Phi Vũ 3

Thương nhớ lắm quê hương vời vợi

Ngày 20 tháng 11.

 

Tôi không biết ngày 20 tháng 11 Cộng Sản  Việt Nam dựa vào “Hiến chương nhà giáo” nào để lấy ngày này làm ngày Nhà Giáo Việt Nam. Thôi thì cũng cứ tạm tin là có cái hiến chương nhà giáo chi chi đó để rồi có ngày Nhà Giáo Việt Nam bởi lẽ ai đã, đang và sẽ làm nghề “gõ đầu trẻ” tại Việt Nam, mỗi năm đến ngày 20 tháng 11 lòng lại cảm thấy như có một cái gì đó náo nức trong lòng.

 

Ở đất nước Việt Nam Cộng Sản, người giáo viên Việt Nam là người bị nhiều…tai tiếng nhất mà cũng là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Trước đây người ta thường kháo nhau là học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, thi nhiều ngành đại học khác mà không được thì cuối cùng mới đi vào ngành sư phạm bởi lẽ “nghề bán cháo phổi” này đồng lương chẳng có là bao nhiêu. Mà cũng thật là oái ăm cho những thầy cô giáo ở Việt Nam. Tôi còn nhớ ở trong nước cách đây cũng  ba bốn chục năm có một câu đối Tết nghe mà thấy…não lòng và càng thương những thầy cô giáo nhiều hơn:

 

Tối ba mươi thầy giáo tháo giày đi sắm Tết

Sáng mồng một giáo chức dứt cháo đón xuân sang.

  Continue reading

November 20, 2013 Posted by | Văn hóa, Xã hội | 1 Comment

Nguyễn Ngọc Già – Ngày xuân bàn chuyện… hung hăng

Nguyễn Ngọc Già

Tác giả gửi đến Dân Luận

Ngày xuân, người ta thường thích chúc phúc cho nhau để mong những ước mơ cá nhân được hóa thành hiện thực và mong một tương lai sáng lạn cho quê nhà, tuy nhiên, hôm nay chúng ta có lẽ cần đăm chiêu hơn cho lòng nhân ái chân thật bị chà đạp, biểu thị qua sự đàn áp tồi tệ từ lực lượng công quyền đối với những bạn trẻ giúp dân oan có miếng ăn, tấm áo trong cái rét căm căm của miền Bắc vừa qua. Đó có thể gọi là sự hung hăng từ phía công quyền?

Vậy, chúng ta hãy cùng bàn luận một chút “câu chuyện hung hăng” với tách trà và một ít mứt tết.

I. Con chuột, con chó, con chim

Ông Joel Brinkley, một người từng nhận giải báo chí Pulitzer, với bài viết bị cho là “quơ đũa cả nắm” đối với người Việt Nam khi cho rằng ăn thịt – trong đó có chuột, chó, chim – làm cho người Việt trở nên hung hăng, đã làm nhiều người bừng bừng tức giận.

Dường như chuột, chó là hai loài rất… “nhạy cảm”?!. Continue reading

February 11, 2013 Posted by | Chính trị, Xã hội | Leave a comment

Bùi Văn Bồng – Thế nào là “Ổn định chính trị”?

Bùi Văn Bồng

Theo blog Bùi Văn Bồng

 

 

Lúc này, trong dư luận xã hội, câu hỏi đó đang được đặt ra khá phổ biển coi đây là vẫn đề cấp bách. Ở tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới, bất cứ một thể chế xã hội nào cũng mang màu sắc chính trị riêng, hoặc khu biệt. Điều hiển nhiên, không ổn định chính trị thì không một xã hội náo có thể tồn tại và phát triển. Continue reading

January 21, 2013 Posted by | Bình luận, Chính trị, Xã hội | Leave a comment

Nguyễn Thanh Giang – Một người lính biết suy tư

Nguyễn Thanh Giang

Tác giả gửi đến Dân Luận

Phạm Đình Trọng chụp ảnh với Cù Huy Hà Vũ tại đại hội Nhà Văn Việt Nam. Hà Nội 8.2010

