Phi Vũ 3

Thương nhớ lắm quê hương vời vợi

Công an lại gây khó khăn cho Cô Phạm Thanh Nghiên

Gia Minh, biên tập viên RFA

2012-10-04

Cô Phạm Thanh Nghiên, người tù lương tâm vừa mãn hạn cách đây chừng nửa tháng, tiếp tục bị chính quyền địa phương và cơ quan an ninh gây khó khăn, sách nhiễu.

 

PhamThanhNghientruockhitu.jpg
Cô Phạm Thanh Nghiên, ảnh chụp trước đây. File photo.

Sách nhiễu liên tục

Gia Minh có cuộc nói chuyện với cô Phạm Thanh Nghiên vào chiều ngày 4 tháng 10, và được cô cho biết: Continue reading

October 4, 2012 Posted by | Việt Cộng và luật pháp, Việt Cộng đàn áp các nhà dân chủ | Leave a comment

Tòa án Hà Nội sẽ xử vụ Trung tá Công an đánh chết người?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

2011-11-15

Theo thông tin do báo chí loan tải thì vào ngày 17-11 này, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử vụ một Trung tá Công an Hà Nội đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng. Continue reading

November 17, 2011 Posted by | Nhân quyền ở Việt Nam, Việt Cộng và luật pháp | 1 Comment

Bình Dương : Một người thiệt mạng sau khi bị CA giam giữ trái phép 5 ngày

Theo Dân Làm Báo

Muốn cứu chồng, phải … ngủ với công an

danlambao vừa nhận được lời kêu cứu của chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền liên quan đến cái chết đầy uẩn khúc của chồng mình là anh Nguyễn Công Nhựt (sinh năm 1981), người vừa tử vong sau 5 ngày bị giam giữ trái pháp luật tại trụ sở CA huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Continue reading

April 26, 2011 Posted by | Tội ác của Việt Cộng, Việt Cộng và luật pháp | 1 Comment

‘Trong một xã hội độc tài thì anh phải chết thôi!’

Theo NguoiViet Online

HÀ NỘI (NV) – “Trong một xã hội độc tài thì anh phải chết thôi!” Luật Sư Trần Ðình Triển, người nhận bào chữa cho TS. Cù Huy Hà Vũ, nói như vậy trong một cuộc phỏng vấn của chương trình Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010.

Luật Sư Trần Ðình Triển. (Hình: VNN)

TS. Luật Cù Huy Hà Vũ được Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) gọi là người “trực ngôn,” biểu lộ một người dũng cảm, có khí phách, đòi chế độ Hà Nội phải trả tự do cho ông tức khắc. Luật Sư Trần Ðình Triển nhận lời bào chữa cho ông Vũ theo lời yêu cầu của bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Vũ.

Trong bài trả lời phỏng vấn của đài VOA, ông Triển cũng tỏ ra trực ngôn, khí phách không kém khi chấp nhận đứng ra bảo vệ quyền lợi pháp lý cho ông Cù Huy Hà Vũ dù biết rằng, trong hoàn cảnh xã hội độc tài đảng trị như Việt Nam, ông không có cơ hội thành công.

Tại sao? Ông cho biết lý do rất dễ hiểu: “Pháp luật không phải là pháp luật mà trong quyền uy của kẻ đang được đảng và nhà nước giao cho họ.”

Dẫn một chứng cứ rất nhỏ, ông cho biết, theo luật, sau khi ông nộp đơn đứng làm luật sư cho thân chủ Cù Huy Hà Vũ thì nội trong 3 ngày, cơ quan tư pháp CSVN phải trả lời cho ông. Nếu từ chối phải cho biết lý do cũng trong khung thời hạn này.

Nhưng khi trả lời phỏng vấn của Ðài VOA, tức 4 ngày sau khi nộp đơn, ông vẫn không nhận được hồi âm.

“3, 5 hoặc 10 ngày đối với họ chả là gì cả.” Ông Triển nói.

