Phi Vũ 3

Thương nhớ lắm quê hương vời vợi

Những dự đoán về phiên toà xét xử các Bloggers Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn và chị Tạ Phong Tần

Lê Diễn Đức

 

Lo lắng, bồn chồn  và hy vọng…

 

Đó là tâm trạng của tôi trước phiên toà xét xử ba nhà báo tự do, những thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do (CLBNBTD): anh Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày), anh Phan Thanh Hải (Blogger Anh Ba Sài Gòn) và chị Tạ Phong Tần (Blogger Công Lý – Sự Thật), vào thứ Hai ngày 24/9/2012. Continue reading

September 23, 2012 Posted by | Nhân quyền ở Việt Nam, Việt Cộng và tự do báo chí | Leave a comment

RSF kêu gọi VN bỏ kiểm duyệt Internet

Theo BBC News

InternetRSF nói các kế hoạch kiểm soát internet mới làm trầm trọng thêm thành tích nhân quyền của VN

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Reporters Sans Frontieres – RSF) kêu gọi Việt Nam từ bỏ các kế hoạch kiểm duyệt internet cùng một nghị định kiểm soát sử dụng, khai thác, cung cấp dịch vụ mạng mà tổ chức này coi là “hoàn toàn không chấp nhận được.” Continue reading

April 15, 2012 Posted by | Thời sự Việt Nam, Việt Cộng và tự do báo chí | Leave a comment

Mong ước của giới blogger cho năm mới

Thanh Quang, phóng viên RFA

2012-01-24

Những ngày đầu năm Nhâm Thìn, khi lòng người dân Việt hẳn chan chứa nỗi niềm dù không giống nhau, nhưng hầu như khó tránh khỏi tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của mỗi độ Xuân về.

AFP photo

Rồng trang trí cho năm Nhâm Thìn bày bán trước Tết ở Hà Nội Continue reading

January 25, 2012 Posted by | Thời sự Việt Nam, Việt Cộng và tự do báo chí | Leave a comment

Ủy ban bảo vệ nhà báo quốc tế phê phán Việt Nam truy bức phóng viên theo dõi biểu tình

Theo RFI

Biểu tình lần thứ sáu liên tiếp phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, trước cửa đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, 10/7/2011.

Biểu tình lần thứ sáu liên tiếp phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, trước cửa đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, 10/7/2011.

REUTERS/Stringer

Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ) – một tổ chức độc lập có cơ sở tại Mỹ – yêu cầu Hà Nội chấm dứt hành động sách nhiễu phóng viên, nhân cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn hôm chủ nhật 10/7/2011 vừa qua tại Việt Nam. Khoảng 10 người biểu tình và ba nhà báo thu thập tin tức và làm phóng sự đã bị công an câu lưu. Continue reading

July 13, 2011 Posted by | Nhân quyền ở Việt Nam, Việt Cộng và tự do báo chí | 1 Comment

Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA) lên án việc bắt giữ Bùi Chát

Theo Dân Làm Báo

Dân Làm Báo – Sau khi được thông báo vụ việc CA bắt giam, tịch thu giải thưởng và tiến hành việc tạm giam, Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế IPA đã ra thông báo lên án việc bắt giữ người vô cớ này và yêu cầu nhà cầm quyền VN phải trả tự do ngay lập tức cho nhà thơ Bùi Chát – sáng lập viên nhà xuất bản Giấy Vụn và cũng là người được nhận giải thưởng cao quý Tự Do Xuất Bản 2011 của IPA.

Dân Làm Báo xin được gửi đến các bạn bản lược dịch thông báo của IPA:

IPA lên án việc bắt giữ người nhận giải thưởng Tự Do Xuất Bản năm 2011 và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Bùi Chát

Nhà xuất bản trẻ Việt Nam được vinh danh vào ngày 25 tháng 4 tại Buenos Aires cho sự can đảm trong những điều kiện khó khăn. Ông ta đã bị bắt giam khi trở lại Việt Nam vào ngày 30 tháng 4. Giải thưởng của ông ta đã bị tịch thu.

