Phi Vũ 3

Thương nhớ lắm quê hương vời vợi

KHAI BÚT XUÂN TÂN MÃO: HỊCH ĐÁNH CHUỘT CHÙ

Tác giả: Tạ Phong Tần

Một bà hàng rong bán trái cây trên hè phố Hà Nội ngay dưới tấm quảng cáo Năm mới 2011 hôm 25 tháng 1, 2011. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Imags) 

Như thường lệ, vào ngày đầu năm mới, tại hạ đều có bài “khai bút” đầu Xuân. Năm nay, nhân Tân Mão lên ngôi, tại hạ “đổi tông” không viết “thường văn,” bắt chước cụ Nguyễn Ðình Chiểu viết “hịch văn” đánh chuột.


1. Thường nghe: Tụ linh trời đất, một gốc Âu Cơ.

2. Giống Rồng Tiên nhân nghĩa làm đầu, giòng Lạc Việt chẳng ưa cường bạo.

3. Kẻ dưới Yết Kiêu, Dã Tượng còn biết yêu nước thương nòi; Người trên Hưng Ðạo, Nhân Tông minh tâm quân thần vi phụ tử.

4. Kìa Ngư đánh cá, Tiều đốn củi, đời cũng nhờ no ấm quanh năm; Nọ Canh trồng trọt, Mục chăn nuôi, người cậy trông an vui sớm tối.

5. Nền Ðại Việt ngàn năm dựng nước, há buông tha đứa bán nước buôn dân; Non Tảng Viên trăm trận sấm rền, đâu dung dưỡng loài thuồng luồng thủy quái.

6. Nay có loài chuột: Nhìn chẳng khác người, mạo danh ở đợ.

7. Tính hay cướp bóc, lòng tợ sói lang.

8. Chỗ ăn ở trên trước dân lành; Ðường qua lại mồ hôi quần chúng.

9. Nơi đông người vội vàng chạy mất, núp kẹt núp hang; Chờ đêm khuya ào ạt chui ra, bầy đàn cướp bóc.

10. Gọi danh hiệu: chuột già, chuột trẻ, chuột trắng, chuột đen, chuột mập, chuột ốm, chuột đực, chuột cái, chuột hói đầu, chuột râu rậm, chuột móm, chuột hô, chuột đầu bạc, chuột trán dồ, chuột đầu đinh, chuột lùn tịt, chuột cao nghều,… lũ lượt chường mặt cả dòng cả họ; Tra quán chỉ (1): ở nhà, ở ruộng, ở phố, ở chợ, ở chung cư, ở nhà lầu, ở biệt thự, ở chỗ sang trọng… là nơi đăng ký trên giấy tờ, thực chất ở lỗ cống, hầm cầu, kẹt cửa, gầm giường, xó bếp, thùng rác khách sạn, đáy quần đàn bà,… ôi thôi lắm lối.

11. Lớn nhỏ đều quen nghề cướp bóc, gặp lương dân hạch sách hung hăng; Trên dưới cả bầy đàn gian manh, kiến chuột ngoại bưng bô, quỳ lạy.

12. Lẽ cũng một dòng Âu Lạc, cần lấy thân báo quốc an dân; Vốn là con cháu Tiên Rồng, nên dốc sức tài bồi Tổ quốc.

13. Cớ sao lại lòng đen như mực? Cớ sao tâm ác tợ quỷ ma?

14. Ðất ông cha bao thuở dâng Tàu; Mặt đít thớt ôm chân chú Chệt.

15. Gạo thóc của dân nuôi béo mập, chúng ăn rồi đánh chửi lại trả ơn; Tiền mồ hôi xương máu chúng vung tay, ai hó hé chúng giam cầm, bịt miệng.

16. Rừng núi xác xơ, tài nguyên cạn kiệt, gây họa tai dân nô lệ xứ người;Tham tàn nhũng nhiễu, bưng bít thông tin, gieo tang tóc làm của kho trống rỗng.

17. Vậy cũng tự xưng mình “trí tuệ”; Vậy cũng khoe “chính nghĩa sáng ngời.”

18. Chẳng xét mình chuyên núp dưới hầm cầu; Chẳng tự biết quen rình mò bên vách.

19. Như nước Việt “vốn xưng nền Văn hiến,” vì chúng bây nên nhục nhã với người ngoài; Bến Bình Than hội nghị Diên Hồng, do lũ chuột tắt tiếng gầm Sát Thát.

20. Bao phen ỷ bầy đàn cướp bóc, nào sợ chi mặt thớt đít trâu; Lắm khi nanh nhọn, chuột bầy, đâu hãi lũ bị miệng đời nguyền rủa.

21. “Nền xã tắc là nơi báo bổ”(2), cớ chi mi lợi dụng tiêu hoang; Chốn phụng thờ là chỗ thanh tâm, cớ chi mi rình mò nghe lén.

22. Làm hỏng cả một thế hệ, trách chi câu đạo đức suy đồi; Nổi danh “lưỡi gỗ” mặt trơ, làm “hề” khắp năm châu bốn biển.

23. Ðồng bọn nửa thế gian còn vài đứa, “khen cho mi quỷ quái chẳng chừa”(3); Gậy Phi long Linh Cát đập tưng bừng, vẫn dày mặt gặm cân cà rốt.

24. Thiên Can cho đứng đầu ngôi nhất, tưởng đâu bây thay đổi tánh tình; Thập Ðịa Chi luân chuyển tuần hoàn, phường gian ác tâm không biết hối.

25. Súc sanh bấy tập đoàn nghiệt thử, đẻ ra sau đòi làm cha của toàn dân; Quý báu gì tư tưởng tanh hôi, đem son phấn trét lên ung nhọt.

26. “Tuy là tướng hữu bì hữu cốt, thật là loài vô lễ vô nghì” (4).

27. “Luận tội kia đã đáng phân thi, thứ tay nọ cũng vì kiêng vật” (5).

28. Giận là giận cái quân ăn cướp, mà còn mở miệng nói Thánh hiền; Căm là căm cái lũ côn đồ, dám vác mặt phô ra Thánh lễ.

29. Ngao ngán bấy tập đoàn chuột thúi, biết ngày nào diều quạ phanh thây; Nực cười thay một lũ chuột tham, rồi có lúc rắn rồng nuốt trửng.

30. Ví có ngăn dòng Nam Hải, khôn bề rửa sạch tội bọn mi; Dẫu đốt hết trúc Nam Sơn, tiếng bán nước ngàn đời bất xá.

31. “Tội dường ấy đã nên ác quá; Ta tới đây há dễ nhiêu dung” (6).

32. Ấn Tiên phong Tân Mão; Quân tập hậu Tỵ, Thìn.

33. Sắm sửa mực thiêng bút sắt; Trau dồi trí lực quyết tâm.

34. Gióng trống sấm Hưng Ðạo xuất binh; Phất cờ lau Tiên Hoàng tập trận.

35. Ðuốc Công Lý sắm sẵn, để chờ khi đốt ổ chuột chù; Ðèn Sự Thật mang theo, nhằm chờ dịp phanh phui hang tối.

36. Hàng hàng vạn vạn cánh tay, cùng vung lên phá hồ lỗ(7) chuột.

37. “Phải nghe ta dặn, sắm sửa đủ đồ”: Ðau xót, oán hờn, căm thù, phẫn nộ.

38. Cáo trạng(8) mất đất mất nhà, thượng kỳ: xẻ thịt phơi thây; Văn tế bán nước bịt miệng, hạ dĩ: thỏa lòng thiên hạ.

39. Chớ để con nào chạy thoát, gậy Linh Cát ra tay lấp biển dời non; Ðừng cho chúng toàn thây, gươm Phao-lô giương oai sấm sét.

40. Nhà nhà hát chữ thanh bình; Muôn dân vui câu thịnh vượng.

Tạ Phong Tần

_______________

Chú thích: (1): Chỗ ở. (2) đến (6): Chữ dùng trong bài Thảo thử hịch của Nguyễn Ðình Chiểu. (7): Sào huyệt bọn cướp. (8): Chữ cổ, nghĩa là bản văn viết lời tố cáo của nạn nhân, không phải cáo trạng theo nghĩa bây giờ chỉ dành riêng cho Viện kiểm sát.

January 31, 2011 Posted by | Bài báo hay | Leave a comment

Bài học về sự thành công của cuộc cách mạng ở Tunisia

Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2011-01-29

Người dân Tunisia đã thành công trong cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài của tổng thống Ben Ali, cai trị đất nước Bắc Phi hơn 23 năm qua, bằng bàn tay sắt.

AFP photo

Bộ trưởng Ngoại giao Slim Amamou tuyên thệ nhậm chức với sự bất mãn cao độ của dân chúng hôm 18/1/2011.

Câu hỏi được đặt ra là, nguyên nhân nào gây ra sự sụp đổ của chế độ Ben Ali? Tổng thống Tunisia bị lật đổ, có phải do “diễn biến hòa bình” hay các “thế lực thù địch” tạo ra? Và đâu là nguyên nhân dẫn đến sự thành công của người dân Tunisia? Mời quý vị cùng Thông tín viên Ngọc Trân tìm hiểu.

Chống khủng bố, nhưng trở thành khủng bố

Cựu tổng thống Ben Ali đã cai trị đất nước Tunisia kể từ năm 1987 bằng chế độ độc tài, thiếu tự do, dân chủ. Mặc dù ông Ben Ali và chính phủ của ông thường bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên tiếng chỉ trích, thế nhưng bản thân cựu tổng thống Tunisia luôn nhận được sự ủng hộ của chính phủ Pháp, Mỹ và một số nước phương Tây.

Trả lời phỏng vấn báo “The Real News”, ông Shehata Samer, Phụ tá Giáo sư, nghiên cứu về chính trị Ả Rập, thuộc trường Đại học Georgetown, cho biết: “Ông ta rất gần gũi với Tổng thống Sarkozy. Ông ta đã có chuyến thăm chính thức Nhà Trắng dưới thời Tổng thống George W. Bush và cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice cũng đã đến thăm Tunisia hồi năm 2008.

Nhưng trên thực tế, người đàn ông này đã tra tấn những người dân. Ông ta không tham gia vào một cuộc tranh luận dân chủ với họ. Ông ta không cho họ cất tiếng nói.

Phóng viên báo chí  Kusai Kedri

Ông ta được xem là một đối tác quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Ông ta là người rất cởi mở, thân thiện với chính sách thị trường của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ông ta tin rằng Hồi giáo là kẻ thù và ông ta kềm kẹp đạo Hồi rất khốc liệt mà không chú ý gì đến vấn đề nhân quyền hay tiến trình dân chủ, kể từ khi ông ta lên nắm quyền cho đến bây giờ. Ông ta là một đồng minh lớn của phương Tây như: Pháp và châu Âu, cũng như Hoa Kỳ”.

Do chính sách chống các phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan, cùng với chính sách tăng trưởng kinh tế của ông Ben Ali, được Hoa Kỳ và phương Tây xem như là một mô hình kinh tế tuyệt vời, cho nên Ben Ali đã trở thành một đồng minh trung thành của Mỹ và các nước Tây phương. Thế nhưng, viện lý do chống khủng bố, ông Ben Ali đã thẳng tay đàn áp, khủng bố những người Hồi giáo vô tội khác, dẫn đến việc vi phạm nhân quyền trầm trọng.

Nhờ khéo che đậy, cho nên hầu hết phản đối của dân chúng Tunisia, liên quan đến các vấn đề vi phạm nhân quyền của chính quyền Ben Ali, cũng như các vấn đề chính trị và xã hội của đất nước, không nhận được sự chú ý từ chính phủ các nước bên ngoài.

colin-powell-ben-ali-250.jpg
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Colin Powell và cựu Tổng thống Tunisia Ben Ali chụp năm 2004. Photo courtesy of Wikipedia.

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình PressTV, ông Kusai Kedri, phóng viên báo chí Tunisia cho biết: “Cựu độc tài Ben Ali có mối quan hệ tốt với Pháp và Mỹ, bởi vì trong bối cảnh chính trị ở Pháp, ông ta là một nhà lãnh đạo Ả Rập có thể bảo vệ các nước Tây Âu từ hiểm họa Hồi giáo. Thực tế, ông ta là người kích động quần chúng chống lại những người Hồi giáo và các phong trào Hồi giáo ở Bắc Phi, trấn an phương Tây rằng ở Tunisia có một con tốt để xử lý và giải quyết các vấn đề theo ý của họ.

Nhưng trên thực tế, người đàn ông này đã tra tấn những người dân. Ông ta không tham gia vào một cuộc tranh luận dân chủ với họ. Ông ta không cho họ cất tiếng nói. Cho nên người châu Âu, và đặc biệt là người Pháp bày tỏ thái độ rằng, họ không thực sự quan tâm nhiều về việc ông ta trừ khử những người đối lập gốc Hồi giáo như thế nào, hoặc sự quan tâm của các nước này chỉ đơn giản chú ý đến thực tế là các mối đe dọa Hồi giáo vẫn còn ở Bắc Phi”.

Do không bị Hoa Kỳ và các nước phương Tây chú ý đến vấn đề vi phạm nhân quyền, do chính sách cai trị độc tài, và nhất là do dưới thời Ben Ali, nền kinh tế Tunisia phát triển và ổn định so với các nước láng giềng, cho nên các cuộc biểu tình hay nổi dậy của người dân trên đất nước này, hiếm khi xảy ra.

Có áp bức, tất sẽ có đấu tranh

Cũng như Việt Nam, tuy nền kinh tế Tunisia ổn định và phát triển, thế nhưng đại đa số người dân Tunisia đều không được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế, mà hầu hết của cải làm ra chỉ tập trung trong tay một nhóm thiểu số, đó là những người nắm quyền lực trong bộ máy chính phủ, trong khi đa số người dân Tunisia đều nghèo khổ và khốn cùng.

Cuộc sống nghèo khổ của người dân chỉ là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự nổi dậy ở Tunisia vừa qua. Một nguyên nhân sâu xa hơn nữa đã khiến chế độ Ben Ali sụp đổ, đó là sự đàn áp, khủng bố chính trị của chính quyền. Do cai trị người dân bằng chính sách độc tài, cho nên ông Ben Ali không chấp nhận đa đảng, không chấp nhận tự do bầu cử và tất cả các đảng phái đối lập ở Tunisia đều bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Mặc dù cai trị người dân bằng chính sách độc tài, thế nhưng Ben Ali muốn chứng minh với dân chúng và thế giới rằng Tunisia có dân chủ, và ông là vị tổng thống do dân bầu ra. Cho nên, mặc dù tổ chức bầu cử, nhưng mọi cuộc bầu cử, Ben Ali đều thắng, và những chiến thắng này, không phải do sự tín nhiệm của người dân, mà do sự gian lận trong chính sách bầu cử của ông ta.

Tunisia gần như là một đất nước của cảnh sát. Không có kênh nào an toàn để người dân có thể bày tỏ sự thất vọng của mình. Bầu cử luôn là chuyện khôi hài.

Ông Shehata Samer

Ông Shehata Samer cho biết: “Tunisia được xem như một đất nước của cảnh sát, bên cạnh chế độ Saddam Hussein ở Iraq trước đây. Đạo Hồi chính thức bị cấm. Rất nhiều nhà lãnh đạo chính trị ở Tunisia phải sống lưu vong ở Paris và London.

Bầu cử là chuyện khôi hài. Ben Ali đã nhiều lần thay đổi hiến pháp, cho phép ông ta ra tranh cử tổng thống. Thực tế, người ta tin rằng ông ta chuẩn bị sửa đổi hiến pháp một lần nữa để loại bỏ giới hạn tuổi tác bởi vì ông ta hiện 74 tuổi, trong khi giới hạn tuổi tác của tổng thống trong hiến pháp là 75. Và như vậy, ông ta có thể ra tranh cử tổng thống một lần nữa vào nhiệm kỳ kế tiếp, năm 2014. Đây là một chính phủ độc tài toàn trị, không có tự do báo chí, không đảng phái chính trị nào tham gia”.