Luật Sư Triển nói thêm: “Khi một đất nước chưa có nhà nước pháp quyền và chưa có xã hội công dân, pháp luật chưa trở thành tối thượng” thì người dân vẫn bị vu cho tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” theo Ðiều 88 của Bộ Luật Hình Sự, theo lời cáo buộc của tướng công an, Hoàng Kông Tư, trong cuộc họp báo ngày 5 tháng 11, 2010 sau khi bắt giam ông Cù Huy Hà Vũ ở Sài Gòn.

Việc bắt giam, bỏ tù ông Vũ vào thời điểm sắp diễn ra đại hội Ðảng CSVN được nhiều người nhìn thấy liên quan đến sự khủng bố hay bắt giam một số người khác trong thời gian gần đây, được dư luận trong ngoài nước nhìn ra dễ dàng. Nhưng khi dàn dựng kịch bản kiểm tra hành chính với các bản tin bôi nhọ danh dự và nhân phẩm cá nhân của ông Cù Huy Hà Vũ và bà Hồ Lê Như Quỳnh, làm cớ hạ nhân phẩm để biện minh cho hành động bắt giam và khám xét nhà ông Vũ ngày hôm sau.

Luật Sư Triển nhận xét về việc an ninh Việt Nam bắt giam ông Cù Huy Hà Vũ là “một trò mèo” và “đầy tính dã man.”

Luật Sư Triển nói: “Theo tôi, pháp luật phải rõ ràng. Nếu anh Vũ chống lại nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, có đủ tài liệu, thì khởi tố, bắt giam. Ðừng mở ra trò mèo, “đạo diễn” đó, tự dưng giết chết luôn cả danh dự của một phụ nữ khác. Họ giết được một người thì sẽ giết được hơn 80 triệu người của dân tộc Việt Nam này. Ðấy là tính dã man.”

Trong cuộc phỏng vấn, Luật Sư Triển đã nhìn thấy trước là dù ông có cãi hay cách mấy, biện luận đâu ra đấy, chứng minh ông Vũ không phạm luật mà chính các cơ quan “bảo vệ pháp luật” của chế độ Hà Nội phạm luật, thì ông vẫn thua.

“Không thành công một điểm nào cả. Về mặt lý trí, pháp luật, về mặt Tổ quốc, đảng và nhà nước, thì tôi thắng 100%. Nhưng trong bối cảnh hiện nay thì tôi thua tất cả.” Ông Triển nói. Bởi vì “phiên tòa xử kín, thì lời bào chữa của tôi hay nghìn lần thì cũng chỉ trong 4 bức tường thôi.”

Lần đầu tiên, người ta thấy một luật sư can đảm nói thẳng cho một sự thật không thể chối cãi về cái hệ thống pháp lý Cộng Sản ở Việt Nam. Nó không phải là một cơ quan độc lập, xét xử công minh theo đúng các điều luật mà chỉ là công cụ của kẻ cầm quyền muốn vo tròn, bóp méo thế nào thì tùy tiện.

Ðó là lý do tại sao những người đấu tranh đòi dân chủ hóa ở Việt Nam vẫn bị khủng bố, vẫn bị bỏ tù từ năm này sang năm khác.

Trong một cuộc đối thoại nhân quyền với chế độ Hà Nội, một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ từng nhận xét đối thoại nhân quyền với Hà Nội là “đối thoại với người điếc.”

Ngoài việc nhận bảo vệ pháp lý cho ông Cù Huy Hà Vũ, LS Triển cũng đã nhận lời đứng đại diện pháp lý cho bà Hồ Lê Như Quỳnh kiện báo chí CSVN đã bôi nhọ nhân phẩm của bà.

November 14, 2010 Posted by | Nhân quyền ở Việt Nam, Việt Cộng và luật pháp, Việt Cộng đàn áp các nhà dân chủ | Leave a comment

Kết quả phiên tòa xử 6 giáo dân Cồn Dầu

RFA 27.10.2010

Sáu giáo dân ở Cồn Dầu đã bị tuyên án từ 12 tháng tù đến tha bổng, trong phiên tòa hôm nay tại Đà Nẵng.

RFA file Photo

Công an, cảnh sát cơ động được huy động đến ngăn cản tang lễ cụ bà Hồ Nhu ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 4-5-2010.