Geneva – Ngày 1 tháng 5 2011

Bùi Chát, người được chọn là người nhận giải Tự Do Xuất Bản của IPA vào tuần trước, đã bị bắt giam bởi nhà cầm quyền khi ông trở lại Việt Nam vào ngày hôm qua. Giải thưởng và giấy chứng nhận giải thưởng đã bị tịch thu. Bùi Chát là đồng sáng lập viên của nhà xuất bản Giấy Vụn và được vinh danh bởi IPA cho sự can đảm hiếm có của ông trong việc phát huy quyền tự do xuất bản. IPA lên án việc bắt giam và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Bùi Chát.

Theo thông tin IPA nhận được, ngày hôm nay, Bùi Chát đã bị dẫn độ đến nơi cư ngụ và lệnh khám xét chỗ ở được tiến hành. Nhà cầm quyền đã khám xét khắp nơi, bảo Bùi Chát đem theo quần áo và tiến hành lệnh tạm giam. Địa điểm tạm giam vẫn chưa được thông báo đến gia đình. Bùi Chát có thể bị giam giữ đến 9 tháng dựa vào luật định hiện hành nhằm “mục đích điều tra” trước khi khởi tố với tội danh chính thức.

Đồng sáng lập viên của nhà xuất bản Giấy Vụn, nhà thơ Lý Đợi, cũng bị triệu tập để thẩm vấn. Cả hai ông đã bị đuổi ra khỏi nhà đang thuê ở. Chủ cho mướn nhà được thông báo là bị áp lực và lệnh của công an để đuổi hai ông.

IPA hiện đang liên hệ với các cơ quan thẩm quyền để phối hợp cho việc trả tự do cho Bùi Chát. IPA kêu gọi chính phủ các quốc gia, các tổ chức vận động nhân quyền và tự do ngôn luận tham gia cùng với các nhà xuất bản yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho Bùi Chát.

Bjorn Smith-Simonsen, Chủ tịch Ủy Ban Tự Do Xuất Bản của IPA đã nói: “IPA cực lực lên án việc bắt giữ Bùi Chát, người nhận giải thưởng Tự Do Xuất Bản của IPA năm nay và kêu gọi trả tự do lập tức cho ông khi mà việc bắt giam Bùi Chát được xem như liên hệ trực tiếp đến việc trao giải thưởng của IPA vài ngày trước đó”. Bên cạnh việc trả tự do ngay lập tức, giải thưởng của Bùi Chát phải được trả lại cho ông ta.

Thông tin thêm về Bùi Chát:

Ủy Ban Tự Do Xuất Bản và hội đồng quản trị của IPA đã chọn Bùi Chát, một nhà xuất bản can đảm ngoài luồng tại Việt Nam, sáng lập viên nhà xuất bản Giấy Vụn cho giải thưởng Tự Do Xuất Bản 2011. Giấy Vụn đã có những cống hiến trong việc in ấn và xuất bản các tác phẩm của “nhà thơ vỉa hè” tại Việt Nam vượt ra ngoài tầm với của cơ quan kiểm duyệt. Dưới sự lãnh đạo của Bùi Chát, Giấy Vụn đã trực tiếp hỗ trợ vào việc thành lập các nhà xuất bản độc lập và tự do khác tại Việt Nam, xuất bản các tác phẩm bị cấm của nhiều tác giả và sử gia. Continue reading

May 2, 2011 Posted by | Chính trị, Việt Cộng và tự do báo chí, Xã hội | Leave a comment

Việt Nam siết chặt kiểm soát báo chí

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
2011-02-28

Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch hôm thứ Tư chỉ trích nghị định mới về báo chí của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 25 tháng Hai, một lần nữa tạo thêm chướng ngại về quyền tự do ngôn luận cũng như tăng thêm quyền hạn kiểm duyệt của chính phủ đối với người làm báo trong nước. Continue reading

March 1, 2011 Posted by | Việt Cộng và tự do báo chí | Leave a comment

UB bảo vệ nhà báo chỉ trích nghị định mới về báo chí và blogger ở Việt Nam.