Để củng cố sự cai trị của mình, ông Ben Ali đã ngăn chặn tự do thông tin bằng một chế độ kiểm duyệt gắt gao tất cả các phương tiện truyền thông chính thống, cũng như các tin tức trên internet. Mọi phát biểu của người dân có nội dung phản đối chính quyền đều bị cấm và bị đàn áp, và kết quả là, người dân không còn nơi nào để bày tỏ sự bất bình đối với chính phủ. Ông Samer nói tiếp:

“Tunisia gần như là một đất nước của cảnh sát. Không có kênh nào an toàn để người dân có thể bày tỏ sự thất vọng của mình. Bầu cử luôn là chuyện khôi hài. Các đảng phái chính trị hợp pháp thực sự không còn tồn tại. Lãnh đạo các đảng phái đối lập đã phải sống lưu vong ở nước ngoài. Giống như các nước Ma-rốc, Jordan, Ai Cập, Tunisia là một chế độ toàn trị thuộc loại mềm dẻo. Họ là những kẻ du côn nắm quyền, họ cũng cho phép bầu cử nhưng ở mức độ gian lận khác nhau”.

tunisia-250.jpg
Một phụ nữ Tunisia đạp lên ảnh Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ tại Kasbah, Tunis. Ảnh chụp hôm 18/1/2011. AFP Photo/Fethi Belaid.

Ngoài chính sách cai trị cứng rắn, tình trạng tham nhũng, hối lộ ở Tunisia cũng tương tự như Việt Nam, đã trở thành quốc nạn, và chính sự bất công do nạn tham nhũng, hối lộ hoành hành đã trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Ben Ali.

Tham nhũng, hối lộ đã được bảo kê bởi gia đình cựu tổng thống và gia đình vợ ông ta, tạo điều kiện cho tệ nạn này phát triển, có mặt khắp mọi cấp chính quyền, từ trung ương đến địa phương, trong suốt thời gian Ben Ali nắm quyền 23 năm qua. Lực lượng cảnh sát không phải để giám sát việc thi hành luật pháp, mà là thành phần nhũng nhiễu, hạch sách người dân và là công cụ bảo vệ chính quyền của nhà lãnh đạo độc tài.

Ông Kusai Kedri cho biết: “Tham nhũng ở Tunisia là trường hợp đặc biệt và khác thường ở Bắc Phi và thế giới Ả Rập. Gia đình vợ của tổng thống có một kỷ lục nổi tiếng về sự lạm quyền để tham nhũng đất đai, cho nên về cơ bản, sự bất mãn ở Tunisia đã tồn tại trong một thời gian dài kể từ khi Ben Ali lên cầm quyền”.

Độc tài lãnh đạo, đàn áp chính trị, bóp nghẹt tự do, dân chủ cùng với nạn tham nhũng, hối lộ của chính quyền là những nguyên nhân chính, khiến người dân nổi dậy lật đổ chế độ độc tài của cựu tổng thống Ben Ali. Ngoài các nguyên nhân kể trên, những nguyên nhân nào đã giúp người dân thành công trong cuộc cách mạng này? Đó sẽ là nội dung của bài kế tiếp.

Hơn hai mươi ba năm qua, người dân Tunisia đã bị cai trị dưới chế độ độc tài hà khắc của cựu tổng thống Ben Ali.

AFP PHOTO/FETHI BELAID

Một phụ nữ Tunisia đạp lên ảnh Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ tại Kasbah, Tunis. Ảnh chụp hôm 18/1/2011.

Dân chúng ở đất nước Bắc Phi này đã phải chịu đựng bao nhiêu áp bức, bất công và đã đến lúc không còn chịu đựng được nữa, tất cả những người dân Tunisia cùng nhau xuống đường, cất lên tiếng nói phản đối chính phủ. Và chưa đầy một tháng, họ đã làm nên cuộc cách mạng, lật đổ chế độ độc tài của cựu Tổng thống Ben Ali. Ngọc Trân trình bày tiếp.

Cuộc cách mạng không có lãnh tụ

Đây là lần đâu tiên, một cuộc cách mạng ở đất nước Ả-Rập thành công mà không có bàn tay của quân đội, hay sự nhúng tay của một đất nước nào bên ngoài, mà tất cả đều do chính người dân Tunisia làm nên. Ông Muhammad al-Asi, lãnh tụ Hồi giáo thuộc Trung tâm Hồi giáo ở Washington D.C., cho biết: “Đây là lần đầu tiên, tôi lặp lại, đây là cuộc cách mạng đầu tiên ở 22 nước Ả-Rập, từ Iraq đến Moroco. Đây là lần đầu tiên người dân tự động xuống đường bày tỏ ý nguyện của họ để lật đổ một chính phủ độc tài”.

000_Par3722116-200.jpg
Hai nhân viên an ninh bảo vệ chính phủ lâm thời trước cung điện chính phủ ở Tunis hôm 18/1/2011. AFP photo

Không do quân đội trong nước hay sự ủng hộ của một chính phủ nước ngoài, mà cuộc cách mạng này cũng không có sự hiện diện của một lãnh tụ nào đứng ra lãnh đạo, bởi trong suốt giai đoạn cầm quyền, do chính sách độc tài, không một lực lượng đối lập nào ở Tunisia có cơ hội tồn tại hay phát triển.

Bất kỳ tiếng nói bất đồng hay ý kiến đối lập nào cũng đều bị dập tắt từ trong trứng nước, thế nhưng không vì thế mà người dân không dám đứng lên. Ông Seifeddine Ferjani, một nhà hoạt động nhân quyền, cho biết: “Sau 23 năm bị đàn áp, sau 23 năm hủy hoại nhân phẩm của những công dân Tunisia, sau 23 năm kiểm soát mọi lĩnh vực đời sống của người dân Tunisia về mặt xã hội, chính trị, kinh tế, cuối cùng người dân Tunisia đã nổi dậy.

Phải chăng đó là bối cảnh của một cuộc đảo chính hay có nên gọi là một cuộc đảo chính nội bộ hay không, tôi nghĩ rằng không thể gọi đây là một cuộc đảo chính, vì lý do đơn giản là quân đội không có đủ sức mạnh để thực hiện một cuộc đảo chính nếu như không có sự nổi dậy của đa số người dân. Vì vậy, vấn đề là ở chỗ, người dân của chúng tôi ở Tunisia đã nổi dậy, họ đã bị bắn, họ đã bị xịt hơi cay, họ đã bị đàn áp, và có tin tức về những trường hợp bị hãm hiếp xảy ra ở Kasserine. Cho đến nay, có khoảng hơn 200 người chết. Vì vậy, đây là một cuộc tổng nổi dậy, không phải là một cuộc đảo chính mang ý nghĩa bình thường”.

Đây là lần đầu tiên người dân tự động xuống đường bày tỏ ý nguyện của họ để lật đổ một chính phủ độc tài.

Ông Muhammad al-Asi

Người dân Tunisia bị đàn áp, bị khủng bố, bị nhũng nhiễu, cùng với nạn nghèo đói, thất nghiệp, lạm phát gia tăng, và nhất là tệ nạn tham nhũng, hối lộ hoành hành, là những nguyên nhân khiến cho sự bất mãn trong dân chúng đạt đến cực điểm. Và vụ tự thiêu hôm 17 tháng 1, của Mohamed Bouazizi, một thanh niên 26 tuổi, đã trở thành giọt nước cuối cùng làm tràn ly, thổi bùng ngọn lửa bất mãn trong dân chúng.

Các cuộc biểu tình ở Tunisia đã biến thành những cuộc nổi dậy của người dân. Và như chúng ta đã biết, sau những lần liên tục xuống đường của người dân Tunisia, chưa đầy một tháng, kể từ vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi, vào ngày 14 tháng 1, ông Ben Ali đã cùng gia đình trốn chạy khỏi Tunisia.

Nhiều người ngạc nhiên về sự thành công của cuộc cách mạng ở Tunisia bởi không có sự lãnh đạo của quân đội hay một lực lượng đối lập ở trong cũng như ngoài nước. Cô Selma Beji, người Tunisia, hiện đang học cao học ở một trường ĐH tại Mỹ, nói với đài CNN rằng, cô rất ngạc nhiên khi các cuộc biểu tình chủ yếu bắt đầu từ các nhóm thanh niên và mạng xã hội, có thể dẫn đến một cuộc nổi dậy, lật đổ tổng thống Tunisia cầm quyền suốt 23 năm.

Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng

facebook-250.jpg
Nhiều thiết bị có thể kết nối Facebook. Photo courtesy of Facebook.

Cuộc cách mạng ở Tunisia thành công phải kể đến vai trò của các mạng xã hội như Twitter, Facebook và cả WikiLeaks. Facebook và Twitter đã kết nối những người Tunisia lại với nhau, thực hiện thành công các cuộc xuống đường lớn trên cả nước.

Ông Kusai Kedri cho biết: “Về cuộc cách mạng internet, các trang web đã đóng một vai trò quan trọng, là nền tảng giúp người dân Tunisia nhận ra rằng, có các kênh thông tin khác có thể vượt qua sự kiểm soát của chính phủ. Trong 23 năm qua, Ben Ali đã cố kềm kẹp người dân Tunisian bằng cách chuyển cho họ những thông tin sai lệch, như cho các đài TV mở nhạc suốt cả ngày. Đột nhiên, người dân nhận ra rằng họ có thể liên lạc với nhau. Họ có thể sử dụng Twitter, họ có thể sử dụng Facebook, họ có thể đăng tải những đoạn video lên YouTube.

Về cuộc cách mạng internet, các trang web đã đóng một vai trò quan trọng, là nền tảng giúp người dân Tunisia nhận ra rằng, có các kênh thông tin khác có thể vượt qua sự kiểm soát của chính phủ.

Ông Kusai Kedri

Và điều này đã giúp, như là virus lan truyền, cơ bản là làm cho người dân nhận ra rằng, thực tế ở thế giới bên ngoài có nhiều điều ngoài những điều mà chế độ này, chính phủ này muốn họ biết. Tất cả điều này đã giúp và sẽ giúp dân Tunisia làm cho thế giới biết về đời sống của họ và tôi hy vọng, hôm nay những công cụ này sẽ duy trì sự tự do mà họ đã chiến đấu để giành lấy”.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà báo tự do đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và hình ảnh, cũng như cộng tác với các phương tiện truyền thông chính thống để đưa tin về các cuộc biểu tình. Năm 2009, sau cuộc bầu cử tổng thống ở Iran, các trang mạng xã hội đã trở thành một trong những phương tiện quan trọng, huy động hàng trăm hàng ngàn người Iran xuống đường, chống lại kết quả bầu cử bị cho là gian lận.

Đàn áp, nhưng không thể dập tắt tiếng nói

Trở lại vấn đề Tunisia, những ngày đầu khi người dân xuống đường, chính phủ Ben Ali đã thẳng tay đàn áp với những người biểu tình, ra lệnh cho cảnh sát tấn công đám đông, cho phép cảnh sát bắn vào bất cứ người biểu tình nào không nghe theo lệnh, đóng cửa các cơ quan truyền thông và các trang web. Các blogger cũng đã bị chính phủ tấn công vào tài khoản, lấy cắp mật mã, xóa thông tin, nhằm ngăn chặn những thông tin, hình ảnh về cuộc nổi dậy của người dân ở Tunisia đến với thế giới bên ngoài.

Ông Evan Hill, một nhà báo mạng cho biết: “Có một cuộc chiến tranh mạng diễn ra giữa chính phủ Tunisia và các nhà hoạt động. Tunisia luôn kiểm duyệt các trang web tin tức và các trang mạng như Facebook. Chính phủ cũng xóa các trang Facebook mà họ cho là ảnh hưởng đến chế độ. Rất nhiều người Tunisia nói rằng, có ai đó thường xuyên truy cập vào trang Facebook và các tài khoản Gmail, đánh cắp mật khẩu của họ. Và nếu như họ nhận được mật khẩu trở lại, hầu hết các thông tin của họ đã bị xóa.

Nhưng sức mạnh của internet, sức mạnh của truyền thông đã nhân lên, cho phép chúng tôi vươn tới số lượng quần chúng vô cùng lớn.

Phóng viên Ayman Mohyeldin

Twitter hiện không gặp những vấn đề trục trặc kỹ thuật tương tự như vậy. Có nhiều người dùng internet ở Tunisia đã sử dụng phương pháp trèo tường lửa, và họ có thể lén ra ngoài, thoát khỏi các công cụ giám sát của chính phủ và họ có thể truy cập vào các trang tin tức quan trọng để nhận thông tin”.

Các nguồn thông tin, dữ liệu được cung cấp từ các blogger trên Facebook, Twitter, và video trên YouTube đã hỗ trợ rất lớn trong cuộc cách mạng ở Tunisia và các nước Arab. Các trang mạng xã hội này không chỉ chia sẻ thông tin giữa những người dân Tunisia mà còn với thế giới bên ngoài. Hình ảnh những người biểu tình đã được những người Ả Rập, cũng như các nhà lãnh đạo chính trị trong và ngoài nước quan sát và theo dõi chặt chẽ.

Ông Marc Lynch, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Đông, thuộc trường ĐH George Washington, cho biết: “Một bài học khác đó là, họ muốn làm bất cứ điều gì họ có thể, để cấm không cho các phương tiện truyền thông lên tiếng, để ngăn chặn việc đưa tin về các cuộc biểu tình, để các cuộc biểu tình không thể bắt đầu gia tăng ngoài tầm kiểm soát. Tôi nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Ả Rập vô cùng lo sợ trước những gì họ đã thấy ở Tunisia, nhưng tôi muốn nghĩ rằng phản ứng của họ sẽ thay đổi theo hướng cởi mở hơn thay vì ngược lại”.

Hiệu quả của mạng xã hội. Photo courtesy of Wikipedia.
Hiệu quả của mạng xã hội. Photo courtesy of Wikipedia.

Mối liên hệ giữa các trang mạng xã hội và các phương tiện truyền thông chính thống cũng đóng vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình chống chế độ độc tài ở Tunisia và các nước Ả Rập. Ông Ayman Mohyeldin, phóng viên Đài Truyền hình Al Jazeera, cho biết:

“Những gì họ muốn chúng tôi làm là thực sự liên lạc với những người bạn khác, các thân nhân ở các thành phố khác bên trong Tunisia. Nhưng sức mạnh của internet, sức mạnh của truyền thông đã nhân lên, cho phép chúng tôi vươn tới số lượng quần chúng vô cùng lớn. Cuối cùng là, nó trở thành một công cụ kết nối cho phong trào này, một công cụ kết nối cho cả nước và có lẽ cho toàn bộ khu vực trong những năm tới”.

Cuộc cách mạng ở Tunisia thành công trong việc lật đổ chế độ độc tài, đã chứng minh với thế giới rằng, mọi chế độ độc tài, đi ngược lại nguyện vọng của đa số dân chúng, sẽ bị chấm dứt khi người dân bị dồn tới đường cùng. Một khi sự chịu đựng những bất công trong xã hội của dân chúng lên tới đỉnh điểm thì chắc chắn các nhà lãnh đạo độc tài sẽ phải ra đi.

 

January 31, 2011 Posted by | Chính trị, Thời sự | Leave a comment

Chúc mừng năm mới

Chúc tất cả bạn đọc năm mới Tân Mão an khang, thịnh vượng.

Mừng xuân Tân Mão

Mừng xuân Tân Mão
Cầu mong đất nước
Sạch bóng quân thù
Tự do thanh bình
Quốc Thái dân an
Người dân làm Chủ
Vận mệnh của mình
Ta sẽ trở về
Thăm lại quê xưa…

Phi Vũ
01/30/11

January 31, 2011 Posted by | Uncategorized | Leave a comment

Nguyễn Thanh Ty: Rận trong chăn hải ngoại?

Theo NguoiViet Boston

ran4

Một người bạn ở trong nước chuyển cho người viết một cái link:
http://www.youtube.com/user/HaiNgoaiPhiemDam#p/u/4/E4CicC5UPTk kèm theo lời dặn: “Hãy vào YouTube đính kèm để xem rận trong chăn hải ngoại”.

Thoạt đầu, người viết nghĩ ngay đến bản tin cách đây mấy tháng trên Net, loan tin ở New York bỗng xuất hiện “đoàn quân” rận rệp hút máu người, tấn công các toà nhà cao cấp, khiến giới chức thành phố New York phải đau đầu tìm cách đối phó. Tin đã cũ có gì to tát mà ông bạn phải cất công gửi từ Việt Nam sang cho. Nhưng khi vào xem cái Clip video ngắn ngũi mấy phút này mới hay anh bạn nhắn xéo:

-Phải chăng những nhân vật trong YouTube này là những loài “rận rệp” ở hải ngoại?