Ông Nguyễn Hữu Minh bị kết án 12 tháng tù, bà Phan thị Nhẫn bị 9 tháng tù, những người còn lại hưởng án treo, ngày mai được về, là các ông Nguyễn Hữu Liêm, Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt, và bà Nguyễn Thị Thế.

Một giáo dân tham dự phiên tòa kể lại với phóng viên Gia Minh của đài Á Châu Tự Do về kết quả và không khí của phiên tòa:

Quang cảnh phiên xử: phóng viên nhà báo cũng nhiều, các đòan thể công giáo tập trung lại cũng nhiều. Truớc ngày xử các giáo xứ riêng rẽ cũng đã cầu nguyện đặc biệt cho sáu người này.

Khi dự phiên tòa ai cũng hiểu mọi chuyện đã được sắp xếp hết rồi, ai cũng bàng quang cho rằng nếu có tranh đấu cũng đã lên ‘khung’ hết rồi nên hầu  như chẳng ai tranh đấu gì, nguời ta cũng đoán lờ mờ kết quả phiên tòa là vậy.

Thân nhân được vào hết, đây là một phiên tòa gần như mở, cho vào tự do.

Luật sư do phía thành phố chỉ định, danh sách luật sư chúng tôi có thể cung cấp vào ngày mai, vì đông quá chen vào không được. Như tôi nói mọi chuyện đã được sắp xếp hết ; tuy nhiên luật sư cũng đưa ra chứng cứ về việc buộc ông Minh xách động dân chúng, nhưng lúc xảy ra bạo động ông Minh không có ở đó, nhưng rồi cuối cùng bị ghép vào hết.

Ông Minh không nhận tội, nhưng anh biết việc này đã được sắp xếp từ trong nhà lao chứ không từ bên ngòai thì những người khác phải nhận tội, ‘thấp cổ bé họng’ biết làm sao!

Nhìn bề mặt là vậy, còn phía sau thì chúng ta tự hiểu!.

October 27, 2010 Posted by | Việt Cộng và luật pháp | Leave a comment

Blogger Điếu Cày bị khởi tố thêm tội “tuyên truyền chống nhà nước”

Mặc Lâm, phóng viên RFA
2010-10-20

Sáng hôm 20/10 công an đã thông báo cho vợ của blogger Điếu Cày rằng ông không được thả sau khi mãn hạn tù hai năm rưỡi và cho bà biết ông bị câu lưu vì đã viết bài cho Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do.

Photo courtesy of ĐiếuCày’s Facebook

Blogger Điếu Cày lúc bị bắt hôm 23/12/2007.

 

Tội bất thành văn?

Blogger Điếu Cày tức nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải có lẽ là người tù được chú ý nhất trong thời gian gần đây. Mặc dù bị bắt và truy tố với tội danh trốn thuế nhưng ai cũng biết ông bị bỏ vào tù vì một tội bất thành văn khác đó là công khai biểu tình chống Trung Quốc vào dịp Olympic 2008.

Cùng với một nhóm sinh viên trong nước, nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải đã tham gia biểu tình chống cảnh rước đuốc Olympic và bị bắt, ra tòa, lãnh án phạt 30 tháng tù giam vì trốn thuế. Ngày 19 tháng 10 là ngày mãn hạn của ông, gia đình bạn bè mong ông bước ra khỏi trại giam Z30D Xuân Lộc như chờ một người hùng.

Nó khám xét nhà tôi, tôi bảo lý do tại sao, nó bảo liên quan đến ông Hải mà ông Hải ở trong tù bao nhiêu năm nay có về nhà tôi đâu?

Bà Dương Thị Tân

Nhưng đáng tiếc, ông không ra khỏi cánh cửa nhà giam đúng như quy định pháp luật.

