Phi Vũ 3

Thương nhớ lắm quê hương vời vợi

Mỹ sát cánh với ASEAN buộc Trung Quốc thay đổi luật chơi

Theo RFI

Tổng Thống Mỹ Obama (trái) và Thủ tướng Thái Abhisit tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN lần thứ nhất ngày 15/11/2009 tại Singapore

Tổng Thống Mỹ Obama (trái) và Thủ tướng Thái Abhisit tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN lần thứ nhất ngày 15/11/2009 tại Singapore

REUTERS

Trong thời gian gần đây, Washington liên tiếp chứng tỏ cho Bắc Kinh thấy là vùng Biển Đông không phải là ‘’ao nhà’’ của Trung Quốc. Chiến lược mới của Hoa Kỳ đặt trọng tâm vào việc liên kết chặt chẽ hơn với khối ASEAN, nơi mà thái độ đàn anh rồi sự vắng mặt của Mỹ trong hàng chục năm qua đã cho phép Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng một cách đáng ngại. Sự can dự của Mỹ đã thay đổi cục diện trong vùng.

Trong bài « Hoa Kỳ chống lại đà vươn lên của Trung Quốc trong ASEAN » (U.S. fights China’s rise in Asean), đăng trên nhật báo Hàn Quốc Korea Herald ngày 16/08/2010, Kavi Chongkittavorn, một cây bút Thái Lan tên tuổi thuộc nhóm truyền thông The Nation, đã phân tích sâu về quan hệ mới giữa Hoa Kỳ và ASEAN và tác động đến Trung Quốc.

Trong vài thập kỷ qua, những lời chỉ trích Mỹ xem nhẹ Đông Nam Á khá phổ biến. Ngoại trừ các cường quốc chủ chốt như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Washington rất ít quan tâm đến phần còn lại của toàn vùng. Việc Trung Quốc gia tăng nhanh chóng sức mạnh chính trị và kinh tế đã thuyết phục chính quyền Obama chuyển hướng và tung thêm nguồn lực và nhân sự, dù hạn chế, vào phần đất này của thế giới.

Thái độ mới đây của Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận các quy định và cách xử sự hiện hành trong khu vực được thể hiện vào lúc Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng của họ khắp bốn phương trời. Từ lâu trước khi đạt đến tư thế hiện nay, uy tín và giá trị ngoại giao của Trung Quốc đã dựa trên đường lối chung sống hòa bình và trợ giúp Đông Nam Á. Đối với Trung Quốc, bất kỳ một tranh chấp, dù là một vụ cãi cọ nhỏ với khu vực vào khi ấy, đều có thể làm hoen ố hình ảnh của Bắc Kinh trong tư cách người bạn của thế giới đang phát triển.

Theo đuổi những gì mà Trung Quốc đã làm, cũng với tâm niệm lấy ASEAN làm trọng tâm, từ khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền, Mỹ đã cải thiện được chỗ đứng của mình trong khối, lâu nay vẫn nghi ngờ ý định của Washington. Việc Hoa Kỳ tham gia Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) vào năm ngoái (2009) đã thay đổi lề lối can dự của Mỹ và mở ra cho nước này một con đường mới. Giờ đây, Mỹ được xem là một cường quốc ít kiêu ngạo và dạy đời hơn trước.

ASEAN không còn mặc cảm là con « tốt » trong tay Mỹ

Kết quả là ASEAN đang từ từ xóa bỏ tâm lý mình là con « tốt » của Mỹ, một hội chứng thừa kế từ thời Chiến tranh Lạnh. Với niềm tự tin mới, ASEAN nuôi cao vọng lôi cuốn và uốn nắn các đại cường sao cho có lợi cho một khu vực trước đây từng bị chia rẽ. Vấn đề là liệu ASEAN đã có đủ phương tiện cần thiết để đồng thời thương thảo với những cường quốc mà họ thấy phù hợp hay chưa ?

Các quyết định nhanh chóng nhưng được tính toán rất kỹ lưỡng – một của Washington và một của khối ASEAN – để gắn kết nhau trong diễn đàn của các nhà lãnh đạo, được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) – là một thước đo tốt về sự vươn lên của chủ nghĩa thực tế chiến lược. Cho đến lúc này, sự liên kết đó đã cho phép Hoa Kỳ thay mặt cho ASEAN nêu lên các vấn đề trọng yếu của khu vực như biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và các vấn đề an ninh phi truyền thống… Như vậy, Mỹ có thể phê bình Trung Quốc trong mối tương quan kín đáo với khối ASEAN, thậm chí với sự chấp thuận từ nhóm này.

Sau khi ký kết TAC, quan điểm, lập trường của Hoa Kỳ không còn bị coi là một yếu tố chia rẽ ASEAN. Điều đó đã góp phần giải thích lý do vì sao Trung Quốc lại phản đối mạnh mẽ lời lẽ của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton về các tranh chấp biên giới trên biển mà trong nhiều năm đã được các bên cẩn thận bọc kín.
Trung Quốc đã hưởng lợi từ quan hệ gần gũi với ASEAN, khi trở thành cường quốc đầu tiên ve vãn khối này sau khi ký hiệp ước TAC của khối vào năm 2003 và khởi động đàm phán về hiệp định thương mại tự do với ASEAN ngay từ năm 2000. Bắc Kinh vẫn muốn được là nước đầu tiên ngoài khối gia nhập Hiệp Ước về Vùng Đông Nam Á Không Vũ khí Hạt nhân, mặc dù ASEAN vẫn ngần ngại.

Mỹ công nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong việc kiến tạo khu vực

Tổng thống Obama đã đóng vai trò quan trọng trong bước tiến ngoại giao mới và thường trực của Mỹ. Ông ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong việc xây dựng cộng đồng khu vực khi gặp gỡ các lãnh đạo của khối lần đầu tiên tại Singapore vào cuối tháng 11/2009. Rõ ràng là lúc đó không ai nghĩ là Hoa Kỳ sau đó sẽ tích cực tìm cách gia nhập EAS, kèm theo quyết định của ông Obama mời các đồng nhiệm Đông Nam Á đến Washington vào mùa thu này.
Trước đó, rất nhiều người đã suy đoán rằng trong tư thế nước chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào năm tới tại Hawaii, Mỹ có thể sẽ đề nghị một dạng thức mới cho kiến trúc khu vực, sau khi đề xuất của Úc về một cộng đồng Châu Á Thái Bình Dương bị hủy bỏ. Dù sao thì sự tham gia của tổng thống Mỹ là một tiêu chí quan trọng cho bất kỳ một cơ chế khu vực mới nào. Do chính sự lựa chọn của mình, Hoa Kỳ bị buộc phải bảo đảm việc ông Obama sẽ đến tham dự hội nghị thượng đỉnh hàng năm của EAS.

Thái độ quyết đoán kịp thời của Mỹ tại Đông Nam Á chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, nhưng nó đã có ảnh hưởng rộng hơn và đẩy các cường quốc khác như Nga và Ấn Độ vào thế bị động. Một số cường quốc bậc trung như Nhật Bản, Úc và Canada cũng phải điều chỉnh chính sách châu Á của họ cho phù hợp. Tóm lại, có một sân chơi mạnh mẽ mới ra đời ở đây, do ASEAN thiết kế và điều hành.

Trước khi đạt tới mức độ tinh tế như hiện nay, chính sách Đông Nam Á của Hoa Kỳ đã trải qua nhiều giai đoạn. Trước những năm 1990, quan hệ của Washington với khu vực này chỉ giới hạn trong việc tăng cường các liên minh quân sự truyền thống và trong các vấn đề an ninh có liên can. Mọi nỗ lực của khu vực nhằm tạo dựng bất kỳ cơ chế hợp tác đa phương – kinh tế hay an ninh, có thực hay tưởng tượng – đều phải chịu búa rìu ngay lập tức từ phía Mỹ. Chẳng hạn như Nhà Trắng đã bác bỏ mạnh mẽ kế hoạch East Asian Caucus của cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohammad vào năm 1991, muốn tăng cường hợp tác kinh tế trong vùng Đông Á.

Qua nhiệm kỳ thứ hai của Tổng Thống Clinton, Mỹ bắt đầu chấp nhận việc thành lập một khuôn khổ an ninh đa phương hạn chế. Chia sẻ gánh nặng với Mỹ là mục tiêu chính. Khi khái niệm về Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần đầu tiên được đề xuất trở lại trong những năm 1992-1994, nó có mục tiêu nâng cao uy thế của ASEAN và tương tác với Trung Quốc. Hy vọng lúc đó là lôi kéo Trung Quốc vào cuộc để có thể kềm chế nước này.

Vấn đề Biển Đông trở lại ám ảnh Trung Quốc

Từ khi thành lập, ARF đã đóng vai trò diễn đàn an ninh toàn khu vực và địa bàn xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa 27 thành viên. Trung Quốc đã thành công trong việc tranh thủ diễn đàn này để tôn cao vị thế khu vực của mình, với thủ thuật ưu tiên là ủng hộ các quan điểm của ASEAN. Nhiều thành viên ARF khác đã hoài công nêu bật một số vấn đề an ninh và chiến lược then chốt, bao gồm cả cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên. Giờ đây, với việc tất cả các đối tác đối thoại của khối đều đã tham gia Hiệp ước TAC, vai trò của ASEAN trong các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh cũng đã được thúc đẩy mạnh mẽ.

Vào thời điểm này, Bắc Kinh biết rằng thế cờ đã thay đổi, và điều tốt nhất họ cần phải làm là triển khai chính sách mới để quyến rũ ASEAN mạnh mẽ hơn, và sao cho cả hai bên cùng có lợi.

Trung Quốc đã phải mất 15 năm từ thời sự cố Mischief Reefs (Đá Vành Khăn tại vùng Trường Sa) vào năm 1995, để biến đổi tình trạng thù địch với khối ASEAN thành thân thiện. Bây giờ, tranh chấp Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) lại trở lại ám ảnh các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh với khả năng vấn đề bị đa phương hóa. Tranh chấp Biển Đông vẫn còn là ‘’yếu huyệt’’ của Trung Quốc, một cản lực dựng lên trên con đường tăng cường quan hệ ASEAN-Trung Quốc.