Theo RFI

Một người bán báo trước cửa Tòan án Hà Nội

Một người bán báo trước cửa Tòan án Hà Nội

AFP /Hoang Dinh Nam

Hôm qua 13/1/2011, Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo ( CPJ ) của Mỹ đã ra một thông cáo bày tỏ mối quan ngại về việc chính phủ Hà Nội vừa ban hành nghị định về Quy định xử phạt hành chinh trong hoạt động báo chí, xuất bản.Nghị định này được ban hành ngày 6/1/2011, tức là vài ngày trước khi khai mạc Đại hội Đảng, dự trù nhiều biện pháp xử phạt các nhà báo và blogger viết về những vấn được coi là nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc gia.

Do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 25/2/2011, nghị định ghi rõ là những nhà báo nào đăng những thông tin « không được phép » hoặc không phù hợp với « quyền lợi của nhân dân » có thể bị phạt đến 40 triệu đồng.

Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo cho biết, nghị định nói trên « nhằm tăng cường sự kiểm soát của chính phủ lên các phương tiện truyền thông, vốn đã được quy định rất chặt chẽ và thường xuyên bị trấn áp». Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo đặc biệt lên án một điều khoản trong nghị định buộc phóng viên phải nêu rõ nguồn cung cấp thông tin và cấm sử dụng sử dụng bí danh. Trong bản thông cáo, Uỷ ban Nhà báo còn lên án việc nghị định cũng nhắm vào giới blogger, trong đó có nhiều người phải dùng bí danh để viết bài để tránh bị đàn áp.

Theo hãng tin AFP, một số tờ báo Việt Nam đã từng chỉ trích văn bản đầu tiên của nghị định này, ban hành vào năm ngoái, chẳng hạn như tờ Thành Niên đã trích lời luật sư Trịnh Thanh nói rằng, các nhà báo phải được quyền bảo vệ nguồn cung cấp thông tin của họ khi điều tra về các vụ tham nhũng. Một trong những phóng viên của báo này là Nguyễn Việt Chiến đã bị kết án 2 năm tù vào năm 2008 với tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”, vì đã tham gia điều tra vụ PMU 18. Cũng trong vụ này, nhà báo Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ thì bị án tù treo.

Trong bản thông cáo, Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo cũng nhắc lại rằng tổ chức này đã từng xếp Việt Nam là quốc gia tệ hại thứ sáu đối với giới blogger và hiện ít nhất 5 blogger viết bài có nội dung chính trị trong số hành chục nhà hoạt động đang bị giam giữ vì những tội danh liên quan đến an ninh quốc gia, như « tuyên truyền chống Nhà nước » và « lợi dụng các quyền tự do dân chủ ».

 

January 15, 2011 Posted by | Việt Cộng và tự do báo chí | Leave a comment

Ai đứng sau các vụ tấn công blogger?

Ngọc Trân, thông tín viên RFA
2010-11-04

Trong thời gian qua, tin tặc liên tục tấn công vào các website, nhật ký cá nhân cũng như các diễn đàn tiếng Việt.

RFA

Trang blog của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.

Đặc biệt, các vụ tấn công này nhằm vào những trang mạng đăng tải các bài viết trái ngược với quan điểm của chính phủ Việt Nam, cho dù các bài viết này thể hiện quan điểm một cách ôn hòa.

Vậy những tin tặc này là ai? Vì sao họ muốn dập tắt các tiếng nói đối lập với chính phủ VN? Những ai thật sự đứng đằng sau các nhóm tin tặc này? Mời quý vị cùng Thông tín viên Ngọc Trân tìm hiểu.

Bịt miệng đối lập?

Mới đây, công ty SecureWorks cho biết, một nhóm tin tặc ủng hộ đảng CSVN đã đưa ra một loại virus mới để tấn công các trang web có tiếng nói đối lập với chính phủ.