Nội dung trong đoạn video ngắn này là ba nhân vật cộng đồng “nổi cộm” ở hải ngoại: Ông Tô văn Lai, cựu giáo sư, chủ trung tâm băng nhạc Paris by Night, Em Xi Nguyễn Cao Kỳ Duyên và ca sĩ Khánh Ly đã xuất hiện trong buổi chiêu đãi của cán bộ Việt cộng Trần huy Sơn Phó Lãnh sự Đặc trách thương mại, Lãnh sự quán VC ở San Francisco tại Hungtington Beach. Truy nguyên nguồn gốc, “sự cố” đã xãy ra từ ngày 19/12/2009. Mãi gần một năm sau, ngày 22/11/2010, ông Ngô Kỷ mới phát giác và la toáng lên. Nhưng không hiểu vì sao giới truyền thông, các hội đoàn, các tổ chức cộng đồng đều đánh bài lờ, không nghe ai nhắc đến.

Trong lúc đó, cái link này phát tán về Việt Nam, chạy lòng vòng cả năm (dám chạy thẳng vô Bắc Bộ phủ và cả Bộ 4T nữa à nha) rồi chạy ngược qua Mỹ, tới tay người viết.

Người ta thấy ông họ Tô với cái trán hói bóng lưỡng, đang hể hả cười nói toe toét với các em cán bộ vẹm, vừa ăn uống nhồm nhoàm. Em Xi tấu hài Kỳ Duyên rất sex trong bộ váy màu đen hở rộng ngực. (Phía bên dưới cái link, ông bạn còn cẩn thận gửi kèm cho tấm ảnh bán thân “nuy”, Kỳ Duyên đang nằm ngữa với cái ngực xẹp lép, bày hai cái núm đen thui to bằng ngón tay út, trông rất ớn chè đậu) Còn ca sĩ Khánh Ly thì rất ngây thơ cụ, ỏn ẻn nói rằng “tưởng hôm nay không được hát” (phục vụ) nên em ăn mặc không được chỉnh tề. Mặc dù em mặc rất Tây.

Không rõ suốt “đêm hôm ấy đêm gì” ba nhân vật này tí tởn, vui thú với các cán bộ vẹm ra sao. Đoạn clip ngắn này chỉ cho thấy Em Xi Kỳ Duyên rất hý hửng trân trọng giới thiệu một vị khách danh dự đêm nay: “Trưởng cơ quan Thương vụ và Đầu tư: ông Trần huy Sơn”. Đó là một tên mập ú, ngấn thịt ở cổ bị nghẹt bởi cái cà vạt thít chặt, vừa thở hổn hển vừa nói mấy câu cụt lủn, chào mừng các đại gia Việt kiều đã làm ăn với Nhà nước Việt Nam thời gian qua thành công tốt đẹp. Và ca sĩ Khánh Ly bẽn lẽn, e ấp con nai chà, khép nép xin hát bài Mưa hồng, nhạc của bồ tèo Trịnh Công Sơn, gọi là để đáp lời yêu cầu của vẹm. Thật là một công đôi việc. Vừa nâng bi vẹm, vừa chứng tỏ lập trường của “Việt kiều tị nạn Cộng sản yêu Xã hội Chủ nghĩa”.

Ba nhân vật mà “vua biết mặt, chúa biết tên” này đã trốn chạy cộng sản trối chết từ cái nẫm 75, sao nay lại “hồ hởi phấn khởi” có mặt trong hang ổ của cộng sản? Sự hiện diện của chúng có phải là đã theo đuôi voi hít bả mía hay “tát nước theo mưa” kiếm chút danh, chút tiền?

Chúng ta thử tìm hiểu xem và vì sao anh bạn quốc nội lại gán cho cái YouTube này một cái tên xấu xí, phản cảm: “Rận trong chăn hải ngoại”! Có phải là anh bạn có ý ám chỉ bọn ba người này là loài ký sinh?

Rận, rệp, chí (chấy) là loài ký sinh trùng sống bám loài người và cắn hút máu người để tồn tại. Khoảng thập niên 40 – 50 loài ký sinh này là một đại nạn cho người dân nghèo cả nước. Sáng sáng, cái cảnh ngồi ngoài sân phơi nắng, chổ này, hai bà đè đầu nhau bắt chí, chổ kia, mấy ông cởi trần áo ra bắt rệp, chổ nọ, có người đem chăn ra, mò mẫm trong mấy đường viền tìm rận ẩn núp để giết…thường thấy ở làng nào, xóm nào cũng có.

Sau nhờ có chiến dịch “Diệt trừ sốt rét” phun thuốc D.D.T của chính phủ Ngô Đình Diệm phát động rộng rãi, sâu khắp thôn làng, xã ấp giúp dân, vừa trừ muỗi vừa diệt rận rệp nên đại nạn này đã được đẩy lui và cuối cùng loài ký sinh này gần như hoàn toàn bị tiêu diệt.

Nhưng thành ngữ “Có đắp chăn mới biết trong chăn có rận” đến nay vẫn thường được dùng để chỉ những việc tồi tệ, những người xấu xa, đồi bại trong nội bộ mà chỉ người trong cuộc mới biết rõ, giống như người đắp chăn bị rận đốt ngứa ngáy, khó chịu, trong khi người ngoài lại cứ tưởng họ đang sung sướng trong chăn ấm.

Những cán bộ cộng sản phản tỉnh như Bùi Tín, Vũ thư Hiên, Dương thu Hương, Nguyễn minh Cần, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn thanh Giang… đã viết rất nhiều bài báo, công bố nhiều tài liệu tố cáo, vạch trần những thủ đoạn tàn ác, bịp bợm, dối trá của chế độ cộng sản Việt Nam ra ngoài cho bàn dân thiên hạ cùng biết, đều là “những kẻ đã đắp chăn cộng sản” một thời, nên biết rõ những con rận cộng sản trong chăn nó ghê tởm, đáng sợ đến như thế nào.

Anh bạn ở trong nước, xưa nay chân chỉ hạt bột, có lẽ cũng đã thiệt thà nghĩ như đinh đóng cột rằng tất cả những ai tỵ nạn cộng sản ở nước ngoài đều là bất cộng đái thiên với cộng và quyết lòng chống cộng đến chiều, nên khi xem cái YouTube thấy có ba “nhân vật nổi cộm” lại có mặt trong hang ổ Việt cộng, lại còn “hồ hởi phấn khởi” nói cười thân thiết với chúng nữa nên mới ngạc nhiên, lấy làm lạ và bất bình mà gọi chúng là “rận trong chăn hải ngoại”.

Nghĩ như thế e cũng không sai. Cả ba nhân vật trên (và còn nhiều văn nghệ sĩ khác nữa) lâu nay quả là đã sống nhờ trong chăn bảo bọc, thương yêu của cộng đồng Việt tỵ nạn cộng sản. Từ miếng ăn, cái uống hàng ngày, đến đời sống vinh hoa phú quí, lên xe xuống ngựa, nhà cao cửa rộng, nhất nhất mọi thứ cũng đều do cộng đồng tỵ nạn nuôi dưỡng cả.

-Ông Tô văn Lai. Một ông chủ báo ở Boston kể rằng: “Thuở còn hàn vi, chân ướt chân ráo mới qua Mỹ, thầy Lai tự mình ôm băng cát xét đi khắp nơi để bán lẻ. Mỗi lần đến Boston đều ăn nhờ ở đậu nhà ông ta. Ông còn dẫn thầy Lai tới mấy tiệm bán đồ lưu niệm ở Boston và Dorchester giới thiệu để làm quen bán băng. Mấy năm sau, nhờ quay video Paris by Night, kinh tế thầy Lai khấm khá lên. Khi nhà văn Duyên Anh, người đầu tiên viết lời giới thiệu cho các cuốn băng, chết, ông chủ báo chỉ đường cho thầy Lai mời ông nhà giáo kiêm nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đang ở dưới trướng của vợ chồng Hương-Nghĩa báo Làng Văn ở Canada, thay thế. Không ngờ số tử vi của hai ông thầy hạp nhau nên con đường “phi thương bất phú” của thầy Lai phất lên như diều gặp gió. Và cũng từ đó, ông thầy họ Tô quên mất ông chủ báo năm xưa là ai nên một đi không bao giờ trở lại.

Cuốn Paris by night 40, chủ đề “Mẹ”, còn có tên là B40, đã một thời gian dài làm cộng đồng tị nạn “lên máu” vì hậu ý bưng bô tuyên truyền cho cộng sản. Thầy Ngạn “liều mình cứu chúa” ra sức bênh vực cho thầy Lai và thanh minh, thanh nga cho mình “rằng thì là”. Nay thầy Lai chường mặt trong hang ổ Việt cộng, không biết thầy Ngạn sẽ biện minh ra sao. Hay là thầy Lai đã bán Thúy Nga cho tập đoàn Six Flags rồi? Hoặc giả hai thầy Lai-Ngạn sẽ hợp ca bài “Lý con sáo sang sông”: “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi đọa” rồi cười trừ?

Trong cái YouTube này chỉ thiếu có mặt thầy Ngạn nữa là đủ bộ “Tứ nhân bang” Thúy Nga Paris by night. Thầy Ngạn đã bỏ lỡ một dịp may hiếm có. Uổng quá đi mất!

-Nguyễn Cao Kỳ Duyên tốt nghiệp luật sư nhưng không biết sao lại không hành nghề thầy cãi lại theo “anh Ngạn” kiếm cơm. Ban đầu nói tiếng Việt còn ngọng nghịu, đôi khi nói trật bậy khiến khán giả cười ồ. Cô lại tưởng mình pha trò có duyên, cứ nói một câu rồi cười trước một tràng há há, hố hố rất là ngớ ngẩn, lãng nhách. Tục ngữ có câu “Những người chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy là người vô duyên”. Không biết giờ này cô ta đã biết câu này chưa? Nếu không có “anh Ngạn” mơn bóng cho cô ta tung hứng thì liệu cô có còn đứng trên sân khấu được đến ngày hôm nay không? Và nếu một ngày gần đây, “anh Ngạn” hết thời, không biết Kỳ Duyên sẽ sống bằng cách gì đây? Nói đùa thôi! Chứ em Kỳ Duyên mà “lộ hàng”, “khoe cái sự đời giữa đàng” ra như mấy pha trong cuốn băng Dancing with Stars của Thúy Nga thì khối có anh mời cô ta làm người mẫu, chụp ảnh sex làm bìa báo Playboy. Lúc ấy tha hồ mà ngồi đếm bạc cắc.

Dẫu sao thì em Kỳ Duyên cũng được thừa hưởng trọn vẹn cái “gien” di truyền của mẹ và cha, một loại “gien” đặc biệt của giống tê giác có da rất dầy, truyền lại, cổ kim hiếm có.

Cũng có thể sau này em sẽ theo cha Cao Kỳ làm nghề “cò đất”, tiếp tực sự nghiệp làm trung gian cho đại gia Đào Hồng Tuyển, người giàu nhất Việt Nam hiện nay. Kỳ đã thành công với một thương vụ xây dựng resort và sân golf lên đến 1.5 tỉ Mỹ kim. Hoặc vừa bưng phở vừa song ca với mẹ bản “Em như cô gái hãy còn xuân” để giúp vui cho thực khách cũng được ối tiền.

-Em Khánh Ly, khoảng năm 1960-1964, đi hát vất vả ở các phòng trà Đà lạt với cái hỗn danh là “Mai chân voi”, mặt mũi nhếch nhác, mấy năm trời mà chẳng ai biết đến cái tên Khánh Ly. Năm 1965, tình cờ anh Trịnh công Sơn “nhứt y nhứt quởn” nhà mình, năm ba bữa lại bỏ đám học trò Thượng lem luốc, bẩn thỉu ở Bảo Lộc, vù lên Đà Lạt cặp với em, để nhờ em lăng xê “chùa” mấy bản tình ca của mình thuở còn đang là giáo sinh sư phạm Qui Nhơn như “Diễm xưa”, “Nắng thủy tinh”, “Biển nhớ”, “Nhìn những mùa thu đi”… trên đài phát thanh Đà Lạt. Danh chưa nỗi mà tiếng thì đã mang. Thật oan cho em Mai quá. Có tiếng, không có miếng.Người viết vốn quen với anh nhạc sĩ này từ lâu, biết tỏng anh là “liệt sĩ”, chẳng đánh đấm được gì sất.

Mãi đến mùa hè năm 1967, bị tên đao phủ thủ Hoàng Phủ Ngọc Tường cấy “sinh tử phù CS”, anh Sơn làm tập “Ca khúc Da vàng” rồi trốn lính, mang nhạc và em “Mai chân voi” về Sài Gòn hát cho sinh viên nghe. Lại được cái đám sinh viên “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” Mẫm, Toại…thổi ống đu đủ lên, từ “chân voi” thành “Nữ hoàng chân đất”, em Lệ Mai bỗng nổi tiếng ngang xương.

Kể từ đó em thành “danh ca” và cứ phơi phới đi lên trong làng ca hát. Để trả ơn, cũng là để hưởng ké chút hào quang của anh nhạc sĩ phản chiến, lúc nào em cũng “anh Sơn ơi! anh Sơn hỡi”, giống tư cách anh hoạ sĩ Nguyễn văn Liễu tự Trịnh Cung, rất là lố bịch. Cũng kể từ đó, em Khánh Ly trở nên chảnh, kiêu kỳ kiểu “trưởng giả học làm sang”, về nước tuyên bố nhiều câu láo lếu để “đắc nhân tâm” với cộng, khiến bà con hải ngoại thất vọng, mất cảm tình dần. Tuy nhiên em vẫn sống khoẻ, sống hùng trong chăn khoan dung, nhân hậu của cộng đồng.

Để biết thêm con người mặt sấp, mặt ngữa của em, chúng ta xem lại một bài báo của vẹm, tờ ANTG, ca ngợi em như thế nào với nhan đề: “Ca sĩ Khánh Ly… lại nhúng chàm”

Trích:

Ngày 10/1/2006, tại bang California, Mỹ, ca sĩ Khánh Ly (KL) đã có cuộc trò chuyện trực tuyến trên mạng Internet do một tờ báo nổi tiếng chống Cộng, tổ chức. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như trong cuộc trò chuyện này, KL không tuôn ra những lời nói ngược lại hoàn toàn với những gì mà KL đã bày tỏ trong 2 lần về thăm quê nhà.

“Cuối năm 1996, khi KL cùng chồng là Nguyễn Hoàng Đoan (một nhà báo thời chế độ cũ, nổi tiếng không kém KL trong lĩnh vực chống cộng ở hải ngoại) làm đơn xin phép về Việt Nam thăm gia đình, và đã được Nhà nước chấp thuận. Ngày 8/1/97, KL nhập cảnh tại sân bay TSN… Thời điểm này, chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc với KL và được KL cho biết: “Ở bên Mỹ, người ta tuyên truyền dữ lắm. Nào là nghệ sĩ như tụi tôi về đây, sẽ bị theo dõi 24/24 giờ, bị làm khó dễ, thậm chí có thể bị bắt”.(?)