Cho đến lúc này, Mỹ được tự do nêu lên các vấn đề liên quan đến ASEAN. Nhưng có một điều họ cần lưu ý : phải cân nhắc lợi hại một cách cẩn thận vì không khéo sẽ làm suy yếu quan hệ giữa ASEAN và Hoa Kỳ với phần còn lại của các đối tác đối thoại. ASEAN rất thiết tha với ý niệm theo đó họ là điểm tựa cho các cường quốc tương tác với nhau. Khi Mỹ lên tiếng hậu thuẫn ASEAN trên các vấn đề mà khu vực quan ngại thì khối này hoan nghênh tư thế đó. Tuy nhiên, nếu tình hình xấu đi hay vuột ra ngoài tầm kiểm soát, điều đó có thể phá vỡ một cách nghiêm trọng sự cân bằng quyền lực mà ASEAN muốn bảo vệ và phát huy.

August 31, 2010 Posted by | Chính sách Hoa Kỳ tại Đông Nam Á | Leave a comment

Việt Cộng và Trung Cộng

Việt Cộng là Việt Cộng
Trung Cộng là Trung Cộng
Phải phân định rạch ròi
Không Trung Quốc, Việt Nam

Lũ gian tà Cộng Sản
Hay nấp vào mỹ từ
Như tắc kè đổi sắc
Khi ẩn vào bụi cây

Kẻ thù luôn nham hiểm
Phải tỉnh táo mọi đường
Đã một lần sa sẩy
Mất nước bao đớn đau

Chúng vẽ thiên đường mù
Bao nhiêu kẻ lao theo
Chỉ là phường gian tặc
Đất nước họa diệt vong

Sẽ có ngày dân Việt
Vùng lên diệt bạo tàn
Đập tan phường phản trắc
Đất nước lại an vui

Đ.M. lũ chúng bay!

Phi Vũ
08/28/10

August 29, 2010 Posted by | Thơ Phi Vũ | Leave a comment

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” HS.TS.VN Hoàng Sa Trường Sa Vietnam

August 28, 2010 Posted by | Uncategorized | 2 Comments

Liệu Trung Quốc có thể đảo lộn nguyên trạng thế giới?

Theo Tuần Việt Nam

Tác giả: Bruce Stokes

Liệu Trung Quốc có phải là thị trường đang nổi lên lành tính với ước vọng có giới hạn trong khu vực mà họ rất sốt sắng tô vẽ? Hay đó là một thế lực hùng mạnh, có tầm chiến lược muốn khẳng định về mặt kinh tế mà chắc chắn sẽ thách thức ngày càng nhiều nước châu Âu, châu Mỹ và các nước láng giềng châu Á?

Tác giả Bruce Stokes, người chuyên viết cho mục kinh tế quốc tế của tạp chí National Journal và là thành viên “xuyên Đại Tây Dương” thuộc quỹ German Marshall của Mỹ có bài viết mới được đăng trên tờ tiếng Anh “Dân tộc” ở Bangkok như sau:

Mối quan ngại gần đây nhất của người châu Âu và Mỹ đối với Trung Quốc thể hiện ở việc những nước này tự hoài nghi về việc liệu có tiếp tục duy trì được mức sống cao như hiện nay trước sự cạnh tranh của Trung Quốc hay không. Mối lo lắng kể trên cũng đang thúc đẩy động thái cần huy động sự ủng hộ của công chúng đối với (kế hoạch) chi tiêu quốc phòng và việc tiếp tục duy trì ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới. Tuy vậy, các mối lo ngại trên đang bỏ qua nhu cầu gia tăng về phát triển của Trung Quốc, nơi có hàng triệu người vẫn đang sốn trong tình cảnh nghèo khổ.

Các bằng chứng trong những tháng gần đây cho thấy Trung Quốc ngày càng tỏ ra tự tin hơn, có năng lực và ý chí chưa từng có trong việc thể hiện ảnh hưởng của mình tới thế giới. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên: Lịch sử cho thấy các cường quốc đang vươn lên thường phô trương sức mạnh và kiểm nghiệm sự ảnh hưởng của họ. Người châu Âu, châu Mỹ và các nước láng giềng cua Trung Quốc ở châu Á không nhất thiết phải lo sợ, song họ cần phải rất cẩn trọng.

Động thái muốn khẳng định của Trung Quốc được thúc đẩy bởi những thành công chưa từng thấy về kinh tế. Quy mô kinh tế của Trung Quốc đã tăng lên gấp đôi trong bảy năm qua và thu nhập bình quân đầu người cũng tăng gấp đôi trong sau năm vừa qua. Thành quả kinh tế đạt được khiến người Trung Quốc rất hài lòng và theo kết quả cuộc thăm dò do tổ chức Pew Global Attitudes tiến hành mới đây, 90% người Hoa hài lòng với hướng đi của Trung Quốc, vui mừng trước “thể trạng” kinh tế hiện nay và lạc quan về tương lai kinh tế của đất nước. Phần còn lại của thế giới cũng nhìn nhận Trung Quốc là cường quốc kinh tế đang nổi lên, với 50% người Đức, Nhật Bản, Pháp và Mỹ xếp Trung Quốc vào vị trí hàng đầu.

Có vẻ như Bắc Kinh đang ngày càng sẵn sàng dùng vị thế đi lên của họ để gây ảnh hưởng đối với các vấn đề về ngoại giao, anh ninh và kinh tế. Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Trung Quốc hồi tháng 11/2009, sự xuất hiện khá quan trọng của ông trước công chúng tại Thượng Hải trong cuộc gặp gỡ với sinh viên ở phòng họp của tòa thị chính chỉ được phát trên truyền hình địa phương chứ không phải trên toàn quốc. Điều này không giống như cuộc gặp gỡ tương tự khi ông Bill Clinton có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với cương vị là tổng thống Mỹ. Thêm vào đó, các tin tức đưa về chuyến thăm đó cũng bị kiểm duyệt về nội dung, kể cả cuộc phỏng vấn của tạp chí “Southern Weekend” với tổng thống Obama. Tại cuộc họp cấp cao về biến đổi khí hậu ở Copenhaghen hồi tháng 12/2009, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã không có mặt để tham dự hội nghị đầu tiên với tổng thống Obama, chỉ cử một quan chức cấp thấp đến dự thay mặt.

Trên mặt trận chính trị, các quan chức Trung Quốc đã bắt đầu gia tăng các hoạt động khẳng định chủ quyền quốc gia. Lâu nay Bắc Kinh luôn coi Tây Tạng và Đài Loan là “các lợi ích quốc gia cốt lõi của họ và người nước ngoài cần tránh xa những “vấn đề nội bộ đó”. Giờ đây, Trung Quốc bắt đầu áp dụng thuật ngữ ngoại giao này đối với biển Đông, vùng biển rộng 1,2 triệu km2 và là nơi diễn ra ít nhất 1/3 giao thương bằng đường biển của thế giới. Trên 50% nguồn nhiên liệu nhập khẩu của bắc Á được chở qua vùng biển này. Động thái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đang đe dọa các lợi ích về đánh bắt cá tôm cũng như hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam, Philippine, Indonesia, Malaysia và vũng lãnh thổ Đài Loan. Nó cũng ảnh hưởng đến những lợi ích quá cảnh bằng đường biển của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cùng lúc Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền về lãnh thổ đối với bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và củng cố lập trường đó bằng việc đưa binh sĩ đến đồn trú tại vùng biên giới đông bắc giáp Ấn Độ. Bắc Kinh cũng đang tìm kiếm một vai trò lớn hơn ở Nam Á, cung cấp vũ khí cho chính phủ Sri Lanka dẹp yên cuộc nội chiến với lực lượng ly khai Những con hổ giải phóng Tamil. Trung Quốc đã mở rộng hoạt động hải quân ở Ấn Độ Dương, trong khi xây dựng nhiều cảng dân sự trong vùng trải rộng từ Mianma cho đến Pakistan. Họ tăng cường quan hệ về kinh tế với Mianma và Apganistan, thúc đẩy mối quan hệ chiến lược với Pakistan thông qua đề nghị giúp đỡ trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, nhưng không đưa Ấn Độ vào cấu trúc ngoại giao mà Trung Quốc đang hướng tới để gây ảnh hưởng.

Các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ được Bắc Kinh giải thích nếu những nước này bắt đầu lo ngại về sự liên hệ giữa “các lợi ích quốc gia cốt lõi”, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, nhất là khi chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc ngày càng có chiều hướng gia tăng. Ngân sách dành cho quốc phòng hiện chiếm 4,3% GDP của Trung Quốc, cao hơn rất nhiều so với các nước láng giềng Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam hoặc vùng lãnh thổ Đài Loan.

Bắc Kinh đã và đang trở nên “hiếu chiến” trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, yêu cầu các công ty nước ngoài đăng ký bản quyền công nghệ tại Trung Quốc và áp dụng các tiêu chuẩn quy định của nước này nếu họ muốn bán sản phẩm tại thị trường Trung Quốc. Bắc Kinh đã khiếu kiện các công ty và nhà sản xuất phương Tây vi phạm các luật lệ quy định về bán hàng hóa tại thị trường nước này. Khi Trung Quốc phát đi tín hiệu rõ ràng rằng nguyên trạng quốc tế hiện nay là điều không thể chấp nhận một cách lâu dài đối với họ, châu Âu, Mỹ và phần còn lại của châu Á cần phải cảnh giác. Trung Quốc đang vươn lên và những cường quốc nào đang đi lên luôn có lịch sử muốn làm đảo lộn nguyên trạng thế giới.

TTX theo bản tiếng Anh “Dân tộc” ở Bangkok

August 28, 2010 Posted by | Asian: Biển Đông và Trung Cộng | Leave a comment

Trung Quốc cảnh cáo các nước láng giềng thân Mỹ

Theo DCV Online

Frank ChingRim lược dịch

Trung Quốc cảnh cáo các nước láng giềng thân Mỹ

Trung Quốc cảnh cáo các nước Á châu: thao diễn quân sự với Hoa Kỳ có hại cho sức khỏe. Nam Hàn và Việt Nam, là hai nước vừa có thao diễn hải quân với đối tác Hoa Kỳ, đã bị cảnh cáo rằng Hoa Kỳ thì xa xôi vạn dặm, tài chánh đang gặp khó khăn trầm trọng và không là một đối tác đáng tin cậy trong lúc Trung Quốc là ông láng giềng gần, ở ngay xịch bên cạnh.

“Những cuộc thao diễn quân sự làm Nam Hàn bất ổn,” là tít báo lớn trên trang nhất tờ Thời báo Toàn cầu (Global Times) hôm thứ Sáu, là tờ báo cùng cha cùng mẹ với tờ Nhân dân Nhật báo.

Nam Hàn và Hoa Kỳ đang tiến hành một loạt thao diễn quân sự nhằm cảnh cáo Bắc Hàn không được có thêm hành động hiếu chiến đối với Nam Hàn nữa. Cuộc thao diễn quân sự này xảy ra sau vụ chiến hạm Cheonan của Nam Hàn bị thủy lôi Bắc Hàn bắn chìm hôm tháng Ba, làm 46 thủy thủ thiệt mạng.