Một nhóm nghiên cứu thuộc công ty bảo mật SecureWorks, có trụ sở tại Hoa Kỳ vừa phát  hiện một loại virus mới, thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ nhắm vào các trang mạng tiếng Việt.

Trong một bài phân tích đăng trên mạng hồi cuối tháng Mười, SecureWorks đưa ra cảnh báo về một phần mềm virus đã được tạo ra với mục đích xâm nhập và phá hủy dữ liệu của hầu hết các máy tính ở Việt Nam, cũng như đánh sập các trang mạng tiếng Việt có các bài viết không cùng quan điểm với chính phủ.

SecureWorks nói rằng, phần mềm virus mới này do một nhóm hacker ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra và đưa vào sử dụng kể từ ngày 13 tháng 10, virus mới này được SecureWorks đặt tên là “Vecebot”. Theo công ty này, có khoảng 85% các cuộc tấn công mà Vecebot nhắm vào là các máy tính xuất phát từ Việt Nam.

SecureWorks cũng cho biết thêm, những trang web, blog và diễn đàn tiếng Việt đã bị Vecebot tấn công, đều đăng tải nội dung chỉ trích Đảng CSVN, chẳng hạn như trang x-café, ttxvanganh, hay như trang boxitvn, đưa các thông tin phản đối chủ trương chính phủ trong việc khai thác bauxite ở Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc thực hiện.

Quyền được nói lên tiếng nói ôn hòa là quyền căn bản của mọi con người. Không ai có quyền ngăn cản quyền tự do phát biểu, tự do thông tin qua blog của mỗi cá nhân.

Blogger Hoàng Vinh

Để kiểm chứng thông tin này, chúng tôi có hỏi chuyện một số blogger đã bị tin tặc tấn công trong thời gian qua, các blogger này cho biết rằng, các bài họ đăng trên blog là những bài viết ôn hòa, nhưng không cùng quan điểm với chính phủ.

Blogger Hoàng Vinh là người vừa bị tin tặc tấn công, chiếm giữ blog, email và lấy cắp các thong tin cá nhân cách đây khoảng hai tuần, cho biết như sau:

anhbasg-2-305.jpg
Blogger AnhBaSG (phải) cùng các bạn hữu

“Tôi chỉ đăng các tin tức của báo đài hải ngoại, các bài báo của những bloggers trong nước, những tin tức, video tôi đã thu lại đưa lên youtube mà nhiều bạn trẻ đã yêu cầu. Những thông tin liên quan đến quyền con người, như quyền tự do bày tỏ tư tưởng, tự do ngôn luận, những quyền mà người dân VN đáng lẽ ra phải được hưởng như những người dân các nước khác.

Tôi nghĩ việc làm của tôi là giúp ích cho chính phủ VN nhận ra rằng, quyền được nói lên tiếng nói ôn hòa là quyền căn bản của mọi con người. Không ai có quyền ngăn cản quyền tự do phát biểu, tự do thông tin qua blog của mỗi cá nhân”.

Tin tặc: họ là ai?

Liên quan đến nhóm tin tặc, SecureWorks còn tiết lộ, họ có bằng chứng cho thấy nhóm tin tặc tạo ra phần mềm virus Vecebot cũng chính là nhóm đã từng tạo ra virus Vulcanbot, loại virus đã tấn công hàng loạt các trang mạng có tiếng nói đối lập với chính phủ hồi đầu năm nay, và Vecebot có khả năng là phần mềm virus tiếp tục nhiệm vụ mà Vulcanbot đã từng thực hiện.

Một trong những mục tiêu tấn công của cả hai loại virus Vulcanbot và Vecebot là trang mạng x-cafevn.org.

Ngoài các cuộc tấn công từ chối dịch vụ, nhóm hacker này cũng đã xâm nhập vào máy chủ của trang x-café, cũng như máy tính của quản trị viên trang mạng này, để lấy trộm các thông tin cá nhân của các thành viên diễn đàn x-café, đăng tải công khai trên trang web của nhóm tin tặc.