Trong buổi tiếp xúc, gần suốt 2 giờ đồng hồ, KL đã thanh minh về những gì mình làm trên đất Mỹ. KL nói: “ Tôi rất hối hận, tôi mong muốn trong nước quên đi những lỗi lầm quá khứ của tôi. Tôi chỉ muốn về thăm quê hương như một người bình thường”. Trả lời về việc tham gia đại nhạc hội do “nhóm phản động Hoàng Cơ Minh” tổ chức, KL cho biết”: “Tôi tham gia vì ham vui, vì… tiền chứ chẳng bao giờ tin vào Hoàng Cơ Minh. Sau khi thấy rõ những chuyện bịp bợm, tôi từ từ rút lui bằng cách mỗi khi “chúng nó” (nguyên văn chữ dùng của KL) mời tôi hát, tôi lại nói bận hát chỗ này, chỗ kia rồi”. Nhận định về nhóm Hoàng Cơ Minh, KL thẳng thừng: “Chúng nó điên hết chứ có tỉnh táo gì đâu. Thật ra tôi chẳng sợ chúng nó, chúng nó chỉ chuyên nghề chụp mũ, đe dọa là tài…”

Ngày 4/5/2000, KL nhập cảnh VN lần thứ hai, vẫn với lý do về thăm gia đình. Gặp gỡ chúng tôi, KL ra sức bào chữa rằng, dưới sức ép của đám phản động, KL buộc lòng phải hát vì “không hát thì coi như không xác định lập trường… chống cộng”. Một lần nữa, KL lại “hối hận”, lại “xin tha thứ”, lại “mong trong nước hiểu cho hoàn cảnh của tôi”. Hỏi về cảm tưởng KL qua những ngày về thăm quê KL đáp: “Vui lắm, thoải mái lắm. Chỉ riêng lĩnh vực ca nhạc thôi, ở Mỹ làm sao mà tổ chức được một live show. Hầu hết đều hát ở trong phòng trà, nhà hàng ăn, trong… sòng bạc. Còn ở VN, tôi thấy làm live show rất tự do…Ở bển nghe tuyên truyền dữ lắm, nhưng về đây mới biết họ chỉ tuyên truyền bịp bợm. Trong mấy ngày vừa qua, tôi đi nhiều nơi, và thấy không khí ca nhạc rất sôi nổi. Ngay cả những quán ăn cũng có “hát với nhau”, ai thích hát thì cứ lên hát’

Điều chắc chắn là trong buổi giao lưu trực tuyến này, KL không phải chịu sức ép của một ai để… bày tỏ lập trường chống cộng như KL đã từng thanh minh trước đây cũng như không thể nói vì ham vui, hay vì thiếu nhận thức. Một lẩn nữa, KL lại… nhúng chàm.

Cuối cùng, có thể khẳng định một điều: Nếu không có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, KL bây giờ vẫn là Nguyễn Lệ Mai, và có thể đang cà lơ phất phơ đâu đó… Còn Trịnh Công Sơn không có KL, thì vẫn cứ nổi tiếng như thường. Qua buổi trò chuyện trực tuyến này, KL đã tự tay mình, đóng chặt cánh cửa về với mái nhà quê hương, dân tộc”.

(Ngưng trích)

Bỏ qua luận điệu rất ngây ngô, trẻ con của báo ANTG về những lời lẽ đầy hậm hực vì đã bị Khánh Ly lừa với chiêu thức “đi với ma mặc áo giấy” trong những lần về nước, để “lật tẩy” tố ngược cô ca sĩ này với hải ngoại như một cách “mách bu”, người ta thấy em Khánh Ly rõ ràng là một kẻ “sớm đầu tối đánh”, “gió chiều nào phất theo chiều ấy”. Ở đây nói khác, về nước nói khác, y như con tắc kè đổi màu da. Cũng chỉ vì tiền mà thôi. Về tiền thì Khánh Ly vẫn nổi tiếng về quái chiêu “Xù show nâng giá”. Báo ANTG được dịp tố xả láng để hạ nhục cô ca sĩ “nhúng chàm” đã lừa chúng:

“Cũng cần nhắc thêm rằng ở Mỹ, giới văn nghệ đã đặt cho KL 2 biệt danh là “ca sĩ xù show” và “nữ hoàng nâng giá”. Sở dĩ có chuyện này là vì rất nhiều nhạc hội, mặc dù đã nhận lời nhưng đến phút chót, KL đòi tăng tiền cát sê, không tăng không hát. Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, khi môi giới cho KL đi hát tại Philippines với giá 3.000 USD nhưng vài ngày trước khi lên đường, KL đòi thêm 2.000 USD nữa khiến Trầm Tử Thiêng phải móc tiền túi ra bù để giữ uy tín. Chả thế mà trước khi chết, trong di chúc, Trầm Tử Thiêng dặn gia đình cấm cửa KL, không cho phép đến viếng. Trong show “Đêm dạ vũ mùa đông”, tổ chức vào ngày 20/12/2002 , KL cũng đòi tăng thêm 2.000 USD mới chịu hát. Bầu show của chương trình này là bà Nga, đã cay đắng: “Khi nghe tôi nói có mời KL, nhiều người khuyên tôi nên cẩn thận. Tôi nghĩ không đến nỗi vì tôi đồng ý với giá tiền mà KL đưa ra, lại thêm Duy Thanh cam kết, bảo đảm nữa. Ai dè…”. Trong một show khác tổ chức ở thành phố Phoenix , ca sĩ Lệ Thu và KL cùng được mời, nhưng KL cho rằng show này do Lệ Thu đứng sau lưng, tổ chức, và Lệ Thu sẽ kiếm lời nhiều nên KL… xù, lấy lý do phải sang Nhật. Lệ Thu nói: “Theo tôi biết thì cô ta không có đi đâu hết, mà do tức nên cô ta xù show. Bầu Nam ở Atlantic City cũng là nạn nhân của KL: “Năm 2003, tôi và anh Hưng tổ chức một đêm ca nhạc, có mời KL và KL đã đồng ý cát sê là 3.000 USD. Nhưng, trước ngày diễn ra đêm nhạc, KL điện thoại, yêu cầu phải thêm 2.000 USD nữa thì mới hát. Mặc dù trên quảng cáo có in hình ca sĩ hết rồi, nhưng lật lọng kiểu đó tôi không chơi. Tôi cáo lỗi với khán giả là máy bay hủy chuyến, KL không đến được”. (Trích bài báo thượng dẫn)

Ấy vậy mà, hở ra một cái là lẽn đi đánh đu với tinh, đâm sau lưng chiến sĩ, phụ lòng bao nhiêu người đã ra ơn nuôi nấng, đùm bọc.

Cái YouTube này đã như một xô nước lạnh, tàn nhẫn tạt vào mặt dân tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại. Dĩ nhiên bọn vẹm sẽ tha hồ sung sướng và “vỗ tay reo mừng chiến công” này. Đây là một thành công lớn của chúng trong kế hoạch thực thi Nghị quyết 36 dùng để phá vỡ mặt trận chống cộng của người Việt Quốc gia chân chính. Chúng đã phá được một mắc xích chống cộng trong giới xướng ca.

“Xướng ca vô loại” thêm một lần nữa, câu chê trách của ông bà ta từ ngàn xưa vẫn còn đúng khi mà cái bọn xướng ca này vẫn vô giác, vô tri:

“Thương nữ bất tri vong quốc hận

Cách giang do xướng Hậu đình hoa”.

Cách nghĩ của anh bạn, hẵn cũng là của đa số của người dân trong nước, đã nói lên một nỗi thất vọng đắng cay về những kẻ “mang căn cước tị nạn” đang chiến đấu trên mặt trận văn hóa, mà họ mong mỏi sẽ là những chiến sĩ can trường trở về quang phục quê hương trong tương lai, lại cam tâm làm tôi tớ cho kẻ địch chỉ vì tiền mà mờ mắt, tối lương tri, vất bỏ danh dự.

Người viết cũng rất buồn lòng có cùng ý nghĩ như thế. Hiện tại, không những chỉ có ba “nhân vật” xướng ca này thôi đâu. Đã có nhiều “quái nhân, dị thú” trong hàng ngũ tướng tá, văn nghệ sĩ, nhiều nhất vẫn là giới ca kỷ, tiếng tăm một thời, cũng đã vì đồng tiền hôi tanh mà họ đã vội quên cái quá khứ đau thương, quên thân phận lưu vong của mình mà muối mặt quay về bắt tay với kẻ thù đã từng giết hại mình, từng xua đuổi, sĩ nhục mình còn hơn cả loài súc vật.

Thật là một điều đáng tiếc, đáng xấu hổ trong cái chăn tị nạn hiện nay lại hơi bị nhiều loài rận rệp trú ẩn. Chúng có mặt khắp mọi nơi: Tôn giáo, Giáo dục, truyền thông,(báo chí, truyền thanh, truyền hình), các đoàn thể cộng đồng. Cả ở lĩnh vực kinh tế hàng quán, chợ búa… Và cả trong giới khoa bảng. Chúng vừa cấu kết với kẻ thù vừa hút máu dân tị nạn.

Có một điều rất mĩa mai, xót xa là trong cộng đồng có một số (khá) đông biết rõ mười mươi rằng một số ca kỷ là loài ký sinh, đánh đu với cộng, mà vẫn hể hả, nhơn nhơn, vui vẻ đua nhau tình nguyện đưa thân cho chúng hút máu, tức mua vé đi xem Đại nhạc hội của chúng mà thản nhiên quay lưng mặc kệ những lời thiết tha kêu gọi tẩy chay, phản đối của các đoàn thể chống cộng, có lòng với quê hương dân tộc.

Nhưng mỗi sự việc đều phải được nhìn dưới những góc độ khác nhau, biết đâu ba “nhân vật nổi cộm” hiện diện trong đêm chiêu đãi của Lãnh sự quán Việt cộng tại Hungtinton Beach có thể vì một lý do thầm kín nào khác ngoài lý do tiền?

Người viết chủ quan nghĩ rằng họ không thể theo cộng được. Dẫu có theo, bọn cộng cũng chẳng tin. Chúng chỉ lợi dụng lúc cần cho nhu cầu mà thôi. Xong việc, chúng sẽ đá đít ngay tức khắc. Như cái tên tiến sĩ triết kiêm luật sư Nguyễn Hữu L… ở San Jose là một ví dụ ê chề.

Biết đâu ba nhân vật này trà trộn vào để bắt cọp chăng? Không vào hang cọp sao bắt được cọp?

Có người cũng đã từng lên tiếng bênh vực cho tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ là đang đóng vai Hàn Tín, đại nhạc sĩ Phạm Duy đóng vai Câu Tiễn, hy sinh danh dự cá nhân, chịu nhiều phỉ báng, khinh miệt của đồng đội, đồng bào để thi hành “khổ nhục kế”, cốt được tiếp cận kẻ thù để thừa cơ “tương kế tựu kế” tiêu diệt toàn bộ hang ổ nhà chúng.

E rằng với tuổi đời đã quá cao, hai nhân vật này chỉ có thể thực hiện được hồi một của kịch bản là “lòn trôn” và “nếm phân”. Chưa kịp đến hồi hai thì đã… hui nhị tỳ. Công cốc!

Nhưng lập luận này mới nghe qua cũng có lý làm người viết nhớ lại một chuyện vui.

Năm 1981 ở tù về, gặp lại bác Bảy Hồng, trước 75 là Trung sĩ lính Quân cụ. Tuy vai vế trong họ gọi là bác nhưng tuổi chúng tôi lại xấp xỉ nhau. Năm 1977, vợ bác dẫn hai con vượt biên bị chết. Năm 1980, bác lấy một mụ “nhảy núi”, lúc ấy đang chức Chủ tịch Hội Phụ nữ Huyện. Người trong làng cười bác là “quân Ngụy” mà đi kết duyện với vẹm. Ông Ba, anh ruột của bác, xưa là Cảnh sát đặc biệt cũng chửi bác hết lời.

Tôi hỏi bác tại sao, bác cười khà khà giải thích:

-Ông Ba chửi tao là mất lập trường Quốc gia, cấu kết với con mẹ Việt cộng. Ổng chỉ chống cộng bằng nước miếng thôi. Tao đây mới là chống cộng thứ thiệt nè. Mầy thấy có ai dám đâm Việt cộng hà rầm không? Tao đây đêm nào cũng đâm con mụ này để chống cộng đó. Mày thấy tao bảnh chưa?

-Nghe nói con mụ gầy teo như con mắm, già háp như bắp khô, hứng gì mà đâm?

-Ý! Đừng lầm nghe mậy. Con mẹ này “gầy là thầy đ…” đó. Ở trên núi lâu ngày nó thèm đàn ông chí chết. Giờ có tao, đêm nào con mẻ cũng hô “xung phong”, nhào dzô đánh cho “Mỹ cút Ngụy nhào”, tao xáp chiến, đâm mẻ ngất ngư, mẻ còn hô khẩu hiệu “đả…đả…đả…”.

Sáng hôm sau mẻ vừa tí tởn hát ông ổng “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ…” vừa phục vụ “tiểu táo” cho tao một tô phở tái xe lửa với hai trứng hột gà. Tao cười ngất trọng bụng. Đêm qua rõ ràng mẻ gặp thằng cu tí của tao mà mẻ nói gặp Bác Hồ. Hê hê.

Tôi phì cười với cái tiếu lâm của ông bác. Ngẫm nghĩ thấy cũng có lý. Thương cho roi cho vọt. Ghét cho ngọt cho ngào. Đêm đêm bác Bảy Hồng của tôi đâm con mẹ Việt cộng lút cán ngọt ngào cũng là một cách để trả thù lão Hồ dâm tặc. Nhưng mấy năm sau, bác bỏ dép chạy lấy người. Hỏi bác, vẫn cái cười khà khà, hề hề vô tâm cố hữu, bác nói:

-Con mẻ bắt tao ở nhà nuôi heo, bầy heo năm con. Suốt ngày mụ ta xách nón cối đi họp miết. Chiều chiều tao đi vô xóm nhậu đế với “chiến hữu”, quên tuốt cái vụ cho heo ăn, bỏ heo đói. Mụ nổi tam bành chửi tao là đồ vô dụng, ăn hại đái nát. Tao xáng một bạt tai cho câm họng. Mẻ đưa tao ra Hội Phụ nữ kiểm điểm rồi đòi ly dị. Ừ! Ly di thì ly dị. Bây giờ tao khoẻ re!

Cách chống cộng kiểu của bác Bảy Hồng của tôi kể ra cũng khá gian khổ. Không biết “bộ ba quái nhân” trên có phải cũng chống cộng theo kiểu vừa tích cực lại vừa tiêu cực đó chăng?

Nhưng ngẫm kỹ e không hợp lẽ. Em Kỳ Duyên thì còn khả dĩ, vì “điện nước” em còn đầy đủ, có thể dùng “mỹ nhân kế” để “đâm” cộng chết (sướng) hoặc bị cộng “đâm” lại mà (sướng) chết. Chứ anh Tô văn Lai và em Khánh Ly già khú đế, loại già ngắc “ngoài tươi trong héo”, xếp ly thuộc hạng “khứa lão, ghế lão” rồi thì nước nôi (con mẹ) gì mà đánh với đâm?

Vậy thì cái sự “bẹo hình bẹo dạng” của họ ở Lãnh sự quán Cộng sản vì mục đích gì?

Chắc chắn đây là kế sách chiêu dụ của Nghị quyết 36, mua chuộc ba “quái nhân” này làm chim mồi ra sức gáy cúc cù cu…rồi quay phim, phát tán tuyên truyền trong cộng đồng hải ngoại chính sách “hòa hợp hòa giải” để nhữ những con chim cu ngu ngơ, ngốc nghếch khác ham danh, hám lợi, chuẩn bị chun đầu vào rọ không?

Nhớ lại trước đây cũng đã từng có những “quái nhân, dị thú” ăn phải bả vẹm, thích chơi nổi, lấy tiếng với cộng, vẽ cờ Quốc gia trong chậu rửa chân, in báo, triển lãm tranh, tượng Hồ, cờ máu… mặc kệ cha mẹ mình là dân H.O tị nạn kêu khóc, can ngăn hết lời.

Cũng chính cái âm mưu thâm độc có tên là “giao lưu văn hóa” này, mấy năm gần đây Nhà nước Cộng sản đã liên tục đưa ra hải ngoại, hết đoàn văn công này đến đến đoàn văn công khác để chiêu dụ, lôi kéo những kẻ nhẹ dạ, đầu óc bả đậu, mê muội, nhắm mắt, nhắm mũi kéo nhau đi xem. Còn bọn “xướng ca vô loại” thì hám tiền, quên hết quá khứ đau thương, tủi nhục, lũ lượt kéo nhau về nước xin cộng cho phép ca hát, làm trò mua vui cho chúng.

Có kẻ còn ton hót, nịnh bợ lấy lòng cộng bằng những lời bợ đỡ vô liêm sĩ: “Tôi chống gậy chứ không chống cộng. Nếu Đảng cho tôi 10 ngàn đô tôi sẽ sẵn sàng ca tụng Bác Hồ”. Lại có đứa tuyên bố một cách trơ trẽn: “Giờ tôi mới thực sự thấy mình có một quê hương”.