Nhưng những cuộc tập trận như thế, và như một đồng minh quân sự mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ, liệu sẽ mang đến cho Nam Hàn sự an ninh mà Nam Hàn đang tìm kiếm, tờ Thời báo Toàn cầu đặt vấn đề.

“Những cuộc thao diễn quân sự mới chỉ gởi thêm tín hiệu thù địch cho Bắc Hàn,” tờ báo nói. “Chính thái độ thù nghịch là nguồn bất ổn và bắt buộc Bắc Hàn phải có những hành động liều mạng hơn.”

Hơn nữa, bài báo nói rõ, Nam Hàn không những gây thù địch với Bắc Hàn – mà còn khiêu khích Trung Quốc nữa.

“Bất luận Hoa Kỳ và Nam Hàn giải thích như thế nào, thao diễn quân sự ở vùng biển bao quanh Trung Quốc hiển nhiên là có ý đồ nhắm vào Trung Quốc,” theo tờ báo.

Trung Quốc: “thao diễn quân sự với Hoa Kỳ có hại cho sức khỏe”. Nguồn: Onthenet


Ngũ Giác Đài đã thông báo hàng không mẫu hạm USS George Washington sẽ không tham dự cuộc tập trận dự trù sẽ xảy ra vào tháng tới ở Biển Hoàng Hải gần Trung Quốc. Đây là lần thứ nhì chiếc hàng không mẫu hạm này không tham dự trong những cuộc thao diễn quân sự ở biển Hoàng Hải sau khi người Trung Hoa phản đối, họ cho rằng sự có mặt của chiếc chiến hạm này sẽ gây phương hại đến nền an ninh quốc gia của họ.

Quyết định của Hoa Kỳ, một lần nữa, nhằm chìu theo ý Bắc Kinh chắc chắn sẽ được Hán Thành ghi nhận.

Tờ Thời báo Toàn cầu nói thêm, tuy không đề cập đến tên: “Nam Hàn cần giữ cho đầu óc tỉnh táo rằng nền an ninh phải được xây dựng trên thiện chí với các nước làng giềng của mình. Một liên minh Hoa Kỳ – Nam Hàn mạnh mẽ có thể làm phương hại đến niềm tin của Hán Thành đối với các nước láng giềng, và điều này đưa đến sự bất ổn.”

Điều đó có nghĩa, đây là một sai lầm cho Nam Hàn khi nghĩ rằng Nam Hàn có thể dựa vào Hoa Kỳ để đối phó với ông láng giềng vĩ đại của mình – ông Trung Quốc.

Một sự cảnh cáo tương tự cũng dành cho Việt Nam, sau khi Việt Nam cũng tiến hành cuộc hoạt động chung với hải quân Hoa Kỳ.

Chiếc hàng không mẫu hạm USS George Washington cũng đến Việt Nam sau khi tập trận ở phía đông bán đảo Triều Tiên. Có lẽ có ý nghĩa hơn, là Việt Nam và Hoa Kỳ vừa có cuộc hội thảo về phòng thủ lần đầu tiên xảy ra tuần rồi trong khi hội thảo quân sự giữa Hoa Thạnh Đốn và Bắc Kinh vẫn đang bị đình chỉ.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc bà Jiang Yu cảnh cáo rằng tình trạng Việt Nam “mỏng mảnh mong manh như một giỏ trứng” với những hiểm nguy nằm chờ chực ba bên bốn phía.

Jiang Yu: “Nếu Trung Quốc và Việt Nam thật sự có đụng độ quân sự, sẽ không có hàng không mẫu hạm của bất cứ nước nào có thể bảo đảm được sự an ninh cho Việt Nam.”. Nguồn: Xinhua


Việt Nam, bà Yiang Yu cảnh cáo, đang làm cho người Trung Hoa phật lòng. Hà Nội “có lẽ đánh giá khả năng bảo vệ của chiếc dù chú Sam cao quá,” bà tuyên bố thẳng thừng. “Nếu Trung Quốc và Việt Nam thật sự có đụng độ quân sự, sẽ không có hàng không mẫu hạm của bất cứ nước nào có thể bảo đảm được sự an ninh cho Việt Nam.”

Bà Jiang Yu khuyên Việt Nam “từ bỏ cái ý tưởng muốn làm gì thì làm ở Biển Nam Hải dưới sự bảo vệ của hải quân Hoa Kỳ.”

Trung Quốc vạch rõ rằng Hoa Kỳ đang sa lầy với cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, đang đối diện với khó khăn kinh tế và tài chánh, lại đang từng bước cắt giảm chi tiêu quân sự.

Tờ báo mạng Nhật báo Nhân dân đã tường thuật việc giải tán Bộ Chỉ huy Hỗn hợp (JFC), mới được thành lập chưa tới một năm ở Norfolk, tiểu bang Virginia để tập chú vào việc hoán đổi khả năng quân sự của Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ông Robert Gates vừa cho hay tuy ngân qũy dành cho quốc phòng gia tăng một hay hai phần trăm hàng năm, nhưng sự gia tăng này không đủ để duy trì khả năng chiến đấu của quân đội, vốn đòi hỏi sự gia tăng từ hai đến ba phần trăm.

Ngược lại, Trung Quốc có tình trạng tài chánh tốt hơn nhiều và có khả năng gia tăng ngân qũy quốc phòng gần hai con số hằng năm. Chính sách vừa răn đe vừa hăm doạ của Trung Quốc có thể mang lại một vài kết quả nào đó, nhưng thiết tưởng sẽ khôn ngoan hơn cho Trung Quốc nếu họ trở lại với chính sách xưa cũ của mình trước đây, nhấn mạnh vào sự thiện chí và hợp tác cùng phát triển.

Lối tiếp cận chủ động nhẹ nhàng, hấp dẫn của Trung Quốc trong thập niên 80 mang lại kết quả lớn lao. Dùng đến sự hăm họa và tống tiền có thể làm cho một số nước nhỏ trong vùng Á châu sợ vãi trong quần, nhưng thái độ hống hách này sẽ không tạo nên những người bạn và đồng minh tin cậy, đó chính là những gì Trung Quốc đang cần.

© DCVOnline

August 28, 2010 Posted by | Bài báo hay | Leave a comment

Không thể thấy rõ, thấy hết… Trung Quốc ngay từ đầu

Theo RFA

Dương Danh Dy
2010-08-25

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất dành riêng cho RFA của ông Dương Danh Dy, một chuyên gia về Trung Quốc, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Bắc Kinh. Mời quý vị theo dõi.

RFA PHOTO.

Từ trái sang: Cựu Tổng thống Bill Clinton, Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng và Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell tại lễ Kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ – Việt Nam hôm 14/07/2010 ở Washinhton DC.

Nhận thức một đất nước là một quá trình

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 15 năm bình thường quan hệ Việt-Mỹ, đầu tháng 7 năm 2010 vừa qua, nhiều cuộc hội thảo khoa học, trao đổi ý kiến… giữa một số chính khách, cựu chính khách, học giả, sinh viên… hai nước Việt, Mỹ đã được tiến hành tại Hà Nội (có cuộc đông tới hơn 150 người).

Tôi là người may mắn được tham dự 3 cuộc và đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc trực tiếp với năm ba, học giả, người phụ trách một lĩnh vực nào đó của phía Mỹ nhưng là người Mỹ gốc Việt liên tiếp trong một số ngày. Các anh, các cháu ấy đều nói thành thạo tiếng Việt, với tôi điều này quả thật là một hạnh phúc. Trong câu chuyện riêng tư, một anh (tôi xin phép không nêu tên) đã hỏi tôi: bác nhận ra bộ mặt “bá quyền bành trướng” của những nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lúc nào?

Tôi đã không ngần ngại nói với anh mấy điều dưới đây:

Nhận thức rõ một vấn đề, một đất nước… là một quá trình, nhưng đối với mỗi người tùy theo trình độ, hoàn cảnh … mà có thể dài ngắn khác nhau. Đối với tôi, nhận thức Trung Quốc là một quá trình khá dài, từ tin tưởng đến chỗ từng bước từng bước thấy được một phần rồi phần lớn sự thực, và đến bây giờ vẫn chưa chưa dám nói là đã hiểu hết .

Đầu năm 1954, sau thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi được trang bị quân phục mới do nước bạn Trung Quốc cung cấp. Chúng tôi đều thích những chiếc ba lô gọn nhẹ, những đôi giày vải còn thơm mùi cao su, nhưng gây ấn tượng với tôi là chiếc bi đông nhôm đựng nước.

Trên đường hành quân trước đây, ngoài vũ khí, balô quần áo và chiếc ruột tượng đựng gạo ra, hai vật bất ly thân thời đó của chúng tôi là chiếc xẻng (để đào công sự bảo vệ mình và vũ khí) và một đoạn ống vầu vừa cồng kềnh vừa nặng dùng để đựng nước uống khi hành quân và chiến đấu (khi nào hỏng thì tạt vào rừng chặt một ống mới thay thế), nên khi nhận chiếc bi đông mới, việc đầu tiên của tôi là cắt chiếc áo len dệt mà mẹ đã gửi từ vùng địch hậu ra cho, chia làm mấy phần cho mấy anh em cùng tiểu đội để bọc chiếc bi đông đó (một sự lãng phí ghê gớm và đánh mất một kỷ niệm quí báu của người thân, nhưng tuổi trẻ là thế đó).

Sau khi có trang bị mới, chúng tôi được Bác Hồ và Bác Mao (lúc đó hầu như mọi người ở vùng giải phóng đều gọi  như vậy) khao quân. Bữa tiệc khao quân, ngoài các món ăn Việt Nam có thêm món thịt lợn hộp Trung Quốc và thuốc lá Trung Quốc là quà của Bác Mao. Sau những ngày rít thuốc lào, ấn tượng về hai điếu thuốc lá thơm này mạnh đến mức tôi đã nhớ nhãn hiệu của nó (dù lúc đó chưa biết chữ Hán) để sau này khi sang Trung Quốc mới biết đó là thuốc lá Hằng Đại do Thượng Hải sản xuất.

Cảm giác thân thiện với nước Trung Hoa mới đến với tôi như vậy đấy. Rồi thắng lợi tại hội nghị Geneve, ta có một nửa nước. Tôi theo sư đoàn về tiếp quản thị xã Bắc Ninh. Câu thơ “Xưa là rừng núi là đêm, Giờ thêm sông biển lại thêm ban ngày” của Tố Hữu đã nói đúng tâm trạng, ít nhất là của những người lính chúng tôi trên đường ra trận chỉ đánh bạn với đêm đen, nay thoải mái, đàng hoàng đi giữa ban ngày mà không sợ máy bay địch oanh tạc.