Theo SecureWorks, mặc dù mọi sự phỏng đoán về những kẻ chủ mưu đứng đằng sau các cuộc tấn công này là chính phủ Việt Nam, thế nhưng công ty bảo mật này cũng nói rằng, không có bằng chứng cụ thể cho thấy, có người nào đó trong bộ máy chính phủ chủ mưu các cuộc tấn công này.

Tuy nhiên, SecureWorks cho biết, có bằng chứng cho thấy các cuộc tấn công do một nhóm tin tặc ủng hộ Đảng CSVN gây ra. Nhóm tin tặc này đã đứng ra nhận trách nhiệm các vụ tấn công, cũng như đưa ra lý do về việc làm của họ và thông điệp mà họ gửi ra cho các blogger rằng, họ xem các trang web này là “phản động”.
(Video: Phản ứng của giới bloggers)

Nhóm tin tặc này cũng cho biết, họ là một nhóm người Việt trẻ, đam mê công nghệ thông tin và bảo mật. Trong số các tin tặc, có những người là bác sĩ, kỹ sư đang sống và làm việc ở hải ngoại.

Ông Joe Stewart, Giám đốc nghiên cứu phần mềm độc hại của công ty SecureWorks cho biết: “Đây là chắc chắn là các cuộc tấn công với mục đích chính trị chống lại những người thể hiện tự do ngôn luận”.

Ai đứng đằng sau?

Mặc dù những khám phá của SecureWorks không nói lên vai trò của cụ thể của chính phủ Việt Nam, thế nhưng động cơ và mục đích của các vụ tấn công cho thấy có mối liên hệ giữa những kẻ tấn công với lợi ích của chính phủ Việt Nam.

Tuy không tìm ra mối liên hệ trực tiếp giữa các tin tặc với chính phủ, thế nhưng rõ ràng là các cuộc tấn công này phục vụ cho lợi ích của chính phủ, nhằm dập tắt các tiếng nói đối lập.

Rõ ràng mục đích của nó là để dập tắt các tiếng nói chỉ trích ở Việt Nam, nơi mà những tiếng nói này có thể vượt xa khỏi biên giới Việt Nam.

SecureWorks

SecureWorks kết luận trong bài phân tích của họ như sau:

“Có vẻ hợp lý khi những người tạo ra Vecebot đã cố ý tung nó ra trước ngày 19 tháng 10, như một phương tiện để dập tắt các phản ứng dữ dội mà họ đoán trước về việc giam giữ thêm blogger Điếu Cày.

Nếu đúng như vậy, điều này có thể kết luận rằng, tác giả loại virus này có liên quan đến chính phủ VN, bởi vì nó được tung ra một tuần trước thời gian dự định thả blogger Điếu Cày.

Mặc dù chỉ sử dụng phương pháp phân tích phần mềm virus không thể chứng minh, nhưng cho dù bất cứ lý do gì liên quan đến việc tạo ra virus Vecebot, rõ ràng mục đích của nó là để dập tắt các tiếng nói chỉ trích ở Việt Nam, nơi mà những tiếng nói này có thể vượt xa khỏi biên giới Việt Nam”.

Khi được hỏi thông tin về những kẻ chủ mưu, đứng đằng sau các cuộc tấn công này, blogger Hoàng Vinh cho biết:

“Tôi nghĩ, những người đứng đằng sau các cuộc tấn công này là những kẻ sợ sự thật, họ sợ những tiếng nói ôn hòa của người dân, phù hợp với luật pháp VN và luật pháp quốc tế.

Tôi tin rằng những người đứng đằng sau các nhóm tin tặc tấn công các trang mạng trong thời gian qua có liên hệ mật thiết với chính quyền VN, bởi vì trước khi tấn công, họ thường cho các công ty cung cấp dịch vụ internet của chính phủ chặn tường lửa, ngăn chặn sự truy cập, hay họ cho công an mạng cảnh báo các bloggers.