Anh bộ đội Nguyễn Hoàng Hải theo nhận xét của Người Buôn Gió, một blogger nổi tiếng khác của Việt Nam, thì “…blogger Điếu Cày có thú vui đi ngao du đất nước, chụp những cảnh đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam. Có lẽ nội dung trong blog Điếu Cày sẽ vẫn thế nếu như anh Hải không đặt chân đến Thác Bản Giốc.
Từ Cao Bằng trở về khi chứng kiến một phần lãnh thổ đất nước đã bị mất đi, người cựu chiến binh từng đã dâng hiến bao nhiêu năm tháng trong lửa đạn để dành toàn vẹn lãnh thổ lẽ nào không thấy day dứt. Từ những trăn trở ấy, anh Điếu Cày bắt đầu thổ lộ, chia sẻ những suy tư về chủ quyền lãnh thổ đất nước mình trên trang nhật ký điện tử cá nhân.
Chính vì với tấm lòng trong sáng một lòng hướng tới quê hương như vậy, mà anh Điếu Cày mới bị bắt vì tội danh “trốn thuế’. Bởi nếu bắt anh vì tội khác thì khó khoác cho anh cái động cơ như chống phá đất nước, lợi dụng dân chủ đòi lật đổ, gây rối, chia rẽ…”

Trong lúc bị giam giữ, người ta sợ ông đến nỗi tìm mọi cách hành hạ ông trong tù, bằng cách không phát mùng chống muỗi trong thời gian ông bị giam tại trại giam Cái tàu thuộc huyện U Minh tỉnh Cà Mau. Lý do công an đưa ra là vì ông không chịu thừa nhận tội lỗi như bản án đã ghi.

Tinh thần của một blogger không chịu khuất phục đã làm ông nổi tiếng và chính sự nổi tiếng này đã làm nhà nước e ngại không dám thả ông ra sau khi đã mãn hạn tù. Vợ của ông là bà Dương Thị Tân, sáng ngày 20 tháng 10 đã bị công an bắt và tuyên bố blogger Điếu Cày bị truy tố thêm một tội danh nữa, bà kể:

Blogger Điếu Cày chụp hình cùng bạn bè và thành viên Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do trước lúc bị bắt hôm 23/12/2010. Photo courtesy of ĐiếuCày's Facebook.
Blogger Điếu Cày chụp hình cùng bạn bè và thành viên Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do trước lúc bị bắt hôm 23/12/2007. Photo courtesy of ĐiếuCày’s Facebook.

“Nó khám xét nhà tôi, tôi bảo lý do tại sao, nó bảo liên quan đến ông Hải mà ông Hải ở trong tù bao nhiêu năm nay có về nhà tôi đâu?
Từ 5 giờ sáng nó bắt tôi, nó đánh đập tôi, nó đưa lên công an, nó bẻ tay bẻ chân nó xông vào cướp hết tư trang tài sản của tôi, điện thoại cũng không có. Đến bây giờ tôi mới về đến nhà không một miếng cơm miếng cháo vào bụng. Tôi không thở được.
Ngày hôm nay tôi biết là ngày ông Hải mãn hạn tù, tôi thuê một chiếc xe để đi đón ổng, vừa mới bắt đầu ra xe thì nó xông vào nó đánh đập tôi. Nó lôi tôi lên công an trước mặt chứng kiến của rất nhiều người. Nó mời cán bộ hưu trí ở trong khu phố đến nó đọc bản khởi tố anh Hải tội danh tuyên truyền chống nhà nước, nó đọc cho tôi nghe chứ nó cũng không đưa cái quyết định ấy mặc dù tôi yêu cầu đưa, họ không đưa họ bảo không có lệnh đưa chứng tỏ cái bọn này nó không có lý do gì chính đáng cả, nó không dám đưa cái tin ấy ra.”

Một hành động bất hợp pháp?

Luật sư Cù Huy Hà Vũ nhận định việc tiếp tục giam giữ công dân Nguyễn Hồng Hải là hành động bất hợp pháp, ông nói:

Để truy cứu trách nhiệm hình sự ông Hải về một tội danh khác thì thủ tục tố tụng hình sự lại phải bắt đầu lại từ đầu, tức là ổng phải được đưa về nhà và có giấy chứng nhận thọ án tù đã rồi mới tiến hành lại từ đầu.

LS Cù Huy Hà Vũ


“Nếu sau khi thả blogger Điếu Cày mà nhà nước lại có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự ông Hải về một tội danh khác thì thủ tục tố tụng hình sự lại phải bắt đầu lại từ đầu, tức là ổng phải được đưa về nhà và có giấy chứng nhận thọ án tù đã rồi mới tiến hành lại từ đầu bản án “tuyên truyền chống phá nhà nước.”