Việt Nam – món hàng có giá của Trung Quốc

“Nước bạn Trung Quốc đã giúp ta rất lớn trong thắng lợi này …”, cấp trên phổ biến cho chúng tôi. Sao lại không tin chứ? Thế nhưng nếu lúc đó biết được rằng, như sau này tôi ngộ ra: bắt đầu tại hội nghị ấy, ban lãnh đạo Trung Quốc đã thấy Việt Nam là một “món hàng có giá” có thể dùng để trao đổi, mua bán với mấy nước lớn khác nhằm phục vụ lợi ích chủ yếu của họ thì sự thể sau này sẽ khác đi rất nhiều. Nhưng tiếc rằng ngoài Hồ Chí Minh ra, hình như ít người thấy được sự lợi dụng tinh tế đó.

NixonChuAnLai2-250.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tại Bắc Kinh hôm 25-2-1972. Photo courtesy National Archives & Records Administration

Năm 1957, thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai lần đầu tiên sang thăm Việt Nam. Có một hành động – không biết là thực lòng hay thủ đoạn tinh vi, vị thủ tướng nổi tiếng khôn ngoan mềm mỏng này đã tới dâng hương tại đền thờ Hai Bà Trưng. Hành động này được đông đảo dân miền Bắc Việt Nam, kế cả người ở vùng giải phóng cũ và vùng ta mới tiếp quản như các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và vùng đồng bằng Bắc Bộ cho là Trung Hoa cộng sản đối với ta có khác Tầu Tưởng và phong kiến Trung Quốc!

Năm 1958, tôi chuyển ngành sau khi thi đỗ vào Khoa Hóa khóa 3 Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Trung Quốc đang thực hiện phong trào “Nhảy vọt lớn”, chúng tôi háo hức theo rõi tình hình, rục rịch làm theo. May mắn là dưới sự lãnh đạo của thầy Tạ Quang Bửu và sau đó là thầy Hoàng Xuân Tùy, ĐH BK Hà nội không luyện thép bằng lò cao thủ công v.v. nhưng tôi còn nhớ, Đại học Nông nghiệp ở mạn Văn Điển lúc đó mấy đêm liền đèn điện sáng một góc trời để đón khách tham quan xem thành quả cấy dầy “em bé có thể đứng trên ngọn lúa” mà không tụt ngã. Ôi cái thời ấu trĩ!

Sau khi tốt nghiệp Kỹ sư máy móc Hóa Chất khóa đầu tiên của ĐHBK Hà nội năm 1962, tôi được phân công về làm việc tại một đơn vị thuộc Bộ Ngoại thương và tháng 8 năm 1966 được cử sang công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh. Không biết có phải là cái duyên, cái nghiệp  hay không mà ngày tôi tới Bắc Kinh cũng là ngày các tiểu tướng Hồng Vệ Binh công khai xuất hiện trên đường phố, dùng dao rạch quần ống loe, chặt nát giầy mõm nhái, bắt thay đèn đỏ, tín hiệu dừng xe vì cho rằng màu đỏ là màu cách mạng chỉ tiến không dừng v.v.

Tôi gắng sức tự học để nâng nhanh trình độ Trung Văn, bắt đầu đọc được báo chữ lớn và nghe hiểu tin trên VTTH. Tôi lần lượt được thấy cảnh ông Bành Chân bị các “tiểu tướng” bóp lè lưỡi, cảnh tướng Lã Chính Thao, Bộ trưởng Bộ Đường sắt, đầu  đội mũ bằng giấy cao hơn 1m, không khăn quàng cổ bị “võ đấu” trong một tối mùa đông giá lạnh…, rồi các bài báo chính thống phê phán nặng nề Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Trú, Hạ Long, Bành Đức Hoài.. và một số văn nghệ sĩ, trí thức… nổi tiếng là những “tên phản bội , đầu hàng, quân phiệt, công đoàn vàng, cơ hội hữu khuynh, chống phá tư tưởng Mao Trạch Đông…” những người trong một thời gian dài đã là “bạn chiến đấu thân cận” của “người cấm lái, người thày… vĩ đại”.

Một câu hỏi không thể không đặt ra: đồng chí ra sống vào chết với nhau mà họ còn đối xử tàn tệ như vậy, thì ta là cái thá gì? Lần đầu tiên tôi ngầm tự đặt cho mình câu hỏi đó và bước đầu tìm được câu trả lời.

Song song với những sự việc trên là một số thái độ “nước lớn, trịch thượng” với đủ thủ đoạn mánh khóe lúc trắng trợn lúc xảo quyệt đã được tung ra khi chúng ta làm khác họ, không theo họ.

Không kể những bất đồng xảy ra giữa hai bên trước đó mà tôi được các bậc cha chú tin cậy nói cho biết, nhưng vì chưa thấy tận mắt nên chưa ăn sâu vào dạ. Phải đến năm 1967 khi chúng ta chuẩn bị tiến hành đàm phán với Mỹ tại Paris  về vấn đề Việt Nam tôi mới có dịp trông thấy nhãn tiền. Lúc này đàm phán cấp đại sứ Trung Mỹ đang bị gián đoạn.

Lo ngại Việt Nam trực tiếp tiếp xúc với Mỹ sẽ khiến giá trị của Trung Quốc đối với Mỹ kém đi, trong nội bộ họ vừa phê phán chúng ta là không dám kiên trì chiến đấu, vừa tìm cách trì hoãn đón đoàn cấp cao của ta sang xin viện trợ. Khi đoàn chuyên viên của ta trình bày khó khăn và đề xuất con số cụ thể về viện trợ lương thực, một Vụ phó Trung Quốc đã nói: thời kỳ Trường Chinh, Hồng quân của chúng tôi phải ăn cả cỏ để chống đói và luộc thắt lưng da để ăn cho có chất béo!

Những người Việt Nam có mặt hôm đó không thể nào quên câu nói “đắng họng” này. (Với kỷ luật rất nghiêm của chúng tôi thời đó, câu chuyện này rất ít người biết.) Ấy thế mà sau khi chắp nối được với Mỹ họ lại “khảng khái, vô tư” viện trợ cho Việt Nam và còn bảo: nên lấy một ít miến, táo, mì chính… về cho đồng bào thủ đô Hà Nội ăn tết! Rồi còn nhiều cái hớ (hớ chứ không phải là hứa như phóng viên Mặc Lâm đài RFA đã ghi nhầm khi phỏng vấn tôi) mà chỉ sau một thời gian mới thấy.

Ôi, trong cái cảnh còn phải nhờ vả người ta, cứ ấm ức rồi lại cám ơn, cảnh giác rồi lại tin cậy … như một mớ bùng nhùng, gỡ mãi mới tìm ra đầu mối (nhưng đến tận bây giờ vẫn còn một số ít người chưa thấy đấy). Chỉ nhờ vào thực tiễn và những bài học cay đắng, cộng với nỗ lực tìm hiểu phân tích…,  chúng tôi mới dần dần hiểu ra. Sự tỉnh ngộ dù chỉ là ban đầu đã mất  nhiều thời gian công sức và trả giá  như vậy đó, bạn ơi! (Tôi không muốn nói đến bao nhiêu cuộc họp hành nội bộ, đấu tranh gay gắt với nhau nhằm tìm ra chân lý)

Còn ai bảo tôi ngu, tôi xin nhận và cám ơn. Xin nói không phải là để bào chữa cho sự kém cỏi của mình, ngay đến Khorutsov, nhân vật nổi tiếng một thời của Liên Xô cũ đã phải cay đắng thốt lên: “chỉ có những thằng ngu mới tin được Trung Quốc” sau khi bị họ lừa một cách vô cùng khôn khéo! Và không ít người Mỹ cũng đã ăn phải quả đắng của Trung Quốc đấy!

Cho nên nói rằng, ngay từ đầu đã hiểu ngay, hiểu sâu, hiểu hết ..Trung Quốc không bị hớ với họ chỉ là thể hiện sự không hiểu gì về Trung Quốc thôi.

Anh bạn mới quen, nhưng có lẽ vì cũng là dân cùng nghiệp nên đã lặng lẽ tỏ vẻ tán đồng.

Tháng tám năm 2010.

August 27, 2010 Posted by | Bài báo hay | Leave a comment

Quan hệ quốc phòng Việt Mỹ : cản lực đối với Trung Quốc tại Biển Đông

Theo RFI

tại Biển Đông

Chuẩn đô đốc Mark Vance, hạm trưởng tàu sân bay John C. Stennis bắt tay Đại tá Đỗ Minh Tuấn, Phó Tham mưu trưởng Phòng không Không quân Việt Nam lên thăm tàu ngày 22/04/2009.

Chuẩn đô đốc Mark Vance, hạm trưởng tàu sân bay John C. Stennis bắt tay Đại tá Đỗ Minh Tuấn, Phó Tham mưu trưởng Phòng không Không quân Việt Nam lên thăm tàu ngày 22/04/2009.

US Navy

Ngày 17/08/2010 có thể được xem là một bước ngoặt trong quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt với việc khai mạc cơ chế Đối thoại Quốc phòng, cho phép giới chức lãnh đạo quân sự hai bên trực tiếp thảo luận với nhau trên những vấn đề cùng quan tâm hay quan ngại. Sự kiện này được giới quan sát hết sức chú ý vào lúc mà quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam với Trung Quốc đang có dấu hiệu căng thẳng trên vấn đề Biển Đông do các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh.

Cuộc họp giữa Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Scher và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, chủ yếu bàn về các vấn đề song phương Mỹ-Việt. Thế nhưng theo lời công nhận của chính ông Robert Scher, phía Mỹ cũng đã “chia sẻ suy nghĩ của mình về sự hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc.”

Ngay trước lúc hai bên họp lại, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã tung ra bản báo cáo thường niên về tiềm năng quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong đó có ghi nhận khả năng Bắc Kinh tăng cường các hoạt động tuần tra của họ tại vùng Biển Đông có tranh chấp với Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác như Philippines, Malaysia, Brunei…

Trong bài viết ngày 19/08 cho nhật báo Mỹ Wall Street Journal, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc, thuộc trường Đại học New South Wales, đánh giá là cuộc đối thoại quốc phòng Mỹ Việt được khai mở đánh dấu một ‘’chuyển biến lớn’’ trong cảnh quan quân sự châu Á.

Sự kiện đó theo giáo sư Thayer, nối tiếp theo một loạt động thái càng lúc càng nhiều từ phía Việt Nam, cho thấy là họ công nhận tính chính đáng của việc Hoa Kỳ hiện diện quân sự trong vùng.