Vân vân…

Chúng quên hoặc giả vờ quên mất những thủ đoạn khốn nạn của cộng đã từng cướp đoạt hết nhà cửa, tài sản trong vụ lập làng “Văn nghệ sĩ” bịp bợm. Chúng quên luôn những bài báo của bọn văn nô, ghen ăn ghét ở trong nước đã chửi rủa chúng nhục nhã thậm tệ như thế nào.

Về lại hải ngoại, mặt chúng cứ trơ ra. Da mặt chúng dầy lên, nhơn nhơn tự đắc, chẳng biết xấu hổ là gì. Mà cũng lạ cho tình người! Khi chúng về nước ca hát, làm trò khỉ thì cộng đồng ở đây chửi rủa chúng không tiếc lời. Lúc chúng trở lại thì ùa nhau rần rần đi xem, làm như không đi xem được thì dòng họ cả nhà nó phải chết. Vậy có đáng nọc chúng ra mà đánh bằng hèo cho văng bớt bả đậu trong não ra không? Đứa hát một roi, đứa coi một chục!

Thế mới biết con năm cha, bảy mẹ khó mà chung lòng hợp ý trong công cuộc đấu tranh quang phục quê hương lắm vậy.

Mới đây, Nghị quyết 36 của cộng lại tiến thêm một bước mới trong mưu đồ kêu gọi người Việt hải ngoại “chung tay xây dựng xã hội chủ nghĩa” bằng chiêu thức mị dân, thay nhóm chữ “Việt kiều khúc ruột ngàn dặm” bằng nhóm chữ “Đồng bào định cư ở nước ngoài”, đổi trắng thay đen, mặc nhiên biến chúng ta thành kẻ đi làm ăn xa, sinh sống ở xứ người, chứ không phải vì chúng tàn ác quá mà ba triệu người phải bỏ xứ ra đi tị nạn, để gián tiếp xóa bỏ “căn cước tị nạn cộng sản” của chúng ta. Đây quả là một đòn thâm độc, tinh vi của bè lũ chồn cáo. E rằng sẽ có người vẫn mắc bẫy cò ke của lũ chúng.

Hỡi những ai còn chút lương tri, xin đừng quên rằng chúng ta bỏ nước ra đi chỉ vì khao khát hai chữ tự do. Và ra sức chiến đấu không mệt mỏi suốt hơn ba mươi năm nay, cốt dành lại tự do cho đồng bào còn đang bị bọn cộng nô áp bức, đày đọa tại quê nhà, chứ không phải ra đi vì vinh hoa phú quí cho bản thân hay cho gia đình mình.

Ngày nay bọn cộng không còn đội nón cối, mang dép râu, đeo AK đi uy hiếp, đàn áp buộc người dân theo chúng nữa. Cách này chỉ có áp dụng được trong nước thôi. Ở hải ngoại chúng dùng phương pháp mua chuộc và ru ngủ tinh vi hơn để lừa gạt và chiêu dụ kẻ hám tiền. Mỗi năm chúng chỉ cần trích ra 2 tỉ trong số 8 tỉ Mỹ kim (đau đớn thay) lại do hải ngoại gửi về cũng đủ đè chết những người có tâm huyết với đất nước, chống lại chúng. Văn hóa phẩm như băng nhạc, video, sách báo…chứa đựng hình ảnh quê hương, các món ăn dân tộc, các bài hát tự tình v.v… đều mang tác dụng gợi cho người hải ngoại nhớ quê, nhớ nước rồi nao lòng ôm đầu về nạp mạng cho chúng xơi tái.

Trong chăn hải ngoại có rận! Người trong nước đã kêu lên lời báo động. Chúng ta hãy đáp lời kêu gọi, mau mau lật chăn bắt rận. Nhưng chúng ta cũng không vì một vài con rận hôi hám quấy rầy mà giận quá mất khôn đi đốt chăn.

Chăn có sạch sẽ, chúng ta mới khỏe khoắn, mới đủ sức mạnh, bền tâm, vững chí đấu tranh cho tự do dân tộc tốt đẹp được.

Ngàn năm trước, An Dương vương nước Âu Lạc, nước bị mất, thân bị diệt cũng bởi con gái mình là Mỵ Châu làm nội ứng cho giặc. Năm 1975 nước Việt Nam Cộng hòa bị giặc cộng cướp mất cũng bởi đám người “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”. Ngày nay, những con rận hải ngoại cũng đang nối giáo cho giặc, phá hoại thành trì chống cộng của chúng ta từ trong ra ngoài.

Nếu chúng ta không ra tay diệt chúng ngay bây giờ để trừ hậu hoạn thì e rằng sẽ quá trễ một khi bọn cộng sản tràn được vào miền đất tự do này.

Và lúc đó sẽ không còn có nơi nào trên trái đất này để chúng ta di tản một lần nữa.

Nguyễn Thanh Ty Boston, 01/16/11

January 30, 2011 Posted by | Phiếm luận | Leave a comment

Cù Huy Hà Vũ – khúc xương khó nuốt

Theo danchimviet.info

Tác giả: Nguyễn Tường Tâm

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: bauxitevn

Cù Huy Hà Vũ có một nhân thân đặc biệt, có một gia thế đặc biệt, có một quan hệ xã hội cá nhân đặc biệt, tình hình hiện nay đặc biệt, điều luật truy tố ông rất đặc biệt, tất cả các điều đó khiến cho Đảng đã và sẽ còn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết vụ án, kể cả muốn dùng các biện pháp đặc biệt trấn áp hay mua chuộc bị can cũng không thể làm được, và ngay cả tìm một chánh án để xét xử bị can cũng gặp khó khăn, chẳng ai muốn “bị” cử làm chánh án vụ Cù Huy Hà Vũ.

Trước thái độ thẳng thắn, táo bạo của Tiến Sĩ (TS) Cù Huy Hà Vũ, nhiều người nghĩ rằng đằng sau ông phải có một lực lượng lớn trong giới lãnh đạo đảng hỗ trợ. Điều này có thể đúng… nhưng không nhất thiết phải có điều đó. Hơn hai hết, ông biết về gia thế của ông. Gia đình ông là một trong rất ít “Hoàng Gia Cách Mạng”. Bố ông, Cù Huy Cận, một trong các công thần tạo dựng chế độ, đồng thời cùng với cậu ruột của ông, nhà thơ Xuân Diệu, hai người là hai ngôi sao sáng nhất trong thi ca Việt Nam cận đại. Bản thân ông lại là một trí thức được đào tạo bài bản của hai nền giáo dục Xã hội Chủ Nghĩa và phương tây. Việc làm của ông không mưu lợi cá nhân mà hoàn toàn vì các người dân nghèo khổ đang bị đàn áp, vì dân tộc, vì nguy cơ của tổ quốc trước họa xâm lăng của ngoại bang phương bắc. Cho nên chỉ có một số rất ít trí thức vì ganh tị cho ông là người “tự làm nổi”, và một số rất ít nhân vật lãnh đạo chóp bu bị ông tố cáo là thù ghét ông, đại đa số thành phần dân chúng và đảng viên, đặc biệt là giới cách mạng lão thành còn lại đều biểu đồng tình với ông, vì ông đã nói được cho họ, đã hành động thay cho họ, những điều mà họ rất muốn mà không nói và không làm được. Chính điều này khiến đảng đã phải suy nghĩ lung lắm, cuối cùng, mới dám bắt ông, mặc dù đó là điều lúc đầu họ không dám, không muốn.

Bắt ông rồi, cũng không dám ra lệnh cho đám cai tù hành hạ ông như đối với những nhà bất đồng chính kiến khác. Ai dám ra lệnh đó? Mà nếu có kẻ ra lệnh thì những cai tù nào dám thi hành? Đám công an cai tù dù ngu dốt lắm cũng phải biết hành hạ ông chẳng có lợi gì cho bản thân, có khi còn  mang họa vì nguy cơ bị những đảng viên cao cấp khác âm thầm đồng tình với việc làm của ông, cảm tình với “gia đình cách mạng danh tiếng” của ông, sẽ trả thù.

Cá nhân ông cũng có mối quan hệ xã hội đặc biệt làm rào chắn bảo vệ ông. Ông là một trong rất ít trí thức xuất sắc trong nước. Điều này khiến ông được giới trí thức đàn anh và cùng trang lứa có cảm tình và nể vì đặc biệt. Bởi thế ông đã được giới trí thức đàn anh và bậc thầy của ông trên trang mạng bauxite trao cho chức vụ danh giá trong tổ chức này, “Cố vấn pháp luật.” Đây là cái áo giáp vô hình nhưng vững chắc bảo vệ ông.

Ông cũng là một nghệ sĩ hội họa có tài, từng được hân hạnh vẽ nhiều bức chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tranh rất đẹp, đồng thời cũng là hội viên hội Mỹ Thuật Việt Nam. Ông thường được giới văn nghệ sĩ có uy tín trong cũng như ngoài đảng mời tham dự các sinh hoạt văn hóa, như cuộc hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn tại Cẩm Giàng, quê hương của Văn Đoàn nổi tiếng này, mà bố ông cũng là một thành viên. Bởi thế, giới nghệ sĩ, một thành phần sĩ phu có uy tín trong nước, sẽ đứng về phía ông trong những việc ông làm. Lại thêm một lớp áo giáp nữa bảo vệ ông.

Tốt nghiệp tiến sĩ luật tại trường nổi tiếng nhất nước Pháp, Đại học Sorbone, nên ông rất thông thạo luật pháp của mấy nước văn minh phương tây cũng như rành rẽ những thiếu sót trong luật hình sự và luật hiến pháp của Việt Nam. Ông cũng từng rút kinh nghiệm đau thương qua vụ nhận tội của hai nhà tranh đấu cho nhân quyền Nguyễn Tiến Trung và Luật Sư Lê Công Định, cho nên không thể có chuyện ông nhận tội trước tòa. Trong bài “Về điều 79” gửi cho đài BBC ngày 17/12/2009, TS Hà Vũ nghiên cứu trường hợp Luật Sư Lê Công Định bị tuyên án 5 năm tù giam, quản chế 3 năm về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (điều 79 BLHS), ông đã phân tích tất cả các mánh lới của Cơ quan công an đe dọa và dụ dỗ LS Định để ông này nhận tội mong được hưởng khoan hồng giảm án. Do đó chắc chắn không thể có chuyện ông nhận tội dù với bất cứ biện pháp đe dọa hay dụ dỗ nào.

Mới đây, trong biên bản lời khai lập ngày 18-1-2011, từ trong tù TS Hà Vũ một lần nữa cho thấy thái độ cương quyết không nhận tội khi ông xác nhận 3 mục tiêu đòi hỏi lâu nay của ông là: Bác bỏ chủ nghĩa xã hội, đa đảng và liên minh với Hoa Kỳ, đồng thời ông cũng xác định, “Tổ Quốc Việt Nam hay là chết.” Cho tới giờ phút này của vụ án, TS Hà Vũ cho thấy ông cương quyết không nhận tội.

Ông lại rất khôn ngoan không để bị kết tội lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 BLHS mà hình phạt cao nhất là tử hình như đảng đã từng áp dụng đối với mấy nhà tranh đấu khác. Trong bài “Về Điều 79” trích dẫn ở trên, ông viết, “Theo Điều 79 BLHS, người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là phạm “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Phân tích trường hợp LS Lê Công Định ông viết tiếp, “Tại cơ quan an ninh Việt Nam, Lê Công Định thừa nhận đã tham gia “Đảng dân chủ Việt Nam”, thành lập “Đảng lao động” và “Đảng xã hội”, soạn thảo “Tân Hiến pháp”… và vì vậy cấu thành tội phạm quy định tại Điều 79 BLHS.” Từ kiến thức pháp lý như vậy, ông đã không để trường hợp mắc kẹt của LS Lê Công Định xảy ra với ông. Ông tránh không ở trong một tổ chức hay đảng phái nào. Ông hoạt động một mình. Một mình thì không thể nào bị kết tội lật đổ chính quyền.

Điều 88 luật Hình Sự được áp dụng để truy tố ông là một điều luật vừa trái điều 69 hiến pháp vừa trái nguyên tắc cơ bản của luật hình sự. Theo điều 88, “Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” Việc định danh tội phạm như điều 88 quá mơ hồ khiến cho đảng, thông qua tòa án, có toàn quyền muốn kết án ai hay tha ai cũng được.  Luật sư Trần Lâm, nguyên Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, một người đã từng quyết định nhiều vụ án quan trọng của đất nước, đã nhận xét về vấn đề định danh tội trạng của điều 88 như sau, “… nếu bảo là chống đối cũng đúng, mà bảo là ông (Cù Huy Hà Vũ) muốn thực thi pháp luật thì cũng đúng.” Trong khi đó nguyên tắc cơ bản của luật hình là mọi định danh tội phạm phải rõ ràng và được giải thích chặt chẽ, không thể giải thích tùy tiện theo lòng thương, ghét của chánh án. Nội dung điều 88 cũng trái với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí qui định trong điều 69 Hiến Pháp. (Điều 69 Hiến Pháp qui định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”). Vì vậy sẽ nhức đầu cho tòa nếu mở đầu vụ xử mà luật sư của bị can nêu vấn đề tiên quyết là xét tính bất hợp hiến của điều 88 thì tòa sẽ phải đình chính vụ để chờ bản án của vụ tranh cãi tính hợp hiến của điều 88 mà chắc chắn nếu tranh cãi thì phần thắng sẽ về phía nêu khiếu nại.

Cù Huy Hà Vũ lại là một trong chỉ vài luật gia xuất sắc nhất trong nước rất am tường luật pháp của nền văn minh phương tây hiện đại mà đảng đang cố sức theo đuổi để thực hiện công cuộc đổi mới tư pháp. Cho nên việc xét xử ông sẽ chỉ khiến cho đảng lúng túng vì không một vị chánh án nào của đảng cũng như không một vị đại diện Viện Kiểm Sát nào có thể ngang tài đấu lý với cá nhân ông, vợ ông và mấy luật sư bào chữa cho ông. Chắc chắn TS Cù Huy Hà Vũ sẽ đấu lý với đại diện Viện Kiểm Soát và sẽ đưa vị chánh án và hội đồng xét xử vào thế kẹt: Nếu chấp nhận lý lẽ của TS Hà Vũ và các luật sư bênh vực ông thì sẽ bị đuổi khỏi đảng, khỏi cơ quan, bị tước đoạt mọi quyền lợi. Nếu tuân theo bản án định trước của đảng bộ thì tự biến mình thành một con rối và tự ghi tên mình vào danh sách những “trí thức” hèn hạ và ngu dốt nhất của đất nước vào đầu thế kỷ 21. Chẳng một ai muốn bị kẹt vào tình huống không lối thoát này. Vì thế tin từ trong nước cho hay không vị chánh án nào muốn được đề cử xét xử vụ này.

Ông cũng là một người trung niên, còn trẻ, khỏe, biết sống nhân nghĩa, chân tình với giới “giang hồ”. Văn phòng của ông chuyên tiếp những khiếu kiện của những người thấp cổ bé miệng vì thế ông được lòng giới “trọng nghĩa khinh tài” này. Sau lần tiếp xúc đầu tiên với ông để nhờ văn phòng luật của vợ chồng ông bênh vực,  ngày 18/11/10 blogger “người buôn gió” đã viết “Mình chỉ quý anh Vũ thẳng tính”. Trước đó tác giả viết, “Anh Vũ thấy mình vào nói một thôi một hồi. – Đ.m. tao nói cho mày nghe, đã là vì đất nước thì phải nói, chứ nếu có sao tao mất nhiều chứ, đ.m. tao có công việc, có tiền, có danh dự của gia đình. Tao có phải thằng lông bông ngoài đường đâu. Có đứa bảo tao làm chính trị, đ.m. nó chứ, làm chính trị ở cái nước này thì chỉ có vào Đảng. Còn ở ngoài mà nói thì làm đ… có thằng nào làm được đâu, toàn bị cho là chống phá bỏ tù hết. Cái ở đây là mình đứng trên địa vị người dân yêu nước, mình phải nói những gì mà thấy nguy hại cho đất nước. Tao đ… đảng phái nào hết, thằng nào làm sai là mình phải nói cho nó chừa đi, thế dân mới đỡ khổ, nước mới mạnh được.” Cách nói của người trí thức Cù Huy Hà Vũ rất bình dân, rất bộc trực, rất thẳng thắn và đầy lòng yêu nước. Đó là giọng điệu “trọng nghĩa khinh tài” (ghi chú: khinh tài đây là khinh tiền) rất “Lương Sơn Bạc” (1).  Thái độ đó đã khiến “giới giang hồ đích thực” kính trọng ông. Chính vì thế đảng muốn mượn những tay tù hình sự, giang hồ vặt trong trại giam để hãm hại ông như đã từng áp dụng đối với các nhà bất đồng chính kiến khác sẽ không được. Ngay cả sau này, khi thả ông ra khỏi tù, đảng cũng không thể kiếm được những tay côn đồ đe dọa tông xe gây tai nạn, thậm chí có thể làm thiệt mạng ông, hay áp đảo ném “cứt, đái, chất thải bẩn thỉu” vào nhà ông như đảng đã từng áp dụng với nhà cách mạng Cộng Sản lão thành Hoàng Minh Chính và những người bất đồng chính kiến khác. Cho nên, từ trong tù cho tới ngoài đời, nhà trí thức “hảo hớn” Cù Huy Hà Vũ có một vị trí “cao lừng lững” mà đảng không trấn áp được.