Hơn nữa, có nhiều người thắc mắc rằng tại sao các website của chính phủ không hề là mục tiêu tấn công của bọn tin tặc này”?

Liên quan đến các cuộc tấn công này, trong bài viết có tựa đề: “Hacker trở thành công cụ của chính phủ”, ông Nick Farrell đã viết:

“Thật là khôi hài khi các cơ quan thực thi pháp luật có vẻ hài lòng khi sử dụng các phương tiện cho thấy, tình trạng vô chính phủ, dùng tin tặc làm chỗ dựa cho chế độ độc tài của họ.”

Cũng có thể chính phủ Việt Nam không đứng đằng sau những nhóm tin tặc này, thế nhưng nếu không chứng minh được sự vô can, khó có thể phủ nhận vai trò của chính quyền VN trong các vụ tấn công.

Và điều này ít nhiều sẽ làm hoen ố hình ảnh quốc gia khi có rất nhiều bài báo nước ngoài nêu lên nghi vấn về việc có hay không chính phủ Việt Nam đứng đằng sau những cuộc tấn công nói trên.

November 5, 2010 Posted by | Việt Cộng và tự do báo chí | 1 Comment

Blogger Cô Gái Đồ Long bị bắt

Theo Đàn Chim Việt

Chủ Blog Cô Gái Đồ Long (blogcogaidolong.muitlply.com) có tên thật là Lê Nguyễn Hương Trà, vừa bị công an bắt giữ để điều tra về tội danh ‘vu khống’.

Theo VietNamNet, blogger này bị bắt vào đêm 23/10 tại nhà riêng ở số 149/33C1 đường Bành Văn Trân, P.7, Q.Tân Bình, TP.HCM. Nhà của Hương Trà bị khám xét và một số đồ dùng cá nhân như máy tính xách tay, máy ảnh, điện thoại.v.v. bị thu giữ.

Hiện Blog của Hương Trà có chứa vài chục bài viết với hàng triệu lượt truy cập. Đa số các bài viết trong Blog liên quan tới lĩnh vực phim ảnh, âm nhạc, thị trường giải trí ở Việt Nam. Một số bài viết đề cập tới tên tuổi của các người đẹp, ca sỹ, nhạc sỹ, diễn viên, người mẫu… Có bình luận rằng, một bài viết gần đây, Hương Trà nói tới mối quan hệ giữa một “chân dài” và  thiếu gia con của một quan chức công an thành phố, có thể đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới vụ bắt giữ này.

Những thông tin trên bolg này  bị chính quyền cho là “cảm tính”, “thiếu xác thực”, “dựa vào thư nặc danh”, “chủ quan”, “đả kích”. Xưa nay, những thông tin liên quan tới con cái, tài sản của các quan chức luôn là đề tài cấm kỵ của báo chí Việt Nam

Hương Trà đã thắng kiện ca sỹ Phương Thanh trong phiên tòa 2 năm trước. Ảnh báo Gia Đình

Blogger Hương Trà cũng đã hầu tòa một lần vì sự kiện tụng của ca sỹ Phương Thanh. Tòa án sau đó  đã xử cho Hương Trà thắng kiện.

Dưới các bài viết của Hương Trà là hàng ngàn ý kiến độc giả, hiện bạn đọc vẫn có thể truy cập Blog, nhưng không có gì đảm bảo rằng, sau đó, toàn bộ hay một số bài nhạy cảm sẽ không bị xóa bỏ. Hiện chưa rõ, ngoài những lý do “xúc phạm cá nhân”, có thể có nguyên nhân chính trị nhạy cảm khác dẫn tới việc bắt giữ này không.

Liên quan tới việc bắt bớ cầm tù các Blogger, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) có trụ sở tại New York đã lên tiếng phản đối. Bên cạnh việc bắt giữ, nhiều Blog bị tin tặc phá hoại và xóa trắng.

Đọc bài viết liên quan tại đây

October 27, 2010 Posted by | Việt Cộng và tự do báo chí | Leave a comment

Tự do báo chí ở Việt Nam?