Đáng chú ý và nhiều ý nghĩa là sự kiện ngay từ năm ngoái, quan chức quân đội Việt Nam đã bay ra hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis ở ngoài khơi để quan sát các phi vụ của máy bay Mỹ trong vùng Biển Đông. Kế đến, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày hai bên thiết lập bang giao, Phó đại sứ Việt Nam tại Washington cũng lên thăm tàu sân bay USS George H.W. Bush neo tại cảng Norfolk. Chỉ ít lâu sau, đến lượt giới chức chính quyền và quân sự địa phương ở Đà Nẵng được mời ra hàng không mẫu hạm USS George Washington, cũng đậu ngoài khơi, lần này để quan sát các phi vụ thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông.

Đối với giáo sư Thayer : ‘’Rõ ràng là hành động quyết đoán của Trung Quốc về mặt quân sự trong thời gian gần đây tại khu vực Tây Thái Bình Dương và Biển Đông đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hợp tác quân sự Mỹ-Việt. Cả hai nước đều chia sẻ cùng một quan tâm trong việc ngăn không cho Trung Quốc hay bất kỳ một nước nào khác thống trị các tuyến hàng hải và áp đặt chủ quyền bằng các biện pháp cưỡng chế’’. Theo giáo sư Thayer, ‘’Việt Nam xem sự hiện diện của Mỹ là một rào cản chống lại sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc’’.

Chính phía Hoa Kỳ cũng xác định nhiều lần trong thời gian gần đây vai trò người bảo vệ quyền tự do lưu thông và phát triển của tất cả các nước trong vùng Biển Đông. Nhân cuộc họp thường niên về quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Philippines hôm thứ 18/08, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương, Đô đốc Robert Willard, đã nhấn mạnh rằng “Hoa Kỳ sẽ duy trì một sự hiện diện tại Biển Đông trong nhiều năm”. Theo ông, chính các hành động “ngày càng quyết đoán” của Trung Quốc trong vùng là lý do khiến Mỹ phải làm như vậy.

Mỹ Trung đối đầu nhưng sẽ không “đấu súng”

Tình hình căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tạo nên một dư luận lo ngại là chiến tranh có thể nổ ra giữa hai bên. Trên báo chí hay các trang Web Trung Quốc không ngày nào là không có những bài viết vừa đả kích, vừa đe dọa Hoa Kỳ cũng như là Việt Nam bị cho là về hùa với Mỹ. Tuy nhiên đối với đa số giới phân tích, khả năng xung đột bùng nổ khó có thể xẩy ra trong bối cảnh cả hai bên đều nhận thức rõ là bom đạn không có lợi cho ai, và nhất là khi về phương diện quân sự, Trung Quốc vẫn còn yếu so với Hoa Kỳ.

Ngay cả đối với Việt Nam cũng thế, Bắc Kinh cũng phải cân nhắc lợi hại khi muốn dụng võ với Hà Nội. Lý do là vì với vấn đề Biển Đông ngày càng được công luận mọi nơi quan tâm, bất chấp ý đồ của Trung Quốc không muốn ‘’quốc tế hóa’’ hồ sơ này, một hành động quá đáng của Bắc Kinh sẽ gặp phải phản ứng mạnh của thế giới.

Nhà báo Ngô Nhân Dụng tại California
(11:34)
23/08/2010
by Trọng Nghĩa

Trả lời phỏng vấn của RFI, ông Ngô Nhân Dụng, bình luận gia nhật báo Người Việt tại California đã cho rằng Việt Nam cần tranh thủ tình hình hiện nay, để tỏ lập trường bảo vệ chủ quyền của mình một cách cứng rắn hơn trước các hành vi mà ông gọi là ‘’cướp biển’’ của Trung Quốc.Trước hết, nhà báo Ngô Nhân Dụng cho là dù quan hệ có dấu hiệu căng thẳng, nhưng Hoa Kỳ và Trung Quốc đều thấy rõ là chiến tranh không có lợi cho ai

Quan điểm xuyên suốt của Hoa Kỳ từ 60 năm nay : không gây chiến với Trung Quốc mà dùng giao thương để củng cố quyền lợi

– Đứng về phiá Mỹ lý do rất đơn giản. Ngay từ giữa thế kỷ 20, khi Trung Quốc đem quân giúp Bắc Hàn đánh Nam Hàn, thì người Mỹ lúc đó có câu hỏi có nên đem quân vào Mãn Châu hay không ? Lúc đó giới chính trị của Mỹ đã thắng thế quyết định là không, trong khi giới quân sự tiêu biểu là tướng Mac Arthur, lại có ý định giúp quân đội Tưởng Giới Thạch tấn công vào Trung Quốc. Từ 60 năm nay quan điểm của Mỹ là không bao giờ muốn gây chiến tranh với Trung Quốc.

– Ngay trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam thì Mỹ đã công khai nói với Trung Quốc là không bao giờ để cho quân đội miền Nam Việt Nam cũng như quân đội Mỹ tiến vào Bắc Việt. Họ đã nói rõ điều đó để Trung Quốc yên tâm là không xẩy ra tình trạng giống như chiến tranh Hàn Quốc, khi quân đội Mỹ tiến sát đến biên giới Trung Quốc.

-Nước Mỹ hiện càng không muốn đánh nhau với Trung Quốc khi thấy Trung Quốc đã đi theo con đường tư bản hoá kinh tế, không còn là kinh tế cộng sản nữa. Nước Mỹ đóng vai một anh « nhà giàu », có thể chỉ dùng giao thương kinh tế là đủ để củng cố quyền lợi, chứ đánh nhau thì chỉ tiêu tốn tiền mà thôi.

Trung Quốc chưa thể gây chiến vì kinh tế còn lệ thuộc phương Tây và cần một vùng Biển Đông ổn định

– Liệu Trung Quốc có thể nào mà nghĩ đến khả năng gây chiến với Mỹ trong vùng Á Đông trong vòng mươi năm hay 20 năm hay không ? Có thể Trung Quốc không bao giờ tính đến chuyện tranh giành địa vị bá chủ thế giới với Mỹ, mà chỉ muốn là trên thế giới này có nhiều cường quốc, gọi là thế giới đa cực, trong đó mỗi cường quốc đóng vai trò bá chủ trong vùng của mình.

– Trung Quốc không dính dáng đến Âu Châu, hay Châu Mỹ, nhưng sẽ gia tăng ảnh hưởng ở Phi Châu, ở vùng Trung Á, và đặc biệt ở vùng Á Đông, và rõ ràng nhất là vùng Biển Đông. Thế tự nhiên của Trung Quốc, với tình trạng một nước lớn và kinh tế đang phát triển thì họ muốn đóng vai trò bá chủ trong vùng Á Đông, thành ra chuyện xung đột, đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ở châu Á không thể tránh khỏi.

– Nhưng trong cuộc đối đầu đó, sử dụng đến quân sự để đánh nhau có thể là cái điều không có lợi gì đối với Trung Quốc : 80% dầu lửa và năng lượng dầu khí Trung Quốc đang sử dụng đều đi qua eo biển Malacca, từ Trung Đông cũng như là Indonêsia, đưa lên Trung Quốc ở phiá Bắc. Thành ra nếu xẩy ra một cuộc chiến tranh thì cả cái vùng bị tắc nghẽn. Nếu Trung Quốc không có năng lượng tiếp tế trong vòng 6 tháng hay 1 năm thì cả nền kinh tế sẽ đứng khựng lại.

– Từ năm 1980 đến nay, mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc là làm sao phát triển kinh tế theo một cái mô hình mới để cho dân của họ giàu mạnh hơn. Trong 30 năm qua họ đã tiến được rất nhiều. Trong việc phát triển kinh tế đó, họ tùy thuộc vào đường giao thông giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài, đặc biệt đi qua Biển Đông.

– Thế nhưng mặt khác họ cũng tùy thuộc vào thị trường tiêu thụ tại các nước Âu châu và Mỹ châu. Với tình trạng nền kinh tế Trung Quốc rất lệ thuộc vào xuất cảng, xuất cảng mà bị ngưng trệ thì nền kinh tế cũng bị đình đốn. Thành ra nếu xẩy ra chiến tranh với Mỹ, thì chắc chắn Âu châu cũng không còn buôn bán được với Trung Quốc nữa và xuất cảng của Trung Quốc sẽ bị tắc nghẽn.

Nỗi lo lớn nhất của Trung Quốc là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan trang bị vũ khí nguyên tử nếu chiến tranh bùng lên

– Có lẽ cái điều mà giới lãnh đạo Trung Quốc lo sợ nhất là thế lực của các nước ở phiá Đông như là Nhật Bản, Nam Hàn và ngay cả Đài Loan. Chỉ cần tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng thêm đến mức mà các nước này sợ rằng chiến tranh xẩy ra thì Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ tìm cách củng cố sức mạnh quân sự của họ.

– Đặc biệt là những nước này từ trước đến nay không bao giờ tính đến chuyện chế tạo bom nguyên tử, bởi vì họ yên tâm có cái lá dù của Mỹ che chở. Trên nguyên tắc, Nhật Bản vẫn theo một Hiến pháp hòa bình, không có quân đội với sức mạnh tấn công, chỉ có lực lượng an ninh phòng thủ mà thôi. Nếu tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc dẫn tới nỗi sợ hãi là hai nước đánh nhau thì chắc chắn Nhật sẽ bãi bỏ hiến pháp hoà bình, tái lập quân đội, chế tạo bom nguyên tử và hoả tiễn đạn đạo. Khi đó Trung Quốc sẽ sợ cái sức mạnh quân sự của Nhật Bản, Nam Hàn cũng như Đài Loan chắc chắn cũng dư sức chế tạo bom nguyên tử. Đấy là điều mà Trung Quốc không bao giờ muốn xẩy ra.

– Có thể nói hiện nay cả Trung Quốc và Mỹ như là đã thoả hiệp, đồng loã với nhau là làm sao để cho những nước như Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, đừng ai nghĩ đến việc chế tạo bom nguyên tử. Nếu tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc lên quá cao, lúc đó Mỹ sẽ bật đèn xanh cho những nước kia tiến tới việc tái vũ trang và chế tạo bom nguyên tử. Đó cũng là lý do rất quan trọng khién Trung Quốc không thể tính đến chuyện gây chiến tranh với Mỹ, ít nhất là trong vòng 1/4 thế kỷ tới.