Để chứng minh các điều trên, mới đây đảng đã thua keo đầu khi lần đầu tiên phải cho một người bất đồng chính kiến tiếp tục lên tiếng công khai chỉ trích đảng qua một biên bản chính thức trong trại giam, trước sự hiện diện của luật sư bênh vực. Đó là biên bản lời khai lập ngày 18-1-2011, từ trong tù, trong đó TS Hà Vũ một lần nữa xác nhận 3 mục tiêu đòi hỏi của ông là: Bác bỏ chủ nghĩa xã hội, đa đảng và liên minh với Hoa Kỳ.

Chính vì thế, tại Hà Nội hay toàn miền Bắc, nơi danh tiếng cá nhân và gia đình ông nổi như cồn, đảng không ra lệnh nổi cho kẻ nào thi hành việc theo dõi và bắt ông được mà phải chờ khi ông vào Saigon, “cọp xuống núi”, nơi  miền Nam nhiều người còn xa lạ với ông, mới chỉ thị tay sai bày mưu bắt ông một cách hèn hạ.

Việc xét xử TS Hà Vũ lại có thêm một khó khăn nữa trong nội bộ đảng cộng sản là thành phần nhân sự mới của Bộ Chính Trị có nhiều người chưa bị ông tố cáo, trong đó đặc biệt là vị tân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Những vị này chắc chắn không những không dại gì trấn áp TS Cù Huy Hà Vũ mà còn âm thầm muốn dùng ông để làm đối trọng tranh dành quyền lực với các “đồng chí đối thủ”.

Do đó bây giờ bắt được TS Cù Huy Hà Vũ rồi thì làm gì với ông vẫn tiếp tục là một vấn đề làm đau đầu mấy tay chóp bu trong đảng bị ông tố cáo đích danh. Nói tóm lại, hiện nay trong khi ông biết rằng việc bắt giữ và xét xử ông sẽ chỉ giúp ông cơ hội làm nên lịch sử và đi vào lịch sử dân tộc như cha ông và bác ông thì thành phần chóp bu trong đảng như đang ngồi phải lửa. Muốn yên cũng không được. Cù Huy Hà Vũ đã tuyên bố với mấy nhà cách mạng lão thành là kỳ này dù chết ông cũng sẽ quyết không lui. Và ông mới tái xác nhận điều này trong biên bản khai báo ngày 18-1-2011 trích dẫn ở trên.

Mọi người hãy chờ xem tiếp màn giao đấu của “hiệp sĩ Cù Huy Hà Vũ diệt gian trừ bạo” và trận tái đấu sẽ bắt đầu trước phiên tòa sắp tới. Chắc chắn tại chính phiên tòa đó, nhà trí thức Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ sẽ biến phiên tòa xét xử ông thành phiên tòa xét xử thành phần chóp bu trong đảng đang phạm tội lừa gạt đồng chí, đồng bào với ý niệm giả dối “dân chủ tập trung”, đang nói một đằng làm một nẻo, đang giả danh chủ nghĩa Mác-Lê Nin trong khi đi ngược lại chủ nghĩa này, đang mượn danh ông Hồ Chí Minh để dụ dỗ những người còn tôn sùng ông, đang đàn áp không cho dân chúng lên tiếng khiếu kiện, đang cướp đất của dân qua hình thức đền bù rẻ mạt v.v… và đang dâng đất, dâng biển cho kẻ thù truyền kiếp Trung Quốc.

© Nguyễn Tường Tâm

© Đàn Chim Việt

Ghi chú: (1) Lương Sơn Bạc là một địa danh trong tác phẩm Thủy hử, là căn cứ của lực lượng nổi dậy do “108 anh hùng Lương Sơn Bạc” lãnh đạo. (Wikipedia)

January 29, 2011 Posted by | Bài báo hay | Leave a comment

Giáo sư Carl Thayer: Khối ASEAN Cần Thống Nhất và Đoàn Kết về Vấn Đề Biển Đông khi Đối Phó với Trung Hoa

Theo NguoiViet Boston

CarlThayerMâu thuẫn về chủ quyền khu vực Biển Đông vẫn tiếp diễn sau một loạt hội nghị của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2010. Nhân sự kiện Chủ tịch Trung Hoa Hồ Cẩm Đào vừa có chuyến thăm Hoa Kỳ vào hạ tuần tháng 1, 2011 – chỉ vài tuần sau chuyến công du Á Châu và Trung Hoa của Tổng thống Barack Obama – Nhã Trân, Giám đốc Báo chí và Truyền thông của Nguyễn Thái Học Foundation, trao đổi về vấn đề Biển Đông với Gs Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu quân sự tên tuổi về Châu Á và Việt Nam, Giám đốc diễn đàn Nghiên Cứu Quốc Phòng Australia.

Nhã Trân: Gs nhận thấy thay đổi nào trong thái độ, hành xử của Trung Hoa gần đây, nếu có, về các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông?

Gs Thayer: Thay đổi quan trọng nhất trong thái độ của Trung Hoa về vấn đề Biển Đông được nhận thấy sau sự can thiệp của Ngoại trưởng Clinton tại hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN hồi năm ngoái. Sau khi bà lên tiếng rằng Hoa Kỳ mong muốn một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh hải, Trung Hoa đã vội vã phục hoạt lại Nhóm Hợp tác ASEAN-Trung Hoa, đang trong tình trạng suy sụp, để khai triển văn kiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (1).

Điều được khám phá mới đây là Việt Nam và Trung Hoa từng có bốn cuộc họp bí mật với nhau hồi năm ngoái để đàm phán về vấn đề Biển Đông. Trung Hoa đã nói rõ là vấn đề quần đảo Hoàng Sa không nằm trong các cuộc bàn thảo đó.

Hai bên đang gắng tìm đồng thuận về những nguyên tắc hướng dẫn các đàm phán về các vấn đề biển đảo. Tiến triển về vùng biển quanh Vịnh Bắc Việt có thể đạt được, nhưng chưa có dấu hiệu của bất cứ một diễn tiến khả quan nào từ phía Trung Hoa về các vấn đề Biển Đông.

Nhã Trân: Thế còn mối quan hệ chính trị – ngoại giao giữa các nước Đông Nam Á, Trung Hoa và Hoa Kỳ hiện có gì thay đổi, so với năm 2010, theo nhận định của ông?

Gs Thayer: Sự can thiệp của Ngoại trưởng Clinton là để đáp ứng những quan tâm về khu vực này trước sự quyết đoán của Trung Hoa

Trung Hoa đã phản bác bằng cách áp đặt sức ép ngoại giao lên từng nước trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhằm ngăn chặn không cho một sự đồng thuận bộc phát nhằm đối phó với Trung Hoa về các vấn đề biển đảo.

Các áp lực của Trung Hoa đã thành công, và các thành viên khối ASEAN đã phải bỏ ra ngoài bất cứ một đề cập nào về Biển Nam Trung Hoa trong bản tuyên bố chung được đưa ra sau Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-US ở New York do Tổng thống Obama chủ trì.

Rõ ràng là vấn đề Biển Nam Trung Hoa sẽ bị xếp vào vị thế ít quan trọng hơn, vì Việt Nam hiện không còn là Chủ tịch Luân phiên của ASEAN nữa.

Mới đây Indonesia đã bày tỏ quan ngại rằng sự can thiệp của Hoa Kỳ và Nhật Bản vào vấn đề Biển Nam Trung Hoa có thể làm các đàm phán của ASEAN với Trung Hoa trở nên phức tạp hơn.

Nhã Trân: Đảng Cộng sản Trung Hoa mới đây ra một đạo luật về lãnh thổ, tuyên bố chủ quyền trên các vùng từng bị cai trị bởi Trung Hoa vào hàng trăm năm trước. Sự kiện này có thể là một mối quan ngại cho các nước này không?

Gs Thayer: Đây là một thí dụ khác về sách lược “nước chảy đá mòn” của Trung Hoa. Sự quyết đoán trong các yêu sách của Trung Hoa về biển đảo được thiết kế nhằm làm mòn mỏi các đối thủ. Sách lược này không có gì mới mẻ vì xưa nay Trung Hoa từng có những tuyên bố lịch sử như vậy. Thật sự, các tuyên bố chủ quyền của Trung Hoa đối với vùng Biển Đông không hề dựa trên luật pháp quốc tế mà chỉ dựa trên sự suy diễn riêng của Trung Hoa về lịch sử.

Nhã Trân: Lo ngại làm mất lòng Trung Hoa, một đối tác thương mại quan trọng, một số nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lâu nay gắng tránh không can dự vào các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Có thể làm gì để các nước ấy vượt qua mối lo lắng này?

Gs Thayer: Năm ngoái có ba nước Đông Nam Á không hỗ trợ Việt Nam khi quốc gia này thúc đẩy ASEAN tìm một sự đồng thuận về vấn đề Biển Đông. Các nước này là Miến Điện, Campuchia và Thái Lan. Đây là ba quốc gia khác nhau.

Các áp lực của Trung Hoa có thể được khắc phục bởi những giải pháp, lựa chọn khác nhau. Campuchia cần đi vào thị trường Hoa Kỳ để bán các sản phẩm dệt may. Hoa Kỳ có thể tạo áp lực lên Campuchia để nước này thay đổi lập trường đối với vấn đề Biển Nam Trung Hoa, tuy nhiên xem ra Hoa Kỳ không thực hiện điều đó. Hoa Kỳ không có các biện pháp để áp lực Miến Điện. Lẽ ra Thái Lan là một đồng minh chính yếu của Hoa Kỳ tuy nước này không thuộc Khối Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, nền chính trị quá mong manh của quốc gia này làm họ ít tham gia vào vấn đề Biển Nam Trung Hoa và ở thế đối nghịch với Trung Hoa.

Khối ASEAN cần giải thích cho chính các thành viên của mình rằng sự thống nhất và đoàn kết về vấn đề Biển Đông là một thành tố của sự cần thiết, lớn hơn, làm việc cùng nhau như một đơn vị hợp nhất, khi đối phó với Trung Hoa. Thế nhưng khối ASEAN vẫn còn lay hoay về sự đồng thuận, và không bó buộc các thành viên theo những quan điểm mà các nước đó không cảm thấy thoải mái.

Nhã Trân: Hoa Kỳ vừa lên tiếng mời đón Việt Nam tham gia vào các cuộc tập trận chung trên biển của hải quân Mỹ và các nước được mời bất cứ khi nào Việt Nam muốn, như cuộc diễn tập CARAT. Điều này có gây áp lực nào đối với Bắc Kinh không, khi mà Washington bằng mọi cách củng cố liên minh Mỹ-Việt như vậy?

Gs Thayer: Hoa Kỳ muốn phát triển việc tăng cường các mối quan hệ quốc phòng – khác biệt so với quan hệ của một liên minh – với Việt Nam, hầu có thể gây ảnh hưởng đối với Hà Nội về một số các vấn đề về an ninh khu vực, kể cả Trung Hoa. Nhưng mối quan hệ quốc phòng vẫn còn nằm trong giai đoạn kín đáo và tạo sự tin tưởng giữa hai bên. Ví dụ, Hoa Kỳ đã minh định rằng việc bán quân thiết bị liên quan đến việc cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Vậy là có những hạn định do phía Hoa Kỳ tự đặt ra. Việt Nam sẽ không cho phép mình bị lợi dụng trong bất cứ một sách lược nào của Hoa Kỳ để khống chế Trung Hoa. Việt Nam tìm cách đi hàng hai với cả hai thế lực này. Việt Nam e ngại sẽ phải trả giá cho các cấu kết của đôi bên.

Nhã Trân: Các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Hoa dự định họp trong hai ngày 24 và 25 tháng 1, 2011 để bàn về việc lập một bộ luật ứng xử chung về Biển Đông, dựa trên bản Tuyên bố chung về Nguyên tắc Ứng xử trên Biển Đông năm 2002. Ông nghĩ các nước sẽ đạt một đồng thuận?

Gs Thayer: Nhóm Hợp tác chung ASEAN – Trung Hoa có thể đạt một vài tiến triển trong việc tiến tới việc thực hiện một Biện Pháp Xây Dựng Sự Tin Cậy (2) trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông. Nhưng nội quy hoạt động của ASEAN kêu gọi họ gặp gỡ và hình thành một sự đồng thuận trước khi nhóm họp với Trung Hoa. Trung Hoa phản đối điều này và muốn để có thể đàm phán song phương.

Bất đồng về quan điểm này có thể làm chậm lại tiến trình thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông. Văn kiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông chỉ là bước khởi đầu của một Quy tắc Ứng xử Biển Đông (3) có tính pháp lý ràng buộc hơn. Khã năng là sẽ có vài tiến triển để chào mừng kỷ niệm một thập niên của văn kiện DOC vào năm 2012.

Một khi Việt Nam vẫn nhất định đưa quần đảo Hoàng Sa vào chương trình nghị sự và Trung Hoa tiếp tục từ chối, thì sẽ có rất ít tiến triển đạt được cho Quy tắc Ứng xử Biển Đông. Điều tốt nhất mà người ta có thể hy vọng về sự tiến triển là từng bước nhỏ nhoi và chủ yếu tượng trưng khi thực hiện Biện Pháp Xây Dựng Sự Tin Cậy của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Nhã Trân: Cảm ơn Gs về cuộc phỏng vấn hôm nay.

Chú thích:

(1) Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông: Declaration on Conduct of Parties in the South China Sea (DOC)

(2) Biện Pháp Xây Dựng Sự Tin Cậy: Confidence Building Measures (CBM)

(3) Quy tắc Ứng xử Biển Đông: Code of Conducts (COC)

24.1.2011
Nguyễn Thái Học Foundation

January 29, 2011 Posted by | Trung Cộng và Biển Đông, Trung Cộng và các nước Đông Nam Á | Leave a comment

Lính Việt – Mượn đường cao tốc nuốt Việt Nam, đồng qui văn hóa xơi Hồng Lạc

Lính Việt
Tác giả gửi tới Dân Luận

Trong Binh pháp Tàu, sử Tàu, truyện Tàu đều có nhắc đến một tích là “mượn Ngu diệt Quắc”. Chuyện là, thời Xuân Thu bên Trung Quốc, có nước Ngu và nước Quắc liên thủ với nhau. Nước Tấn hàng xóm láng giềng tuy muốn diệt mà không được.

Nước Tấn mới dùng kế tặng vua nước Ngu ngựa hay, ngọc quí để mượn đường đánh nước Quắc. Diệt xong nước Quắc rồi, quay lại chiếm luôn nước Ngu, thế là thu lại cả ngọc quý và ngựa hay, lợi bội phần mà không mất gì cả.