Thanh Quang RFA, Bangkok
2010-05-03

Hôm nay 3/5, đánh dấu 17 năm Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới ra đời, nhằm đề cao và xúc tiến vai trò của tự do truyền thông cùng những cuộc đấu tranh gian nguy của báo giới, nhất là những nhà báo tự do.

Photo courtesy of vfei.vn

Một số những tờ báo phát hành tại VN hiện nay.

Nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới hôm nay, Liên minh Báo chí ĐNA đưa ra bản công bố với kết luận rằng từ lâu, cộng đồng thế giới có chủ trương chính thức là nếu không có tự do báo chí, không được tiếp cận thông tin, thì mọi bảo đảm về những quyền căn bản và mọi nỗ lực cho công cuộc phát triển và sự cai quản tốt đẹp đều bị mai một và có thể thất bại.

Một khi báo chí còn là công cụ của chính quyền hoặc là của bất cứ thiết chế quyền lực nào đó, thì báo chí không thể nào tự do được. Có thể nói là dân báo và blog trong nước là giải pháp duy nhất hiện nay.

Blogger Anh Ba Saigon

Vẫn theo bản công bố thì nếu không có sự minh bạch, đa nguyên, truyền thông độc lập thì tất cả chương trình cùng những cuộc vận động đều bị tác hại vì người dân bị ngăn chận không được tham gia trong việc xây dựng cuộc sống cho chính họ và cho xã hội.

Sinh họat báo chí ở VN

Một nhà báo tự do trong nước, là blogger Anh Ba Saigon nhận xét:

“Một khi báo chí còn là công cụ của chính quyền hoặc là của bất cứ thiết chế quyền lực nào đó, thì báo chí không thể nào tự do được. Có thể nói là dân báo và blog trong nước là giải pháp duy nhất hiện nay.”

Từ Hà Nội, một blogger khác, blogger Người Buôn Gió, cho biết “Tự do báo chí của VN bây giờ cũng chả có gì khác so với 20 năm trước. So với năm 86, thời kỳ có tờ báo Tuần Tin Tức, thì thời kỳ bây giờ cũng chả khá hơn gì. Thời của ông Nguyễn văn Linh thì còn có những tờ báo đi thẳng vào sự thật mạnh mẽ, còn có tự do một chút. Tóm lại, so với cách nay 20 năm, khi có những từ báo như Tiền Phong, Tuần Tin Tức, thì đến giờ cũng chả tiến bộ gì.”

Một nhà báo tự do lâu nay đấu tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ, là nhà báo Nguyễn Khắc Toàn lên tiếng nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới:

“Ở VN hiện nay, dưới chế độ độc tài toàn trị, tất cả những quyền căn bản, những quyền công dân được luật pháp, hiến pháp minh định đều không được thực hiện một cách đầy đủ. Đặc biệt những quyền con người đã được tiêu chuẩn hoá về mặt quốc tế, được thể hiện trong các công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà chính nhà nước CHXHCNVN đã đặt bút ký và long trọng cam kết cho công dân VN được hưởng, đến nay vẫn chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi.

Trong đời sống thực tế, nhân dân VN vẫn không được hưởng những quyền con người căn bản và tối thiểu đó, trong đó, quyền tự do báo chí chỉ là một phần. Hiện nay trong nước tuy rằng có 700 tờ báo các loại đều do Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, bây giờ gọi là Ban Tuyên giáo Trung ương, do đảng CSVN trực tiếp nắm và kiểm soát. Còn nhân dân VN không hề có một tờ báo tư nhân nào được phép hoạt động.

Những tờ báo trong nước như Tự do Ngôn luận, tập san Tự do Dân chủ, Tổ Quốc, hay tạp chí Dân chủ của đảng Dân Chủ VN cũng đều là những tờ báo bất hợp pháp. Tất cả những người chủ trương các tờ báo này đều có thể bị bắt giam, và tất cả những ấn phẩm nầy đều có thể bị nhà nước trù dập, đàn áp vào bất cứ lúc nào. Như vậy là quyền tự do báo chí của nhân dân VN hiện nay là hoàn toàn không có, vẫn bị đảng CS và Nhà nước thẳng tay tước đoạt.