Một tội danh sau ba mươi tháng mới khởi tố liệu có đúng với pháp luật Việt nam hay không? Tiến Sĩ luật, Luật sư Trần Đình Triển giải thích:

“Khung hình phạt cho tội danh dưới ba năm thì mặc dù họ phạm tội nhưng chưa bị khởi tố thì không được khởi tố nữa. Tuy nhiên đối với nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia và nhóm tội mang tính chất quốc tế như khủng bố thì không bị hạn chế bởi thời gian. Nếu họ có đủ căn cứ để khởi tố ông về tội tuyên truyền chống phá cách mạng chẳng hạn, và nếu đủ bằng chứng thì cái việc khởi tố tiếp đó không sai.”

Tội danh này rõ ràng là cách hay nhất đối phó với một phong trào đang chớm nở trong cộng đồng blogger Việt Nam khi nguồn tin trong giới blogger loan đi sẽ lấy ngày 19 tháng 10 là ngày Điếu Cày ra tù để làm “Ngày Blogger Việt Nam” do blogger Thằng Nông Dân đề nghị.

Nếu ngày kỷ niệm này thành hình thì đúng là một thất bại lớn cho hệ thống chính trị Việt Nam khi cố gắng bằng mọi cách ngăn chận tiếng nói của giới blogger làm báo bằng chính trang blog của mình.

Mệnh lệnh đưa ra để giữ chân blogger Điếu Cày trong tù cho thấy một lần nữa hệ thống pháp luật Việt Nam có chỗ hở rất lớn để hành pháp lợi dụng thao túng và thi hành pháp luật theo chính sách của đảng cầm quyền. Nhận xét về tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước” được ghép cho blogger Điếu Cày, Luật sư Trần Đình Triển nói:

Blogger Điếu Cày lúc bị bắt hôm 23/12/2010. Photo courtesy of ĐiếuCày's Facebook.
Blogger Điếu Cày lúc bị bắt hôm 23/12/2007. Photo courtesy of ĐiếuCày’s Facebook.

“Nếu ông ấy thấy rằng lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam về Hoàng Sa Trường Sa bị xâm phạm như vậy, rồi số người Việt Nam đi đánh cá bị bắt giữ một cách vô cớ trên vùng thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam họ không thể làm ngơ họ đấu tranh để bảo vệ điều đó thì tại sao lại là chống phá cách mạng được? Đây là một vấn đề. Cái thứ hai trong hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là bảo vệ tự do ngôn luận. Họ không tiết lộ bí mật quốc gia, tất cả các bài viết của họ nêu lên vấn đề tiêu cực của xã hội để nhằm khắc phục những cái đó, họ không nói xấu, họ không vu khống và họ vì mục đích cho đất nước Việt Nam này mạnh mẽ lên, cho người dân Việt này giàu có hạnh phúc lên, cho một hệ thống dân tộc Việt Nam đoàn kết và tất cả vì đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, vì nhân dân Việt Nam giàu mạnh, thì tại sao lại nói rằng họ chống phá chính quyền cách mạng?”

Trong khi chưa có sự đồng thuận tuyệt đối của giới blogger lấy ngày 19 tháng 10 làm “Ngày Blogger Việt Nam” thì việc công an tiếp tục giam giữ blogger Điếu Cày trong nhà tù có thể là động cơ khiến cộng đồng blogger Việt Nam mau chóng tìm thấy sự đồng thuận hơn hay chăng?

October 21, 2010 Posted by | Nhân quyền ở Việt Nam, Việt Cộng và luật pháp, Việt Cộng đàn áp các nhà dân chủ | Leave a comment

Luật pháp không thể là công cụ đàn áp mà phải phục vụ công lý

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2010-01-03

Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình sau một phiên xử kín vào ngày 28-12-2009 đã tuyên phạt cựu Trung tá Trần Anh Kim, nhà tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam, 5 năm rưỡi tù giam và 3 năm quản chế về tội “âm mưu lật đổ chính quyền”mà hình phạt tối đa có thể là tử hình. Vì vậy bản án này đã được các hãng thông tấn quốc tế loan đi rộng rãi với nhiều nghi vấn.