Nay, Trung Quốc cho Việt Nam vay tiền làm đường sắt cao tốc, nối cùng Trung Quốc sang ASEAN. Trung Quốc có điều kiện thao túng ASEAN rồi thì Việt Nam nhẹ nhất là thành một nước tự trị trong lòng đế chế bành trướng Trung Quốc, cán bộ lãnh đạo của Việt Nam từ sói hoang thành chó nhà của chủ Hoa Hán. Thế là, tiền cho vay, tiền đút lót, đường sắt cao tốc và nhiều thứ khác lại thuộc về Trung Hoa, không đi đâu mà mất, lại được thêm cả nước Việt với cả trăm triệu dân. Thật lợi vô cùng. Đảng TA “đỉnh cao trí tuệ” không thể nào nhìn ra được, hoặc có nhìn ra thì cũng tham quá hóa ngu. Thật là Ngu như tích trong sử cổ!

* * *

Cuối thời Trần, Trung Quốc đem các thần linh sông núi của Đại Việt thờ chung cùng các thần linh sông núi Trung Hoa, coi Đại Việt là một phần của Trung Hoa. Lại tuyên truyền để lệ tục Hoa Hán, lề thói Nho giáo lộng hành từ trong triều đình đến ngoài dân chúng, đến mức vua Trần Nghệ Tông phải ra chiếu chỉ bắt quay về các lệ tục cũ, không được dùng các lề thói nặng tính văn hóa Trung Hoa, nhưng cũng không lại được.

Hồ Quý Ly, xuất thân văn quan Nho giáo, mưu mô xảo quyệt chiếm quyền, thay vị. Vì sùng Nho giáo, Hồ Quý Ly đổi tên nước từ Đại Việt thành Đại Ngu, ý muốn được thịnh trị đỉnh cao như thời Ngu Thuấn. Nhưng đỉnh cao trí tuệ chẳng thấy, chỉ thấy nhà Hồ ra những quyết sách thật là ngu. Đó là không nghe kế của tướng quân Bố Đông, lập vành đai phòng thủ từ biên giới, lại đi xây thành Đa Bang ở Ba Vì, phòng thủ sâu trong nội địa. Đó là, dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa. Đó là, chính sách cải cách viết thì hay nhưng làm rất dở, chỉ quý tộc nhà Hồ hưởng lợi, dân đen chẳng có lợi gì, lại thêm khổ vì chính sự phiền hà (Nguyễn Trãi viết). Kết quả, mất nước về Trung Quốc.

Nay, Trung Quốc ra công tuyên truyền Hồ Chí Minh phút cuối đời nghe y tá Trung Quốc hát. Có ông nhà văn còn viết truyện rằng Hồ Chí Minh là người Khách Gia của Tàu(*). Họ còn tuyên truyền rằng trận Điện Biên Phủ thắng được là nhờ cố vấn Trung Quốc(!). Cái gì hay của Việt Nam đều do Trung Quốc cả(!). Rồi thì nào là “bạn bốn tốt”, “đảng anh em”, “láng giềng hữu nghị” … lề thói Trung Quốc tràn khắp xã hội Việt Nam (đốt vàng mã, tết ông công ông táo, cúng thần tài, cúng sao giải hạn, treo tranh chữ Nho …), phim ảnh Trung Quốc ngập ngụa trên truyền hình.

Nay, các lãnh đạo “đỉnh cao trí tuệ” của đảng TA và nhà nước TA cho người Trung Quốc thuê đất rừng biên giới, cho Trung Quốc khai thác bauxit Tây Nguyên. Lại nghe thày Tàu định chuyển thủ đô lên Ba Vì, không chuyển được thì làm đường to rộng lớn xuyên thẳng từ Ba Đình lên Sơn Tây – cái nơi có thành Đa Bang đã đại bại thời quân Minh đánh nhà Hồ 610 năm về trước.

Nay, hàng loạt chính sách, nhìn chung chỉ có lợi cho giai tầng cầm quyền của đảng TA, nhà nước TA. Nhân dân ta, nhìn chung được hưởng “hành là chính”. Không biết “chính sự phiền hà” thời Đại Ngu ngày trước có giống với “hành là chính” của đỉnh cao trí tuệ ngày nay không? Nhưng lòng dân oán hận thì chắc chắn là không khác.

* * *

Người Trung Quốc đã sớm dùng mưu diễn biến hòa bình với người Việt, chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy người Việt ai chẳng thuộc. Ngày nay, họ dùng đầu tư kinh tế, nhúng tay vào hầu hết các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng Việt Nam, kể cả những công trình trọng điểm. Họ cũng mua chuộc các quan chức Việt Nam phục vụ cho mưu đồ của họ như đã từng mua chuộc một số lạc hầu, lạc tướng, tướng sĩ thời An Dương Vương, sẵn sàng mở cổng thành Cổ Loa cho họ.

Trong sử Trung Quốc cũng có tích: Thời Tống, nguyên soái Nhạc Phi rất giỏi, quân sĩ cũng anh hùng. Nhưng quân Kim đã mua chuộc tể tướng (như thủ tướng bây giờ) Tần Cối để Tần Cối hại Nhạc Phi. Vua Tống (như đảng TA bây giờ), biết Nhạc Phi có thể thắng quân Kim, nhưng sợ thắng Kim thì mất ngôi. Thế là, để mặc Tần Cối hại chết Nhạc Phi bằng được. Nhà Tống suy yếu, Trung Hoa hết bị Kim đè nén (bắt cống nạp) đến bị Nguyên đô hộ.

Nay, đảng TA, nhà nước TA thừa biết Trung Quốc muốn thôn tính Việt Nam. Nhưng, chống Trung Quốc thì lại sợ mất quyền, tan đảng. Thế là, dân ta cứ bị đánh, bị bắt đòi tiền chuộc. Ai biểu tình chống Trung Quốc là “quân phản động”. Cán bộ, tướng lĩnh nào ngăn Trung Quốc đầu tư ở những vùng trọng điểm là “chống nghị quyết của đảng”, là “không vững lập trường”. Bị khiển trách, bi cho “về vườn” hệt như An Dương Vương đã đối xử với Cao Lỗ, Nguyễn Nồi – những quan tướng đã phản đối gả Mỵ Châu cho Trọng Thủy – ngày trước.

* * *

Nguy cơ mất nước đã lớn lắm, gần lắm rồi. Dân Việt Nam không mau mau đoàn kết lại, đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân, lập thể chế dân chủ, xây dựng nền văn minh văn hóa theo khoa học kỹ thuật phương Tây, cưỡng chế giải thể đảng cộng sản, thì, chỉ ít năm nữa thôi, Việt Nam sẽ là một tỉnh hay là một xứ của Trung Quốc.

____________________________________________________

(*) Rất buồn là một số người Việt vì quá hận cộng sản, ghét Hồ Chí Minh mà không nhận ra âm mưu thâm độc này, vô tình tiếp tay cho luận điệu đồng hóa Việt Nam của người Trung Quốc.

January 28, 2011 Posted by | Chính trị, Xã hội | Leave a comment

Vụ cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN bị tố cáo nhận hối lộ trên báo phương Tây

Theo RFI
Trọng Nghĩa

Sau báo chí Úc hồi đầu tuần, hôm nay, 26/01/2011, đến lượt hãng tin Pháp AFP và nhật báo Anh Quốc Financial Times rất có uy tín, đồng loan tải những phát hiện mới trong vụ quan chức Nhà nước Việt Nam nhận hối lộ từ một công ty Úc để cho in tiền polymer tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2002 đến 2009. Điểm mới được tiết lộ là đích danh ông Lê Đức Thúy, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào thời xẩy ra vụ việc bị nêu tên là một trong những người được hưởng khoản hối lộ hậu hĩnh đó.

Vụ hối lộ nghiêm trọng này đã từng được hai tờ báo Úc là The Age và Sydney Morning Herald tiết lộ lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2009, nhưng từ đó đến nay, mối liên can của ông Lê Đức Thúy chỉ được gợi lên một cách gián tiếp qua việc con trai ông có liên hệ làm môi giới cho Công ty Securency, nguyên là một công ty con của Ngân hàng Trung ương Úc (RBA), để giành được hợp đồng in tiền polymer cho Việt Nam. Chính trong thời gian ông Thúy làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mà Việt Nam đã quyết định từ bỏ tiền giấy để dùng tiền polymer.

Thế nhưng, ngay từ thứ hai vừa qua, ông Lê Đức Thúy bị hai tờ báo nói trên nêu đích danh là một người đã nhận hối lộ của công ty Securency. Hãng tin Pháp AFP, trích dẫn nhật báo Úc The Age, cho biết rõ là chính Công ty Securency đã chi trả tiền học phí cho con trai ông Lê Đức Thúy tại trường Đại học Durham ở Anh Quốc. Công ty này đã sử dụng một “ngân quỹ bí mật”. Quỹ này được thiết lập trên cơ sở các khoản tiền “hoa hồng”, chi cho ông Lương Ngọc Anh, nhân vật chính thức làm môi giới giúp cho Securency giành được hợp đồng in tiền khổng lồ tại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2009.

Vụ hối lộ này đã được chính quyền Úc điều tra từ 20 tháng nay, và theo nhật báo Anh Financial Times vào hôm nay, thì một người thân cận với giới điều tra đã cho biết rằng Securency bị cho là đã hối lộ ông Lê Đức Thúy, bằng cách trả hàng chục ngàn đô la tiền học phí cho con trai của ông ở nước ngoài. Thông tin này đã xác nhận thêm tiết lộ do nhật báo Úc The Age đưa ra cách nay hai hôm.

Cũng theo Financial Times, nguồn tin trên khẳng định là các khoản hối lộ cho ông Thúy chỉ là một phần trong số hơn 15 triệu đô la Úc mà Securency đã chi ra, thông qua một số ngân hàng ở Thụy Sĩ, Hồng Kông và nhiều tài khoản khác.

Ông Lê Đức Thúy là người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2007, trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giám sát Tài chính Quốc gia, một chức vụ mà ông vẫn giữ cho đến ngày nay. Lẽ dĩ nhiên, từ ông Thúy cho đến phía công ty Securency hay Ngân hàng Trung ương Úc, không bên nào chấp nhận bình luận về những lời cáo buộc kể trên.

Xin nhắc lại là công ty Securency không chỉ dính líu đến các vụ tình nghi hối lộ ở Việt Nam. Hiện nay, họ còn bị điều tra về các cáo buộc hối lộ để giành hợp đồng in tiền tại nhiều nước khác như Nigeria, Indonesia hay Malaysia. Vào cuối tháng 10 năm ngoái, cảnh sát đã câu lưu một số người tại Anh, Tây Ban Nha, Úc và Malaysia trong khuôn khổ cuộc điều tra này.

Có điều, như một số nhà quan sát đã ghi nhận, cho đến hiện nay chính quyền Việt Nam cũng như các nhân vật bị nêu tên trong vụ tai tiếng này đều im lặng, không thấy có phản ứng gì. Trái với thái độ thụ động đó, tại Malaysia, nước lân cận với Việt Nam, nơi công ty Securency cũng bị cáo buộc hối lộ, chính quyền Kuala Lumpur lại tích cực hơn, sẵn sàng hợp tác với cảnh sát Úc để truy tìm thủ phạm.

January 28, 2011 Posted by | Tham quan Việt Cộng | Leave a comment

Tình trạng đàn áp nhân quyền gia tăng

Trích danchimviet.info
Tác giả: Human Rights Watch
(New York) – Trong năm 2010, chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến và thẳng tay áp chế các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp và lập hội, theo công bố ngày hôm nay của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trong Báo cáo Tình hình Thế giới 2011.

Bản báo cáo dài 649 trang, là kết quả khảo sát thường niên lần thứ 21 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về tình trạng thực thi nhân quyền toàn cầu, tổng kết những diễn biến chính về nhân quyền tại hơn 90 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, tại Việt Nam, các blogger, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà vận động cho quyền lợi của người lao động, các nhà vận động dân chủ và chống tham nhũng phải đối mặt với sự đe dọa, bắt bớ, tra tấn và bị bỏ tù.

“Bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa không phải là tội, nhưng rõ ràng chính quyền e sợ phát ngôn của những nhân vật này”, ông Phil Robertson, phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Điều cần thiết hiện nay là các nhà tài trợ quốc tế của Việt Nam cần nói rõ với chính quyền, yêu cầu họ thả hết các nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt vì những hoạt động ôn hòa”.

Trong suốt năm 2010, chính quyền xét xử và bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, trong đó có luật sư nổi tiếng Lê Công Định và các nhà vận động cho dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung, nhà báo Trần Khải Thanh Thủy và nhà vận động cho tự do ngôn luận Phạm Thanh Nghiên. Trong tháng Mười, chính quyền xử ba nhà vận động cho quyền lợi người lao động thuộc Hiệp hội Đoàn kết Công Nông với các mức án tù rất nặng nề.

Tiếp tục chính sách đàn áp, mới đây chính quyền bắt giữ nhưng chưa xét xử blogger Phan Thanh Hải (Anhbasg), nhà hoạt động pháp lý trực ngôn Cù Huy Hà Vũ, biên tập viên Vi Đức Hồi, cùng các nhà vận động cho quyền lợi về đất đai Hồ Thị Bích Khương và mục sư Hồ Trung Tôn. Blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) đã thi hành xong án tù hai năm rưỡi, nhưng chính quyền từ chối trả tự do cho ông.

Tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam cũng không mấy sáng sủa hơn, vì công an liên tiếp sách nhiễu thành viên của các nhóm tôn giáo độc lập. Đối tượng của chính quyền gồm các chi phái không được công nhận của đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, các nhóm Tin lành tại gia, các nhà chùa Phật giáo Khmer Krom và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Mục sư Tin lành Mennonite Dương Kim Khải đang bị bắt giữ chờ xét xử. Các lãnh tụ tôn giáo trong đó có Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Thích Quảng Độ, Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý và trụ trì Phật giáo Khmer Krom Thạch Sophon bị quản chế tại gia.

“Hoa Kỳ cần xếp hạng lại Việt Nam vào danh sách ‘quốc gia cần quan tâm đặc biệt’ vì những vi phạm liên tục về tự do tôn giáo”, ông Robertson nói. “Những hành động đàn áp tôn giáo của Việt Nam có tính hệ thống, nghiêm trọng và diễn biến theo chiều hướng xấu đi từng ngày”.

Tình trạng bạo hành của công an, kể cả việc tra tấn và làm chết người khi đang tạm giam, cũng là một vấn nạn chính của năm qua. Tù nhân thường xuyên bị lạm dụng, tra tấn trong tù; những người bị quản chế trong các trung tâm cai nghiện bị đối xử bất nhân, kể cả bị cưỡng bức lao động. Có một số vụ, người dân bị bắt giữ vì các lỗi nhỏ, như vi phạm luật lệ giao thông, bị đánh đến chết tại nơi giam giữ của công an. Cái chết của Nguyễn Văn Khương trong khi bị tạm giam ở tỉnh Bắc Giang vào tháng Bảy đã châm ngòi cho một cuộc biểu tình với hàng ngàn người tham gia đòi truy cứu trách nhiệm.

Những vụ biểu tình phản đối chính quyền và các doanh nghiệp có thế lực giải tỏa đất đai của dân chúng có khi bị công an giải tán bằng bạo lực quá mức cần thiết, ví dụ như vụ việc một đám tang dẫn đến phản kháng ở giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng vào hồi tháng Năm.

“Công an Việt Nam vi phạm các quyền của người dân mà không bị truy cứu, và chính quyền hầu như ngoảnh mặt làm ngơ để mong muốn duy trì trật tự”, ông Robertson nói. “Tình trạng công an bạo hành được ghi nhận ở mọi vùng miền, nhưng chính quyền trung ương đáp lại bằng sự câm nín”.

Việt Nam mở rộng chế độ kiểm duyệt báo chí và internet chặt chẽ bằng hệ thống tường lửa, cộng thêm những quy định ngặt nghèo và nghiệt ngã mới buộc các công ty cung cấp dịch vụ internet và các chủ quán cà phê internet phải theo dõi hoạt động sử dụng internet của công dân Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cũng gây sức ép lên các quốc gia láng giềng như Cam-pu-chia và Thái Lan, yêu cầu họ đàn áp những hoạt động phản đối chính phủ Việt nam một cách ôn hòa, như phân phát tờ rơi hay tổ chức họp báo.

