 16 ngư dân trên con tàu này chết tại chỗ, 8 người còn lại bị bắt, trong đó có 2 bị trọng thương.

Trước đó, khi bị cảnh sát biển của Trung Quốc rượt đuổi, thuyền truởng Lê Văn Xuyên đã phát tín hiệu cấp cứu. Nhận được tín hiệu này, một tàu đánh cá cũng của Hợp tác xã Hùng Cường, do ông Nguyễn Văn Hoàn làm thuyền trưởng đã tìm đến cứu.

Tàu của ông Nguyễn Văn Hoàn cũng bị cảnh sát biển Trung Quốc bắn. Vụ tấn công thứ hai làm thiệt mạng thêm 1 ngư dân và thêm 5 người khác bị thương nhưng ông Nguyễn Văn Hoàn kịp quay tàu tẩu thoát. Khi vào được đến bờ, người ta đếm được trên thân con tàu đánh cá của ông Nguyễn Văn Hoàn có khoảng 400 vết đạn.

Năm ngày sau vụ thảm sát ngư dân Việt Nam trên biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng, yêu cầu Trung Quốc điều tra và xử lý nghiêm những kẻ giết người.

Còn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì tuyên bố, lực lượng tuần duyên Trung Quốc chỉ bắn hạ và bắt những “hải tặc” xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc, định cướp tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc.

Tàu công an biển Trung Quốc. AFP Photo.
Tàu công an biển Trung Quốc. AFP Photo.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa công bố lời khai và các chứng cứ cho thấy các tàu đánh cá Việt Nam bị tấn công khi đang đánh cá trong lãnh hải Việt Nam và còn cách đường phân định tới 10 hải lý.

Những sự kiện như sự kiện 8 tháng 1 năm 2005 chỉ ồn ào trong một thời gian ngắn rồi lắng xuống.

Bất kể những sự kiện đó, giới lãnh đạo Việt Nam vẫn tiếp tục đưa ra những tuyên bố kiểu như tuyên bố của ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Việt Nam, khi ông đến thăm Hà Giang – một trong những tỉnh từng bị quân đội Trung Quốc san bằng trong cuộc chiến Việt – Trung cách nay ba thập niên:

Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa là số một! Phải làm sao giữ mãi, trân trọng. Dù nó có gặp khó khăn, có gặp những vấn đề gì trở ngại thì hãy đoàn kết, thân ái với nhau. Trao đổi để tìm ra cái giải pháp khắc phục! Hai bên biên giới phải là hai bên biên giới hữu nghị. Nhân dân hai bên phải thực sự đoàn kết!

Bất kể cả những đề nghị như đề nghị của ông Dương Danh Dy, cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc:

Tôi làm việc với Trung Quốc suốt từ năm 1962, đến năm nay về hưu rồi nhưng mà vẫn cứ tiếp xúc, vẫn phải làm với Trung Quốc – anh láng giềng to, khoẻ, lại tham, xấu tính. Mệt lắm! Lúc hữu nghị mình tưởng nó giúp mình hết sức nhưng mà nó luôn luôn tìm cách thọc gậy.

Ngay trong những lúc họ giúp đỡ mình to lớn nhất, họ vẫn có ý đồ. Lúc đầu mình không để ý. Cho nên trong một buổi phát biểu gần đây tôi có nói thế này: “Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ tôi cũng có lúc bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa. Tôi hy vọng và mong rằng thế hệ sau tôi không mắc những cái nhược điểm đó”.

January 19, 2010 Posted by | Quan hệ Trung Cộng và Việt Cộng | Leave a comment