Nhan đề bài viết này có vẻ không ổn. Đã là người, ai không suy tư. Triết gia Blaise Pascal từng nói: Người là một cây sậy yếu ớt trong thiên nhiên, nhưng là cây sậy biết suy tư (L’homme est un roseau pensant). Nhà hiền triết René Descartes lại nói: “Je pense, donc je suis”. (Tôi suy tư, vậy thì tôi tồn tại)

Con người có suy tư thì mới tồn tại. Song, suy tư khác với “biết suy tư” cũng như người làm nghề lao động trí óc không hẳn là trí thức. Định nghĩa sau đây trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam có vẻ không ổn:

“Trí thức là tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh. Trí thức bao gồm các nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, nhà văn, nghệ sĩ…”.

Có chăng, cái vế này mới khả dĩ tiếp thu được:

“Trí thức nói chung, thường nhạy cảm với cái mới, tiếp thu và truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ trong nhân dân, có vai trò rất lớn đối với sự phát triển lịch sử…”.

Gần đây một số diễn đàn bàn bạc nhiều đến chức năng phản biện xã hội của người trí thức. K. Marx cũng đã từng cổ vũ cho chức năng này: “ … dám phê phán không xót thương tất cả những gì hiện hữu, không xót thương ở chỗ sự phê phán đó không lùi bước trước chính những kết luận của nó, hay trước mọi đụng chạm dù với bất cứ thứ quyền hành nào”. Continue reading

November 14, 2012 Posted by | Chính trị, Xã hội | Leave a comment

Gửi bác Đinh La Thăng – Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải

Theo Dân Luận

Hội những người không đỡ nổi những người khó đỡ

Cháu là 1 sinh viên bình thường, hàng ngày vẫn đi học bằng 1 chiếc xe máy cũ mà bố cháu đã để lại từ khi cháu đi học đại học. Có lẽ sẽ không có lý do gì để cháu viết bức thư này cho đến khi cháu đọc được nghị định mới vào ngày hôm nay, đó là phải là chính chủ mới được phép lưu thông xe trên đường phố. Đây là 1 điều khá bất ngờ không chỉ riêng cháu, mà còn với rất nhiều người dân khác nữa, bác ạ.

Thưa bác, cháu hoàn toàn đồng ý với việc phải làm nghiêm việc sang tên đổi chủ này để các bác có thể quản lý được số xe đang lưu thông trên đường phố, nó sẽ giúp cho các bác thuận lợi hơn trong quá trình điều tra các vụ án, và hơn nữa việc sang tên đổi chủ sẽ làm giảm được thất thu thuế của nhà nước. Về mặt này thì chúng cháu công nhận là bác đúng, nhưng chỉ là 1 mặt nhỏ của vấn đề… Continue reading

November 10, 2012 Posted by | Chính trị, Xã hội | Leave a comment

Nguyễn Quang Lập – Bắt sâu tận góc

Nguyễn Quang Lập

Theo blog Quê Choa

Sâu ở đây không chỉ là bọn tham nhũng, bọn đấy tất nhiên là sâu rồi khỏi phải nói. Sâu tham nhũng tất nhiên ai cũng ghét, tất nhiên ai cũng muốn loại bỏ chúng.

Những ai yếu về năng lực, kém về phẩm chất mà vẫn tồn tại lâu dài trong bộ máy công quyền cũng gọi là sâu. Nếu anh không tham nhũng nhưng anh im lặng trước tham nhũng, nhắm mắt làm ngơ hoặc bao che cho tham nhũng thì anh cũng là đồng bọn của tham nhũng, chính anh là sâu đấy, gọi là sâu ăn hại. Continue reading

November 3, 2012 Posted by | Chính trị, Tham quan Việt Cộng, Xã hội | Leave a comment

Hoàng Kim – Đừng bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

Theo Bauxite Việt Nam

Tại sao Đảng và Nhà nước đưa ra một quy định đi ngược lại tâm tư và nguyện vọng của tất cả nông dân? Đây là câu hỏi mà Đảng và Nhà nước phải trả lời công khai cho nông dân chúng tôi được biết: Tại sao Đảng lại chiếm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân chúng tôi, tại sao Đảng và Nhà nước quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân chúng tôi?