“Bịt miệng chính công dân mình tại Việt Nam vì họ bày tỏ quan điểm cũng đã đủ tồi tệ,” ông Robertson phát biểu. “Nhưng việc chính quyền Việt Nam cố vươn dài bàn tay kiểm duyệt sang các quốc gia khác và lên mạng internet đáng để cộng đồng quốc tế lên án nghiêm khắc”.

Để đọc Báo cáo Tình hình Thế giới 2011 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, phần về Việt Nam, xem:

http://www.hrw.org/en/world-report-2011/vietnam

Để đọc Báo cáo Tình hình Thế giới 2011 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xem:

http://www.hrw.org/en/world-report-2011

Để biết thêm thông tin, liên hệ:

Ở London, Brad Adams (tiếng Anh): +44-20-7713-2767; hoặc +44-7908-728-333 (di động)

Ở New York, Elaine Pearson (tiếng Anh): +;1-212-216-1213; hoặc +;1-646-291-7169 (di động)

Ở Washington, DC, Sophie Richardson (tiếng Anh, tiếng Hoa phổ thông): +;1-202-612-4341; hoặc +;1-917-721-7473 (di động)

January 27, 2011 Posted by | Nhân quyền ở Việt Nam | Leave a comment

Lê Ðức Thúy ăn, cả nước nhục

Theo NguoiViet Online
Ngô Nhân Dụng

Ông Lê Ðức Thúy bỗng dưng nổi tiếng. Các tờ báo ở Úc Châu (Australia) đang nêu tên ông. Kể từ bây giờ khắp thế giới phải biết tên ông, và biết chuyện con ông đã được cấp học bổng đi dùi mài kinh sử ở Ðại Học Durham bên Anh Quốc. Nhiều người Việt Nam đang ở Úc cảm thấy nhục khi bạn bè hỏi về chuyện này.

Nhưng ở Việt Nam thì ông Lê Ðức Thúy đã nổi tiếng từ lâu. Năm 2006 ông đã nổi tiếng vì xin “trả lại” một ngôi nhà mặt tiền cho nhà nước, và được chấp thuận ngay. Ông có gốc lớn; từng là “trợ lý” cho Tổng Bí Thư Ðỗ Mười, trước khi lên làm thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam từ năm 1999, kế vị ông Nguyễn Tấn Dũng (chuyện có thật, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng từng làm thống đốc Ngân Hàng Trung Ương nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa). Ðến năm 2007 ông mới mất chức thống đốc nhưng sang tháng 3 năm sau, ông lại được Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, chức to hơn nhưng phần ăn uống bị giảm.

Ông Lê Ðức Thúy là một ủy viên Trung Ương Ðảng hai khóa, đến khóa 11 này thì ngưng, cho nên không bị sóng gió xô đẩy trong cuộc tranh hùng giữa Tư Sang và Ba Dũng trước đại hội đảng. Nhưng ông Thúy từng được hưởng rất nhiều quả thực trong thời gian ông Dũng làm thủ tướng. Ðầu năm 2005, theo một nghị định của chính phủ, ông được mua “hóa giá” một ngôi nhà trên đường Lý Thái Tổ, Hà Nội. (Hóa giá là thủ đoạn biến của công thành của tư theo định hướng xã hội chủ nghĩa). Nhà mặt tiền, diện tích đất gần 80 mét vuông. Các thủ tục hành chính về nhà đất vốn rất rắc rối, phiền phức luôn luôn kéo dài (để cho các quan chức có đủ thời gian nhận quà bánh). Hiện nay hàng triệu người Việt Nam đã sống hàng chục năm trong ngôi nhà mình dựng lên nhưng vẫn không được “cấp sổ đỏ,” tức là chưa được nhà nước công nhận quyền sở hữu, nếu chưa làm đủ những “thủ tục đầu tiên.” Nhưng đối với ông Thúy thì thời gian hóa giá lại chạy quá nhanh. Ngôi nhà này thuộc sở hữu của chính phủ; cho nên trước hết “nhà nước” phải bàn giao căn nhà cho Sở Tài Nguyên Môi Trường Nhà Ðất Hà Nội; sau đó họ mới đem “hóa giá” cho ông Thúy. Từ lúc đầu cho đến khi ông Thúy được “cấp sổ đỏ” chỉ trong vòng 40 ngày. Không những nhanh, lại còn bán rẻ nữa. Giá trị thị trường ngôi nhà có thể lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng được định giá khoảng 600 triệu đồng; rồi lại được hưởng nhiều khoản miễn giảm cho nên ông Thúy chỉ phải móc túi trả 476 triệu đồng thôi. Tất cả đều theo định hướng xã hội chủ nghĩa cả.

Ở đời phàm ăn miếng to quá và nuốt vội quá thì thế nào cũng bị nghẹn. Nhân lúc có bàn tay bên trong xùy cho báo chí tung tin vụ Chủ Tịch Thành Phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên bị tố về chuyện mua nhà hóa giá, người ta cũng đem ngôi nhà của ông Lê Ðức Thúy ra bàn. Nuốt chưa được hai năm, Lê Ðức Thúy phải nhả, xin trả lại ngôi nhà Lý Thái Tổ để dùng làm công sở như cũ! (Ông Hoàng Văn Nghiên vốn đã nổi tiếng ở Hà Nội ngang với ông Nguyễn Phú Trọng; qua câu đồng dao cũ: Giầu như Phú, Lú như Trọng, Lật lọng như Nghiên,…)

Nếu chỉ có chuyện nhà đất thì ông Ủy viên Trung Ương Ðảng Lê Ðức Thúy cũng chỉ nổi tiếng trong cái chuồng gà quanh quẩn ở Hà Nội mà thôi. Từ hôm Chủ Nhật vừa rồi, ông Thúy lại nổi danh quốc tế. Nhiều người biết tiếng ông, từ Úc qua Thụy Sĩ, qua Hồng Kông, chỉ vì vụ in tiền Việt Nam bên Úc. Báo chí bên đó đã nêu tên ông Thúy và con trai ông, trong lúc cảnh sát liên bang đang điều tra vụ hối lộ của công ty thuộc Ngân Hàng Trung Ương Úc.

Vụ này ở Việt Nam được gọi là vụ in tiền polymer. Năm 2007, có những lời tố cáo Lê Ðức Thúy đem in tiền bằng polymer vì con trai ông môi giới với nhà in Securency để nhận hoa hồng. Ngày 5 tháng 6, Phó Tổng Thanh Tra Lê Tiến Hào đã nêu danh Lê Ðức Minh, con trai Thống Ðốc Lê Ðức Thúy, làm việc cho công ty Banktech mà “công ty này tham gia quá trình thực hiện bộ tiền mới và cung cấp vật tư, thiết bị cho việc in tiền.” Nhưng đoàn thanh tra không “phát hiện hành vi tham nhũng nào cả.” Báo Tuổi Trẻ viết rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng “đã yêu cầu thống đốc và các phó thống đốc đề cao tinh thần tự giác phê bình, tổ chức kiểm điểm… có hình thức xử lý nghiêm minh với các trường hợp sai phạm. Ðồng thời đề ra các biện pháp cụ thể để sửa chữa, khắc phục kịp thời, báo cáo kết quả lên” vân vân. Khi một ông thủ tướng cộng sản ra lệnh các quan “đề cao tự giác phê bình, tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm minh, vân vân ” là coi như chìm xuồng rồi. Nhưng ở Úc, một nước tự do dân chủ cai trị bằng pháp luật thì không cho chìm xuồng dễ dàng như vậy.

Tại Úc cũng như ở Mỹ, có đạo luật cấm các doanh nghiệp không được hối lộ quan chức nước khác để được lợi thế trong việc cạnh tranh. Ðây cũng là một hệ quả của quy tắc tự do cạnh tranh mà WTO muốn các quốc gia phải bảo vệ. Cảnh Sát Liên Bang Úc đã điều tra coi công ty Securency có hối lộ ai ở Việt Nam không. Và bây giờ thì, như nhật báo Người Việt đã loan tin, báo chí bên đó họ loan tin có hối lộ thật!

Nếu cảnh sát Úc đưa vụ này ra tòa thì thế nào tòa án cũng mời ông Lê Ðức Thúy hoặc cả con trai ông qua Úc làm nhân chứng. Ðây sẽ là vụ vi phạm luật cấm hối lộ quan chức ngoại quốc đầu tiên được đem ra xử ở nước Úc. Vinh dự “tiến lên hàng đầu” này là thành tích riêng của cha con ông Lê Ðức Thúy mà cũng là một vinh dự chung cho cả nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa. Có thể so sánh nó “ngang tầm thời đại” với vụ Viện Công tố Ðịa Phương Tokyo, vào năm 2008, đã mời ông Huỳnh Ngọc Sỹ qua Nhật Bản làm chứng về vụ hối lộ của công ty Tư Vấn Quốc Tế Thái Bình Dương (PCI); khi công ty PCI được trúng thầu tư vấn trong Dự án đại lộ Ðông Tây Sài Gòn. Ông Sỹ đã từ chối vinh dự đó. Tháng 12 năm 2008, chính phủ Nhật tuyên bố đình chỉ các dự án viện trợ ODA cho Việt Nam, một mối nhục có tầm cỡ quốc gia! Mất viện trợ thì Ðảng sẽ mất chỗ làm tiền, cho nên sang năm 2010 ông Sỹ được đưa ra tòa án ở Việt Nam, lãnh bản án chung thân. Phải coi ông Sỹ đã bị hy sinh, như nhiệm vụ của một đảng viên trung kiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đảng! Ông Nguyễn Phú Trọng từng đậu tiến sĩ triết học ở Liên Xô, chuyên ngành về Triết lý Xây dựng Ðảng; trong trong nhiệm kỳ của ông thế nào ông cũng chiếu cố tới công lao bảo vệ Ðảng của Huỳnh Ngọc Sỹ!

Nhưng số tiền ông Sỹ chấm mút chỉ có vài triệu đô la Mỹ, còn số tiền được báo chí Úc nói ông Lê Ðức Thúy được hưởng lên tới 15 triệu.

Theo các nhà báo lấy nguồn tin từ Cảnh Sát Liên Bang Úc thì người đứng tên nhận những món tiền này tên là Lương Ngọc Anh, và tiền được chuyển qua ngân hàng ở Thụy Sĩ và Hồng Kông. Làm thống đốc một Ngân Hàng Trung Ương thì ông Lê Ðức Thúy phải biết rằng những món tiền được chuyển qua ngân hàng, nhất là chuyển từ nước này sang nước khác, thế nào cũng có dấu vết trong máy vi tính.

Ngoài tội ăn hối lộ thiếu trình độ chuyên nghiệp để bị lộ, có lẽ đảng Cộng Sản Việt Nam còn phải xử lý nội bộ ông Lê Ðức Thúy về tội sơ suất trong nghiệp vụ đến nỗi “tiết lộ bí mật của Ðảng.” Vì ông đã để lại những dấu vết trên các trương mục ngân hàng! Nếu có ai rút tiền từ các trương mục đó đưa cho người khác, thế nào cũng còn dấu vết. Nếu điều tra tận cùng, thế nào người ta cũng biết món tiền 15 triệu Mỹ kim đó được chuyển tiếp sang những trương mục nào khác; tức là tiền bạc được dâng lên những cấp trên nào của ông Thúy, mỗi người bao nhiêu, cấp bậc nào được hưởng bao nhiêu! Tất cả các chứng cớ đó, sau này, khi nước Việt Nam có một chế độ dân chủ tự do, người ta có thể sẽ tìm ra. Danh tính của những người ăn hối lộ đó sẽ còn được lưu trữ trong máy điện thoán các ngân hàng, để lưu danh cho con cháu xem. Ðúng như câu ca: Trăm năm bia đá còn mòn – Ngàn năm bia điện vẫn còn trơ trơ! Xem trong vụ Huỳnh Ngọc Sỹ thì ta thấy trình độ nghiệp vụ của các đảng viên đã được nâng cao rất nhiều: Công ty PCI không ký ngân phiếu cho ông Sỹ. Ðại diện công ty phải đem phong bì đựng tiền, hàng trăm ngàn Mỹ kim tiền mặt, đem đến tận bàn giấy để nộp cho ông Sỹ. Cứ như thế, sau này họ không có bằng cớ nào trên máy điện toán cả! Có như vậy Huỳnh Ngọc Sỹ mới thật là một đảng viên chân chính!

Trong những ngày tháng tới, Cảnh Sát Liên Bang Úc có thể sẽ tiếp tục điều tra các nhà quản trị công ty Securency. Họ có thể sẽ mời các quan chức cộng sản Việt Nam sang làm chứng. Báo chí Úc sẽ tiếp tục loan tin từng bước kết quả cuộc điều tra. Dư luận bên Úc sẽ theo dõi chuyện này trong cả năm chưa chắc đã hết. Tuy nhiên, đảng Cộng Sản Việt Nam phải rút ra một bài học kinh nghiệm, không nên tái diễn một trò đã thử dùng trong vụ Huỳnh Ngọc Sỹ. Ðó là trò “dậy khôn” một chính phủ nước khác về cách “quản lý báo chí.”

Sau khi Nhật Bản mời ông Sỹ sang Nhật làm chứng, tháng 8 năm 2008, Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam tên là Hồ Xuân Sơn tuyên bố trâng trâng rằng: “Việt Nam đã đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của hai nước đều không nên đưa tin, đăng bài về việc này.” Ông Hồ xuân Sơn không biết rằng ở một nước tự do như Nhật Bản, họ không có một chức quan cho ông Tô Huy Rứa hay Ðinh Thế Huynh, để được phép ra lệnh cho các báo phải nói gì! Ở Việt Nam, sau khi báo Tuổi Trẻ loan tin một đại biểu Quốc Hội yêu cầu “lập ủy ban điều tra vụ Vinashin,” chỉ cần ban Tuyên Huấn kêu các cán bộ làm báo đến “làm việc” một buổi, ngày hôm sau các báo loan tin ngược chiều lại, xóa hết những điều đăng hôm trước! Không nên có thêm một Hồ Xuân Sơn lên lớp dậy dân Úc Châu phải học tập đường lối chuyên chính vô học, bóp nghẹt báo chí! Cán bộ ăn cắp của công, trâng tráo đòi tiền hối lộ, để cả nước Nhật người ta biết, báo chí người ta yêu cầu đừng phí tiền đi viện trợ cho một đám tham quan ăn; đó đã là một mối nhục lớn. Lại còn mách nước chính phủ Nhật Bản áp dụng chính sách ngu dân bịt miệng báo chí, để cả nước người ta biết nhà báo nước mình không có tự do; lại càng nhục hơn nữa! Hai nỗi nhục này đến bao giờ mới rửa sạch?

Nhưng không biết đảng Cộng Sản Việt Nam có chịu rút lấy bài học kinh nghiệm trên đây mà thay đổi hay không. Người ta chỉ có thể tiếp nhận được bài học này mà thay đổi nếu họ cũng cảm thấy có một mối nhục thấm thía, lo lắng cho con cháu sau này sẽ bị nhục lây. Nếu người ta đã hít thở trong không khí “văn hóa mặt dầy” lâu năm thì có khi họ không còn biết thế nào là hổ thẹn nữa! Một người bạn mới gửi cho chúng tôi 10 chuyện lạ ở Việt Nam năm 2010. Xin kể lại hai chuyện đầu:

1. Một số quan chức ở tỉnh Bình Thuận giả danh “lâm tặc,” những kẻ đốn cây lậu, để được cấp đất rừng, gọi là đất “hoàn lương.” Ông Phan Dũng, giám đốc Sở Kế Hoạch Ðầu Tư tỉnh, cùng vợ là hai trong số các “lâm tặc” được cấp đất “hoàn lương” nhiều nhất.

2. Mừng đại lễ 1,000 năm Thăng Long, chính quyền quận Hà Ðông (thuộc Hà Nội) đã chặt toàn bộ cây xanh lâu năm ở hai bên quốc lộ 6 đoạn qua Hà Ðông để trồng mới 1,000 cây sao đen con với kinh phí 6 tỉ đồng. Ở đâu moi ra tiền là có mặt các chiến sĩ cộng sản!

Không có gì bảo đảm là các lãnh tụ cộng sản còn giữ được khả năng biết hổ thẹn (Tu Ố chi tâm), mà Mạnh Tử coi là đầu mối của đạo Nghĩa!

January 27, 2011 Posted by | Bình luận | Leave a comment