AFP PHOTO

Ông Trần Anh Kim bị tuyên án 5 năm rưỡi tù giam về tội “âm mưu lật đổ nhà nước” trong phiên xử kín tại tòa án Thái Bình hôm 28-12-2009. Hình chụp qua màn hình tivi đặt cạnh phòng xử án.

Thanh Trúc của Đài đã có cuộc trao đổi về bản án này sau đây với Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris.

Bản án bôi bác

Thanh Trúc: Bản án ngày 28-12-2009 của tòa án Thái Bình phạt nhà hoạt động dân chủ cựu Trung tá Trần Anh Kim 4 năm 6 tháng tù giam và 3 năm quản chế có thể coi là một phán quyết nhẹ có tác dụng trấn an dư luận. Luật sư cũng thấy như vậy phải không?

LS Trần Thanh Hiệp: Theo tôi thì không thể gọi đó là một án nhẹ mà phải nói là một bản án không thể chấp nhận được. Muốn coi là nặng hay nhẹ thì phải xét xem là có tội hay không có tội trước đã. Cách đây vài ngày, trước khi có phiên xử, tôi đã nói là ông Trần Anh Kim không có tội chiếu theo luật phổ quát về nhân quyền mà nhà cầm quyền Hà Nội có nghĩa vụ pháp lý phải tôn trọng và áp dụng. Nhưng họ lại không tôn trọng, không áp dụng. Mà chỉ lấy luật pháp riêng của họ để khủng bố dân, coi khinh dân quyền, dẫm đạp lên nhân quyền. Không cần phải là một luật gia mới biết được điều này. Bà Thơm, vợ của ông Kim khi được phỏng vấn đã nói rằng bàcực lực phản bác và bác bỏ bản án ngày hôm nay. Bản án này vô lý, quá nặng nề. Họ áp đặt bản án này để che đậy việc bắt bớ, giam cầm anh Kim để bịt đi tiếng nói của anh, tiếng nói làm thức tỉnh lòng người, là động lực cho bao trái tim yêu nước. Đây là tiếng nói toàn là sự thật mà anh ấy đã bày tỏ, chứ không vi phạm một điều nào, khoản nào, và rất phù hợp với bản nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế. Anh Kim nói rằng anh ấy đánh giặc nội xâm là những quan tham nhũng, tham ô, phá hoại thành quả của đất nước. Đó là anh ấy có công chứ không phải có tội…. Cho nên theo tôi phải gọi bản án ngày 28-12-2009 là một bản án phi nhân quyền bôi bác, làm mất thể diện quốc gia trước dư luận của cộng đồng thế giới nay đã rũ bỏ lối sống chuyên chế tại những môi trường xã hội còn lạc hậu như thời trung cổ hay thời phát xít, thời toàn trị xã hội chủ nghĩa.

Họ áp đặt bản án này để che đậy việc bắt bớ, giam cầm anh Kim để bịt đi tiếng nói của anh, tiếng nói làm thức tỉnh lòng người, là động lực cho bao trái tim yêu nước.

Bà Nguyễn Thị Thơm

Lạm dụng pháp luật đàn áp công lý

Thanh Trúc: Đứng bên ngoài mà nhìn và khách quan mà xét, thì các cơ quan điều tra, cơ quan xét xử trong vụ án Trần Anh Kim đã tỏ ra có những cố gắng nêu cao pháp quyền, đổi tội danh từ nhẹ sang nặng rồi lại áp dụng hình phạt tối thiểu chứ không chọn hình phạt tối đa của tội danh nặng. Vì thế ông Trần Anh Kim mới chỉ phải lãnh 5 năm rưỡi tù giam thôi. Để gây ấn tượng bị cáo đã được hưởng một hình phạt nhẹ. Như vậy vẫn có thể coi đó là một bản án bôi bác hay sao?