Quyền tự do báo chí

qgogp1232171768-250
Ông Nguyễn Việt Chiến (PV báo Thanh Niên) bị công an bắt giam năm 2008 vì đưa thông tin nhạy cảm về vụ án PMU 18. Ông cùng vợ và con gái trong ngày được tha về, 17/1/2009. Photo courtesy of VietnamNet

Anh em dân chủ trong nước đang cố gắng tranh đấu, đòi hỏi bằng được là trong thời gian tới, đảng CSVN phải trả lại, trước mắt, cho nhân dân VN quyền tự do báo chí. Tức là những tờ báo tư nhân trong nước phải được ấn hành và bình đẳng như những tờ báo trong số 700 ấn bản mà đảng CSVN hiện nay đang kiểm soát.”

Theo nhà báo Nguyễn Khắc Toàn thì chính tự do báo chí góp phần xây dựng nền móng vững chắc cho một xã hội VN tự do dân chủ thật sự, trong tương lai:

“Đây là quyền con người rất căn bản để đặt nền móng xây dựng một xã hội dân chủ trong tương lai. Ngoài ra, còn rất nhiều quyền căn bản khác, thì tôi nghĩ rằng phong trào đấu tranh dân chủ và những người bất đồng chính kiến cũng như nhân dân VN yêu nước sẽ tiếp tục đấu tranh để giành lấy trong giai đoạn tới quyền tự do báo chí.”

Theo bản công bố của Liên Minh Báo Chí DNA vừa nói, thì tại một số nước ở Á Châu, kể cả VN, không những ký giả, nhà văn thực hiện quyền tự do báo chí bị trù dập, mà còn những người bảo vệ họ – tức các luật sư, những nhà đấu tranh cho nhân quyền, cũng bị giam giữ và đàn áp. Về vấn đề này, LS Lê Trần Luật trong nước nhận xét: “Vấn đề LS bào chữa những vụ án chính trị, thì họ cho rằng những LS đó lợi dụng phiên tòa để tuyên truyền chống nhà nước, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Như tôi và nhiều luật sư khác nữa, thì giới cầm quyền cũng cho rằng tôi đã lợi dụng phiên tòa bằng cách viết những bài bào chữa để làm chiếc cầu nối giữa sự thật vụ án và dư luận bên ngoài. Tức là họ cho rằng tôi công bố ra bên ngoài sự thật bên trong vụ án, và rằng tôi đã dùng phiên tòa để ra sức tuyên truyền chống nhà nước VN. Tôi cho rằng họ quy kết như thế là không ổn, bởi vì bào chữa tại tòa là tôi trình bày quan điểm của một người luật sư dựa trên chứng hồ sơ, dựa trên nhận thức của tôi về hành động của những can phạm.

Đây là quyền con người rất căn bản để đặt nền móng xây dựng một xã hội dân chủ trong tương lai. Tôi nghĩ rằng, phong trào đấu tranh dân chủ sẽ tiếp tục đấu tranh để giành lấy trong giai đoạn tới quyền tự do báo chí.

Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn

Tôi đưa ra một quan điểm, một cách thức lập luận để bào chữa. Điều đó hoàn toàn không phải là tôi tuyên truyền chống nhà nước, không phải tôi lợi dụng phiên tòa như họ quy kết, như họ vẫn cố tình đẩy tôi vào tình trạng lợi dụng phiên tòa để gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.”

Vừa rồi là LS Lê Trần Luật và một số nhà báo tự do lên tiếng nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới hôm nay. Liệu người dân có hưởng được quyền căn bản nầy để tạo một đời sống ấm no, hạnh phúc cho họ và cho xã hội hay không.

Thanh Quang tường thuật từ Bangkok, Thái Lan.

May 4, 2010 Posted by | Việt Cộng và tự do báo chí | 1 Comment