Để lãnh đạo xã hội một cách anh minh, Đảng phải tạo sự công bằng cho mọi thành phần trong xã hội. Bắt nông dân như những con tốt một mình tiến lên Chủ nghĩa xã hội, bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo” bằng cách chiếm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, buộc nông dân ngày càng nghèo hơn trong khi mọi thành phần khác ngày càng giàu lên khi đất nước phát triển, là một chính sách bất công đối với người nông dân.

Đừng bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo” Continue reading

November 1, 2012 Posted by | Chính trị, Xã hội | Leave a comment

Bùi Văn Bồng – Sâu tàng hình

 

Blog Bùi Văn Bồng

Sâu tàng hình nhiều lúc hóa ra muôn ngàn vòi bạch tuộc. Báo động đỏ! Chí nguy, chí nguy!

Khoa học quân sự đã có máy bay tàng hình. Người ta cũng đang nghiên cứu loại áo khoác tàng hình. Một số nhà khoa học khác lại đang nghiên cứu hóa chất tàng hình, thậm chí còn vọng tưởng đến một loại ẩm thực tàng hình, tức là chỉ cần ăn vào là sẽ có khả năng tàng hình trong vài giờ đồng hồ, …Tức là, tàng hình là chuyện thần thoại ly kỳ ngày xưa thì nay đang trở thành hiện thực. Continue reading

October 21, 2012 Posted by | Chính trị, Xã hội | Leave a comment

Xã hội đen kiểu Trung Quốc lan tới Việt Nam

Theo NguoiViet Online

VIỆT NAM (NV) – Trong vòng hai tháng trở lại, nhiều vụ thanh toán đẫm máu kiểu xã hội đen Trung Quốc đã xảy ra tại nhiều địa phương ở Việt Nam.

Băng đảng thanh toán đẫm máu. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

Ðặc biệt trong vụ mới nhất xảy ra tại thành phố Biên Hòa, nhóm xã hội đen quấn khăn tang trắng trên đầu rồi mới đi đánh nhau. Dư luận cho rằng đây là kiểu “quyết chí trả thù bất chấp cái chết” của nhóm “khăn tang trắng” này. Continue reading

October 17, 2012 Posted by | Thời sự Việt Nam, Xã hội | Leave a comment

Miến Điện dân chủ hóa để thoát gọng kềm Trung Quốc

Theo RFI

 
Tổng thống Miến Điện,Thein Sein tại Đại Hội Đồng LHQ 2012

Tổng thống Miến Điện,Thein Sein tại Đại Hội Đồng LHQ 2012

REUTERS/Lucas Jackson

Tiến trình dân chủ không thể đảo ngược và đất nước sẽ hài hòa . Đây là lời khẳng định của Tổng thống Miến Điện với toàn thể thế giới vào ngày 27/09/2012 tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc trong một thông điệp vinh danh công lao của nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi. Ba hôm sau, Tổng thống Thein Sein tuyên bố không loại trừ khả năng giải Nobel hòa bình 1991 lên làm Tổng thống. Theo giới phân tích, thành phần quân nhân yêu nước xem dân chủ hóa là giải pháp cứu nước.

Lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đã thực hiện một chuyến viếng thăm đầy thành công rực rỡ tại Hoa Kỳ hồi cuối tháng 9. Bà nhận giải thưởng Huy chương vàng của Quốc hội, phần thưởng cao quý nhất của Mỹ mà một người dân sự có thể nhận được. Bà cũng được Tổng thống Obama tiếp kiến tại Nhà Trắng. Cùng lúc đó, Tổng thống Miến Điện, Thein Sein, người đã ban hành liên tục những biện pháp cải cách từ khi làm nguyên thủ quốc gia vào tháng ba năm nay, đọc một bài diễn văn lịch sử tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Continue reading

October 7, 2012 Posted by | Chính trị, Thời sự, Xã hội | Leave a comment