Đối với Việt Nam, Trung Quốc muốn duy trì nguyên trạng hiện thời

-Tôi nghĩ rằng phiá Trung Quốc cho là giữ tình trạng hiện nay, gọi là statu quo, sẽ tốt cho họ hơn là gây ra những xung đột mạnh hơn. Với tình trạng hiện nay họ đã đủ sức lấn áp các nước chung quanh rồi. Họ lấn Việt Nam, luôn luôn có xung đột với Indonesia, với Malaysia ở vùng Sarawak, phiá Bắc Bornéo. Do vậy, nguyên trạng bây giờ có lợi cho họ. Nếu họ gây ra một cuộc chiến tranh nhỏ, dù là chỉ một hòn đảo, với Việt Nam, thì cả thế giới sẽ có phản ứng.

– Gần đây, họ chỉ mới tuyên bố một câu là vùng biển Nam Hải, tức Biển Đông, thuộc phạm vi quyền lợi cốt lõi của họ, là đã đủ để cho tất cả các nước Đông Nam Á trông đợi vào Mỹ. Chính ông Lý Quang Diệu ở Singapore, cũng kêu gọi là Mỹ phải trở lại có mặt ở vùng Đông Nam Á này.

– Tất cả các nước trong vùng đều sợ hãi, sẽ dè dặt hơn và chống đối Trung Quốc nhiều hơn. Chắc chắn Mỹ sẽ lợi dụng tình trạng đó để gia tăng sức mạnh quân sự của họ ở vùng Á Đông này và gia tăng trận chiến ngoại giao của họ để liên kết với các nước Đông Nam Á chống lại Trung Quốc.

Thành ra bất cứ hành động chiến tranh nào của Trung Quốc đối với bất cứ nước nào ở chung quanh, cũng có thể gây ra phản ứng rất mạnh từ phiá các nước Á Đông, Nhật Bản, Nam Hàn, đến Đông Nam Á, và rồi đặc biệt tạo ra sự liên kết của các nước đó với Mỹ.

– Cho nên tôi không nghĩ là Trung Quốc muốn gây ra một cuộc đụng độ đổ máu với Việt Nam. Điều đó có nghĩa là, nếu hải quân Trung Quốc có những hành động có tính cách cướp biển như là bắt cóc ngư phủ Việt Nam rồi đòi tiền chuộc hay tịch thu tàu thuyền, thì người Việt Nam có thể phản ứng rất mạnh.

-Có lẽ đây là một cách để chứng tỏ với Trung Quốc rằng Việt Nam không sợ. Mà phản ứng mạnh như vậy cũng không lo là Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh quân sự để tấn công mình, vì bây giờ Việt Nam, dù không phải là nước có liên minh quân sự với bất cứ nước nào khác, thì các nước đó cũng thấy rằng việc Trung Quốc tấn công vào Việt Nam là điều đe doạ chính họ nữa. Và người Mỹ sẽ sẵn sàng lợi dụng cái tình thế đó để liên kết với các nước trong vùng để chống lại Trung Quốc.

– Đó là cái lý do khiến tôi nghĩ là Việt Nam có thể có một thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc mà không lo sợ gì cả. Và tất nhiên là trong đường dài, Việt Nam phải liên kết với các nước Đông Nam Á và đặc biệt là với các cường quốc hải quân khác và nước có hải quân mạnh nhất trong vùng bây giờ vẫn là nước Mỹ. Cái sự liên kết đó là chiến lược mà Việt Nam không thể nào bỏ qua được.

August 26, 2010 Posted by | Uncategorized | Leave a comment

Trần Trung Đạo: Tranh Chấp Mỹ – Trung, Một Cảnh Giác Cho Lòng Yêu Nước

Theo NguoiViet Boston

090413-N-0120A-251Tại Diễn đàn Khu vực về Hợp tác an ninh ở châu Á tổ chức tại Hà Nội hôm 23 tháng Bảy, 2010, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố: “Hoa Kỳ, giống như các quốc gia khác, có quyền lợi quốc gia về tự do hàng hải, mở cửa những thủy lộ chung tại châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Hoa Kỳ chia sẻ quyền lợi này chẳng những với các quốc gia thành viên ASEAN hoặc các quốc gia tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN; mà còn với các quốc gia có nhu cầu về hàng hải khác và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn”. Ngoài ra bà cũng tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ việc quốc tế hóa cuộc tranh chấp hải phận và giải quyết tranh chấp trên cơ sở công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển và “chống lại việc bất cứ một quốc gia tranh chấp nào xử dụng vũ lực”. Mặc dù Ngoại Trưởng Clinton xác định vai trò trung lập của Hoa Kỳ, những lời tuyên bố của bà rõ ràng nhằm bênh vực các nước nhỏ trong vùng, nhất là Viêt Nam. Ngoại Trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì giận dữ phản ứng: “Nhận xét của bà Clinton có vẻ như thực sự nhằm mục đích tấn công Trung Quốc bằng cách tạo ra một ảo ảnh rằng tình hình Biển Đông là đáng báo động”. Theo bình luận của báo New York Times, đây là “một chiến thắng đầy ý nghĩa đối với Việt Nam”.

Trong ba tuần qua, lần đầu tiên sau 35 năm, các phương tiện truyền thông của Đảng lẫn chống Đảng từ trong nước cũng như chống Cộng từ ngoài nước đã loan tải những lời tuyên bố cứng rắn của bà Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton kèm theo những lời bình luận vui mừng, tích cực giống nhau.

Điều đó cũng dễ hiểu. Khoan kể mối thù truyền kiếp giữa Trung Quốc và Việt Nam từ mấy ngàn năm trước, khi tổ tiên chúng ta phải sáng xuống biển tìm ngọc trai, chiều lên non tìm ngà voi, trầm hương, châu báu; khoan kể đến hàng triệu tấn súng đạn, xe tăng, đại pháo Trung Quốc đã cày xéo lên quê hương Việt Nam trong suốt cuộc chiến dài; khoan kể những tư tưởng độc hại Cộng sản Trung Quốc đã cấy vào tâm hồn bao thế hệ Việt Nam, chỉ nhắc đến Hoàng Sa Trường Sa, chỉ nhắc đến ngư dân Thanh Hóa thôi là máu hận đã xông lên trong mỗi con người Việt Nam. Trong lúc đang hoàn cảnh sức yếu thế cô, có một người mạnh như Mỹ từ xa đến bênh vực và nói lên lời phải trái, vui mừng là chuyện tự nhiên.

“Mỹ đang trở lại”. Câu nói đó, suốt tháng qua, hẳn đã dội lại từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam trong tâm trạng hồi hộp đợi chờ của rất đông người Việt. Hình ảnh một hàng không mẫu hạm George Washington hùng mạnh đậu ngoài khơi Đà Nẵng như nhắc nhở câu chuyện của tháng Ba 1965 khi Chuẩn Tướng Frederick J. Karch và các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Viễn Chinh đổ bộ xuống thành phố này mở đầu cho cuộc chiến lâu dài nhất mà Mỹ đã tham gia. Khác chăng lần này Mỹ trở lại không phải để bảo vệ miền Nam nhưng bảo vệ Việt Nam. Ở hải ngoại, thậm chí có người còn đi xa hơn khi cho rằng người Mỹ sẽ giúp xây dựng một chế độ tự do dân chủ để họ sớm trở về sống những ngày cuối đời trong thanh bình, an lạc. Ở trong nước có vị còn nóng lòng cho rằng Việt Nam phải gấp rút chế bom nguyên tử. Tất cả không hẹn đã vô tình sắp hàng dưới ngọn cờ của Đảng. Như thế mới biết tình yêu nước, dù trong một thanh niên hay một chính trị gia giàu kinh nghiệm, có khi cũng vội vàng và đầy cảm tính như nhau.

Những lời tuyên bố của bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton thật ra phát xuất từ chính sách ngăn chận (containment) đã bắt nguồn từ sau Thế Chiến thứ Hai. Một số nhà bình luận gọi chính sách Mỹ đang áp dụng là ngăn chận mới (new containment) mang nội dung kinh tế quân sự để phân biệt với chính sách ngăn chận thời Chiến Tranh Lạnh mang nội dung chống Cộng sản. Để hiểu các hoạt động của Mỹ trong vùng Đông Nam Á, thiết tưởng nên đọc lại chính sách ngăn chận mà Mỹ đã và đang áp dụng.

Tháng 2 năm 1946, George F. Kennan còn là một nhân viên ngoại giao trung cấp làm việc cho tòa đại sứ Mỹ tại Liên Xô. Để đáp lại câu hỏi của Bộ Tài Chánh Mỹ gởi tòa đại sứ tại sao Liên Xô lại chống lại việc thành lập Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, George F. Kennan gởi Bộ Ngoại giao Mỹ một bản phân tích qua hình thức một điện tín dài 5,500 chữ, trong đó ông trình bày một cách chi tiết quan điểm của Stalin về tương lai nhân loại, mục tiêu và chiến lược của Liên Xô sẽ được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới, điểm mạnh và điểm yếu của chế độ Cộng sản, đồng thời đề nghị một số biện pháp cần thiết phải được áp dụng để ngăn chận làn sóng Cộng sản.

Bài phân tích của George Kennan không có tựa đề nên chỉ được biết ngày nay như là Bức Điện Tín Dài. Nếu bản phân tích được gởi đến Bộ Ngoại giao Mỹ một năm trước đó, có lẽ nó đã vào sọt rác hay đi thẳng vào phòng lưu trữ vì Mỹ và Liên Xô còn đang liên minh nhau tấn công Đức từ hai hướng Đông, Tây. Nhưng tháng 2 năm 1946, văn kiện đã làm Bộ Ngoại giao chú ý. Chính tổng thống Harry S. Truman cũng chỉ thị thành lập một nhóm nghiên cứu để phân tích bản tường trình của George Kennan và phát thảo một chính sách đối ngoại dựa trên các dữ kiện mà ông đưa ra. Bức điện tín của George Kennan được xem như một trong những văn kiện lịch sử bởi vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ chính sách đối ngoại của Mỹ trong gần nửa thế kỷ, từ sau Thế chiến thứ Hai cho đến khi hệ thống Liên Xô sụp đổ năm 1991. Chính sách đối ngoại chỉ đạo của Mỹ đặt cơ cở trên những phân tích của George Kennan được gọi là ngăn chận (containment).