(video: phiên toà xét xử ông Trần Anh Kim. đoạn video này do một người lấy tên là missthuymiss đưa lên youtube)

LS Trần Thanh Hiệp: Càng ra công sắp xếp càng làm lộ rõ sự bôi bác của cái gọi là nền công lý xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Không phải là chỉ cần cải tội danh là đủ mà phải nói rõ đã có những lý do nào khiến cho phải cải tội danh. Không phải là làm nhiều điều liên quan đến vụ án là không bôi bác. Mà phải làm đúng, làm đến nơi đến chốn để cho quyền của mọi phía được tôn trọng, để không bôi bác công lý. Nhưng các cơ quan điều tra, xét xử trong quá trình làm tội, xử tội trong vụ án Trần Anh Kim đều không hề mảy may có ý định tôn trọng, đừng nói thi hành, thủ tục tố tụng hình sự của của chính chế độ. Họ coi tự do, nhân phẩm của bị can, bị cáo như cỏ rác. Thậm chí, đến cả luật sư là người có nhiệm vụ phải bào chữa cho bị can, bị cáo cũng không chịu làm công việc của mình. Luật sư Đặng Ngọc Phúc được chỉ định để bênh vực cho ông Trần Anh Kim, không có tội nhưng bị buộc tội có thể mất mạng là tội âm mưu lật đổ chính quyền. Nhưng trước tòa luật sư Phúc không hề cất tiếng đả động gì đến tội danh chết người này, chỉ biết xin khoan hồng để giảm nhẹ thôi. Không ai chối cãi là nhà cầm quyền Hà Nội đã bỏ công bố trí để cho diễn vở tuồng đòi dân chủ hóa là mang tội làm loạn, đáng bị hình phạt nặng theo pháp luật, nhưng lại đã được hưởng hình phạt nhẹ nhất. Thật ra công phu này chỉ để che dấu sự thật là đàn áp việc đòi tự do dân chủ, bằng mọi giá, chứ không phải làm hiển lộ công lý mà bôi bác công lý. Làm sao lại có thể cho rằng bản án vừa tuyên trong vụ Trần Anh Kim là một bản án khoan hồng mà dư luận quốc nội, hải ngoại, quốc tế vẫn chờ đợi được?

Cho nên hậu quả chỉ còn là nền công lý bôi bác vì lạm dụng pháp luật để làm công cụ đàn áp thay vì thực hiện công lý, như đã thấy trong vụ án Trần Anh Kim.

LS Trần Thanh Hiệp

Thanh Trúc: Nói gì thì nói, xâm phạm an ninh quốc gia ở bất cứ nước nào cũng là một tội không thể coi là chuyện nhỏ dễ dàng bỏ qua…

LS Trần Thanh Hiệp: Xin đừng lầm tội danh với tội phạm. Nếu Nhà nước muốn khép người dân nào vào một tội danh nào thì Nhà nước phải chứng minh đã có đủ tội chứng. Trong vụ xử ông Trần Anh Kim, nhà cầm quyền Hà Nội không trưng được bằng cớ rõ rệt ông Kim có tội, dù chiếu điều 88 hay điều 79 Bộ Luật Hình Sự, nhất là tại sao phút chót lại phải đổi tội danh nhẹ thành nặng. Những người ngồi xử ông Trần Anh Kim đã không dám trực diện với sự thật, chỉ một mực khẳng định rằng ông Kim đã xâm phạm an ninh quốc gia. Không thấy chứng minh xâm phạm như thế nào và có phải là có những hành vi có thể lật đổ một cách bất hợp pháp chính quyền nhân dân hay không. Vì nếu là lật đổ một cách hợp pháp, và nhất là thay thế một chính quyền không đích thực là của nhân dân thì, như ở bất cứ một nước tân tiến nào trên thế giới hiện nay, việc thay đổi ấy phải coi là không có tội. Những người luật sư có khả năng và đởm lược để mở ra một cuộc đối thoại tìm sự thật và vì công lý như thế, đã bị hoặc bỏ tù hoặc cấm không được hành nghề. Cho nên hậu quả chỉ còn là nền công lý bôi bác vì lạm dụng pháp luật để làm công cụ đàn áp thay vì thực hiện công lý, như đã thấy trong vụ án Trần Anh Kim.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn luật sư và cũng xin được nhắc lại rằng ý kiến của Luật sư Trần Thanh Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài ACTD.

January 6, 2010 Posted by | Việt Cộng và luật pháp | Leave a comment