Hàng loạt các chủ thuyết như Domino, Nixon, Reagan; các kế hoạch kinh tế như Marshall Plan; các liên minh như Liên phòng Bắc Đại Tây Dương (The North Atlantic Treaty Organization) gọi tắt là NATO tại châu Âu, Liên Phòng Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization) gọi tắt là SEATO tại Đông Nam Á hay Hiệp ước Hỗ tương Liên Mỹ Châu (Inter‐American Treaty of Reciprocal Assistance) tại Mỹ Châu cũng đều phát xuất từ chính sách chỉ đạo ngăn chận đó. Suốt 9 đời tổng thống từ Harry Truman đến George Herbert Walker Bush, tùy thuộc vào điều kiện chính trị quốc tế trong mỗi giai đoạn, các chiến lược chiến thuật cũng được thay đổi thích nghi nhưng đều không đi xa mục tiêu chính là ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản. George Kennan được xem như là cha đẻ của lý thuyết ngăn chận.

Chính sách ngăn chặn đã diễn ra dưới nhiều hình thức. Bên cạnh cuộc chạy đua vũ trang, Star Wars, viện trợ và phản viện trợ, đảo chánh và phản đảo chánh, cách mạng và phản cách mạng, các cuộc giành dân chiếm đất bằng súng đạn cũng đã diễn ra tại một số quốc gia độn với nhiều mức độ khác nhau.

Các lý thuyết về quốc gia độn có nguồn gốc rất xa xưa nhằm chỉ các vùng đất hay quốc gia nhược tiểu nằm giữa hai cường quốc đối nghịch. Từ thời La Mã, các hoàng đế của đế quốc mênh mông đó đã nghĩ đến việc thiết lập các vùng đất rộng được gọi là vùng giới hạn nằm ngoài biên giới. Về sau, các học giả giải thích khái niệm vùng độn một cách rộng rãi chứ không chỉ thuần nguyên nhân địa lý. Vùng độn có khi chỉ là một dải đất rộng vài chục cây số vuông để bảo đảm cho an ninh nội địa như trường hợp các làng xã nằm phía Nam Lebanon và khu vực Golan Height đối với nền an ninh Do Thái, có khi là một quốc gia như trường hợp Ba Lan sau Thế chiến thứ Nhất nằm giữa Nga và Đức, có khi bao gồm nhiều quốc gia như hàng loạt các nước Đông Âu nằm giữa Liên Xô và khối dân chủ Tây phương, cũng có khi bao gồm chỉ một quốc gia và một khối như trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan.

Sau chiến tranh Việt Nam, chính sách Ngăn Chặn của Mỹ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter và nhất là Ronald Reagan đã chuyển từ thế thủ sang thế công ở Afghanistan như Brzezinski kể lại “Nay chúng ta cơ hội để tặng cho Nga một Việt Nam riêng của họ”, bằng việc yểm trợ vũ khí cho phe Contras ở Nicaragua, giúp đỡ cho Liên minh Dân tộc Vì Độc lập Hoàn toàn của Angola (The National Union for the Total Independence of Angola, UNITA) ở Angola, đồng thời đẩy mạnh với kế hoạch chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém nhằm làm phá sản nền kinh tế Liên Xô. Cuối cùng hệ thống Liên Xô kiệt quệ và tan rã.

Hiện nay, chủ nghĩa Cộng sản chỉ còn thoi thóp ở vài nơi, Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt nhưng chính sách ngăn chận đối với Nga và Trung Quốc, hai đối thủ nguyên tử đang cạnh tranh kinh tế và quân sự với Mỹ vẫn được tiến hành.

Đối với Nga, bất chấp lời hứa vào những năm đầu 1990 rằng NATO sẽ không mở rộng ra khỏi biên giới Đức, Mỹ đã mời hàng loạt quốc gia, không chỉ các nước thuộc khối Cộng sản Đông Âu trước đây mà còn những quốc gia nhỏ nhưng có biên giới sát với Nga như Latvia, Lithuania, Estonia tham gia vào NATO. Ngoài ra, Mỹ còn dự tính thiết lập hàng rào hỏa tiễn tại Ba Lan để gọi là “phòng thủ” nhưng thực tế là “trung lập hóa” hàng rào hỏa tiễn Nga. Lãnh tụ Nga Vladimir Putin xem kế koạch của Mỹ chẳng khác gì dựng lên một Cuba ở Đông Âu. Ở phía Nam, Mỹ bao vây Nga bằng cách ủng hộ Ukraine và Georgia. Ukraine giữ một vị trí cực kỳ quan trọng về cả chiến lược lẫn văn hóa. Các sử gia Nga theo truyền thống vẫn gọi thủ đô Kiev là “Mẹ của các thành phố Nga”. Mỹ cũng ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Kosovo và công khai phản đối Nga khi họ thẳng tay đàn áp phong trào đòi ly khai của dân Chechnya, một trong 83 Cộng hòa độc lập trong Liên bang Nga. Dù sao, chuyến viếng thăm Nga của tổng thống Barack Obama vào đầu tháng 7, 2009 đã giúp làm dịu một số căng thẳng giữa hai nước. Nga đơn phương cho phép võ khí và quân đội Mỹ được sử dụng không phận Nga trên đường đến Afghanistan thay vì phải vượt qua đèo Khyber hiểm trở. Hai tháng sau đó, Obama đã làm Vladimir Putin ngạc nhiên khi tuyên bố hủy bỏ kế hoạch xây dựng phòng tuyến hỏa tiễn tại Ba Lan. Đáp lại, Nga cũng hủy bỏ ý định trả đũa các dự tính quân sự tại Ba Lan của cựu tổng thống George W. Bush.

Việc làm dịu quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Nga cũng dễ hiểu vì đối thủ chính trong thế kỷ 21 của Mỹ không phải Nga mà là Trung Quốc.

Nếu tính từ thời điểm 1978, khi chính sách đổi mới của Đặng Tiểu Bình ra đời đến nay, Trung Quốc là quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới. Chỉ trong vòng chưa đầy 30 năm, lợi tức bình quân tính theo đầu người của Trung Quốc vào năm 2005 tăng gấp 9 lần. Mới đây, đệ nhị cá nguyệt của 2010, Trung Quốc chính thức qua mặt Nhật Bản để trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc là nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng cho cả thế giới. Dù thương hay ghét, dù ủng hộ hay bài trừ, một nửa đồ dùng trong trong nhà một gia đình Mỹ được chế tạo tại Trung Quốc. Từ chiếc DVD, TV, máy in, máy điện toán cá nhân, giày dép, áo quần và ngay cả lá cờ Mỹ, cũng “Made in China”.

Ngoài các lý do chủ quan phát xuất từ chính sách kinh tế của họ Đặng, một yếu tố khách quan thuận lợi cho việc phát triển nhanh chóng là việc nước này hội nhập vào thế giới đúng thời điểm nền kinh tế thế giới đang bắt đầu chuyển động theo hướng toàn cầu hóa. Chỉ trong vòng 25 năm, từ một quốc gia tự cô lập, Trung Quốc trở thành một cường quốc và đang tiếp tục xuất hiện như một siêu cường của thế kỷ 21. Chính sách của Trung Quốc ảnh hưởng cả thế giới, không phải chỉ trong lãnh vực kinh tế, tài chánh, ngân hàng mà cả chính trị và quân sự.

Nếu lịch sử là một chu kỳ lặp lại, tham vọng bành trướng của Trung Quốc không khác nhiều so với thời kỳ sau cuộc cách mạng kỹ nghệ và chủ nghĩa Thực dân Âu châu bắt đầu xâm thực các nước Á, Phi vào đầu thế kỷ 18. Chỉ trong vòng 6 năm, từ 2001 đến 2006, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước Phi Châu đã tăng từ 1 tỉ đô la đến 50 tỉ đô la. Hai chục năm trước đây, ít khi các lãnh đạo Trung Quốc đặt chân đến Phi châu, nhưng chỉ trong 5 năm qua, các lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đã viếng thăm Phi châu 5 lần để tăng cường các hợp tác kinh tế quân sự giữa Trung Quốc và lục địa đầy tài nguyên thiên nhiên này. Trung Quốc hiện diện cùng khắp Phi Châu, từ bệnh viện đến trường học, từ cầu cống đến phi trường và đang tiêu diệt tận gốc rễ mọi mầm mống phát triển kinh tế của các quốc gia mới vừa thoát khỏi ách thực dân và nội chiến. Giấc mơ độc lập của các nước châu Phi chỉ là một giấc mơ trong quá khứ.

Tuy nhiên, con bạch tuộc Trung Quốc rất hùng hổ, rất đe dọa đối với thế giới bên ngoài nhưng lại rất yếu đuối, mong manh trong nội bộ. Bà Susan L.Shirk, một học giả quan tâm đến Trung Quốc khi còn là một những sinh viên Mỹ thăm viếng Trung Quốc và được Thủ tướng Chu Ân Lai chào đón vào năm 1971, trong tác phẩm Trung Quốc, siêu cường dễ vỡ cho rằng đe dọa lớn nhất của Trung Quốc là từ bên trong.

Về chính trị. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải lo ứng cử đề cử như các quốc gia dân chủ, nhưng lại cho sợ mất quyền hành hơn là các lãnh đạo Tây phương dân chủ. Bài học Liên Xô và các chế độc tài khác trong lịch sử đã cho giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc biết không sớm thì muộn tòa lâu đài xây trên cát hiện nay cũng bị ngọn sóng dân chủ cuốn ra khơi. Các lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc luôn bị ám ảnh với các những cuộc nổi dậy như Thiên An Môn có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ tại đâu trên lãnh thổ mênh mông và đầy dị biệt sâu sắc về kinh tế, văn hóa, xã hội. Sự thay đổi các triều đại phong kiến Trung Quốc là những cuộc thanh toán nhau bằng máu. Ngày nay, những mâu thuẫn giữa mức độ xã hội hóa của nền kinh tế và cơ chế chính trị ngày càng trầm trọng đến nỗi nhiều học giả cho rằng vấn đề không phải chế độ độc tài Cộng sản tại Trung Quốc có sụp đổ hay không mà là sớm hay muộn.

Về kinh tế. Nền kinh tế Trung Quốc tăng liên tục trong mấy chục năm qua nhưng không có nghĩa là sẽ tăng mãi mãi. Nền kinh tế Trung Quốc tuy nằm trong tay một đảng có tổ chức rất cao, nhưng sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc phần lớn lệ thuộc vào kinh tế thế giới. Một định luật có tính lặp lại theo chu kỳ của nền kinh tế thị trường là tăng trưởng, suy thoái và điều chỉnh. Và khi có sự điều chỉnh, kinh tế thị trường sẽ dẫn đến hậu quả thất nghiệp trong kỹ nghệ và trong nông nghiệp, lạm phát gia tăng, giá cả đắt đỏ, tiền lương hạ thấp, tiền tiết kiệm ký thác trong ngân hàng sẽ bị hàng trăm triệu người đạp lên nhau để rút ra. Thời đại tin học có lợi nhưng cũng vô cùng tác hại khi các nguồn tin được tung ra quá nhanh chóng, nhưng lại không có phương tiện để kiểm chứng. Quân đội dù có đông đảo và tàn bạo bao nhiêu cũng không thể ngăn được làn sóng của một tỉ người từ Hải Nam đến Tân Cương đều có một phản ứng tiêu cực giống nhau. Các cuộc biểu tình ở Tân Cương mới đây cho thấy không nhất thiết phải có một tổ chức quy mô nhưng chỉ cần một tin ngắn được phát ra đúng lúc và đúng chỗ cũng có thể tạo nên một biến cố lớn. Bom nguyên tử, hỏa tiễn, chiến hạm, tàu ngầm đều trở thành vô dụng.

Về quân sự. Trung Quốc là một đất nước có lịch sử phân hóa và nội phản từ trong xương tủy. Là một nước lớn, nhưng Trung Quốc thường không đủ khả năng bảo vệ chính mình. Đừng nói chi thời cuối đời nhà Thanh bị 8 nước Mỹ và Âu Châu cấu xé, mà ngay thời nhà Tống vàng son nhất của Trung Quốc cuối cùng rơi vào tay Mông Cổ, một nước rất nhỏ trên thảo nguyên phía Bắc. Và một lần nữa vào thế kỷ 17, khi nhà Minh, một triều đại rất mạnh về quân sự nhưng cũng không tránh bị tiêu diệt trong bàn tay của dân tộc Mãn Thanh nhỏ bé. Lịch sử Trung Quốc cũng để lại rất nhiều bài học về các cuộc nổi loạn lớn làm lung lay tận gốc rễ nhiều đế chế trước đó tưởng chừng không thể nào sụp đổ. Cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc là một ví dụ điển hình. Mặc dù loạn Hồng Tú Toàn bị dẹp nhưng đã mang theo sinh mạng của 20 triệu người trong 15 năm khói lửa. Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không được may mắn như nhà Thanh vì họ sẽ không tồn tại được lâu như thế.

Về xã hội. Trước thời mở cửa kinh tế, đại đa số người dân Trung Quốc lớn lên từ nơi họ sinh ra nhưng từ khi kinh tế phát triển, lực lượng lao động của Trung Quốc đổ dồn vào các thành phố. Sự chênh lệch giữa giàu và nghèo, đô thị và nông thông ngày càng trầm trọng. Tại Trung Quốc, chỉ 10 phần trăm dân số chiếm hữu 45 phần trăm tài sản quốc gia. Sự phân cực trong xã hội do hậu quả của phát triển kinh tế không cân bằng sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội. Giống như các nước dân chủ, khi gặp khó khăn, người dân sẽ đặt vấn đề với hàng ngũ lãnh đạo, nhưng khác với các nước dân chủ, cách giải quyết tại Trung Quốc cũng như tại hầu hết các nước độc tài thường diễn ra bằng sắc máu. Với sự phân cách về địa lý và dị biệt về chủng tộc tại Trung Quốc, sẽ không có một hình thức cách mạng nhung, cách mạng da cam, da vàng nào dành cho Trung Quốc. Cách giải quyết dùng xe tăng, đại pháo bắng thẳng vào những thanh niên tay trắng tại Thiên An Môn của Đặng Tiểu Bình đối với phần lớn nhân loại là dã man nhưng lại phù hợp với truyền thống dã man của Trung Quốc. Biến cố Thiên An Môn đã qua gần 20 năm nhưng vẫn là mối ám ảnh thường xuyên trong giấc ngủ của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bởi vì đảng chỉ dập tắt ngọn lửa trên quảng trường Thiên An Môn nhưng không dập tắt được ngọn lửa chống đối trong lòng người. Ngọn lửa tự do dân chủ đó vẫn sáng và sẽ một ngày bùng cháy.

Về đối ngoại. Trung Quốc có nhiều đối thủ lợi hại, trong đó gồm Nhật Bản, Ấn Độ, và Mỹ. Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ trong 10 năm qua đã phát triển đến một mức độ vô cùng phức tạp. Mỹ là một trong những quốc gia nhập cảng nhiều nhất từ Trung Quốc, từ 100 tỉ đô la năm 2000 đến 296 tỉ đô-la vào năm 2009. Trung Quốc nhập cảng từ Mỹ cũng tăng từ 16 tỉ đô-la năm 2000 đến 70 tỉ đô-la năm 2009. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào nhau về mặt kinh tế không có nghĩa là các chính quyền Mỹ không xem Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm trong tương lai gần và không có nghĩa là Mỹ ngồi yên để nhìn bàn tay tham vọng của Trung Quốc vươn xa toàn thế giới.

Ngày 29 tháng Giêng, 2010, chính quyền Obama chấp thuận thương vụ trị giá 6.4 tỉ đô-la gồm trực thăng Black Hawk và võ khí chống hỏa tiễn Patriots, tàu vét mìn cho Đài Loan, cùng với việc hợp tác để sản xuất tàu ngầm hoạt động trong vùng biển mà Trung Quốc cho là thuộc lãnh hải của họ. Trung Quốc luôn xem Đài Loan thuộc về Trung Quốc, do đó, như Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc He Yafei tức khắc phản đối cho rằng Mỹ đã can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Trung Quốc trả thù bằng cách hủy bỏ các thương vụ của Trung Quốc với các công ty Mỹ đang bán võ khí cho Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đáp lại: “Đây là một bằng chứng rõ ràng, chính phủ Mỹ phải cung cấp cho Đài Loan các võ khí phòng thủ mà họ cần”. Ngoài ra, chính phủ Mỹ xác định tiếp tục xem xét nhu cầu phòng thủ không phận Đài Loan trước khi bán cả phi cơ chiến đấu F-16 tinh xảo cho Đài Loan.

Sau đó hai tuần lễ, ngày 18 tháng Hai 2010, Tổng Thống Barack Obama đã tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma tại tòa Bạch Ốc. Lần nữa, Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ và cho rằng việc tiếp vị lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng là vi phạm lời cam kết của Mỹ rằng Tây Tạng là một phần của Trung Quốc. Mỹ đáp lại, mặc dù Mỹ công nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc nhưng Trung Quốc cũng phải tôn trọng sự khác biệt văn hóa giữa Tây Tạng và phần còn lại của Trung Quốc. Để làm nhẹ ảnh hưởng của buổi tiếp kiến, chính quyền Obama không cho phép báo chí vào chụp hình, nhưng sau buổi tiếp kiến, tòa Bạch Ốc đã công bố bức hình Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Thống Obama ngồi cạnh nhau. Phát ngôn viên tòa Bạch ốc ca ngợi Đức Đạt Lai Lạt Ma đã theo đuổi mục tiêu bằng phương pháp bất bạo động và cho báo chí biết tổng thống Obama đã ủng hộ một cách mạnh mẽ việc giữ gìn đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa, và tôn giáo độc đáo của dân tộc này.

Nhưng dù bán bao nhiêu võ khí cho Đài Loan hay tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đài Loan và Tây Tạng cũng chỉ là những yếu tố tĩnh chứ không phải yếu tố động. Cả hai đều không hội đủ điều kiện để tạo nên những biến cố có ảnh hưởng vùng hay thế giới. Những cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng đều mang tính địa phương, gây được thiện cảm nhưng không có tác dụng lớn với chính quyền Trung Quốc. Chuyện Trung Quốc thanh toán Đài Loan bằng võ lực cũng rất khó xảy ra vì Trung Quốc biết Hoa Kỳ không bao giờ để xảy ra và dù có xảy ra cũng chưa chắc đã thắng, còn chuyện Đài Loan giải phóng Trung Hoa lục địa thì đã chết theo Tưởng Giới Thạch từ 1975. Chỉ có hai quốc gia độn là Bắc Hàn và Việt Nam mới thật sự đóng vai trò quan trọng.

Không ai biết rõ, hiểu rõ Bắc Hàn và Việt Nam hơn đàn anh Trung Quốc và cũng không ai hiểu thế mạnh thế yếu của đàn anh Trung Quốc hơn Bắc Hàn và Việt Nam. Như lịch sử chứng minh, Trung Quốc sẽ phải làm tất cả những gì có thể làm, kể cả hy sinh mạng sống của nhân dân họ để duy trì ảnh hưởng với hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Bắc Hàn.

Đối với Bắc Hàn, ngoài mấy chục ngàn chí nguyện quân Trung Quốc đã bỏ thây trong chiến tranh Nam Bắc Hàn, Trung Quốc hàng năm đã phải dành riêng một nguồn tài nguyên, của cải lớn để nuôi dưỡng Bắc Hàn. Mặc dù không có tài liệu chính thức nào cho biết tổng số viện trợ Trung Quốc dành cho Bắc Hàn là bao nhiêu nhưng cả thế giới đều biết nguồn viện trợ chính của Bắc Hàn không đến từ đâu khác hơn là Trung Quốc. Theo báo Korea Times, Trung Quốc cung cấp gần hết nguồn năng lượng cho Bắc Hàn và một nửa số thực phẩm người dân Bắc Hàn đang dùng mang nhãn hiệuTrung Quốc.

Một số nhà phân tích chính trị cho rằng hành vi và cách cư xử bất thường của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Nhật trong quan hệ ngoại giao quốc tế nhiều khi đặt giới lãnh đạo Trung Quốc vào vị thế khó xử. Nhận xét đó chỉ đúng một nửa. Với Trung Quốc, một Kim Chính Nhật bất bình thường vẫn tốt hơn là một Kim Chính Nhật bình thường, một Bắc Hàn tự cô lập vẫn tốt hơn là một Bắc Hàn mở rộng. Giả thiết, vì bất cứ lý do gì, Bắc Hàn trở mặt với Trung Quốc, quay sang bắt tay với Mỹ, hòa giải với Nam Hàn, mở cửa ngoại thương, hội nhập vào thế giới v.v… quả thật vô cùng bất lợi cho Trung Quốc. Nếu một ngày nào đó Kim Chính Nhật giống như nhà độc tài Libya Muammar al-Gaddafi, người mà trước đây từng bị cố Tổng Thống Reagan gọi là “Chó dại vùng Trung Đông”, bỗng dưng “buông đao đồ tể” lên tiếng kết án khủng bố, xin lỗi nạn nhân, Trung Quốc sẽ phải lo lắng nhiều hơn là mừng rỡ. Không có Kim Chính Nhật, chung quanh Trung Quốc sẽ còn lại toàn là kẻ thù. Ngoài mấy chục ngàn quân Mỹ và Hạm đội thứ Bảy hùng hậu đặt bản doanh ở Yokosuka, Trung Quốc bị bao vây bởi hai anh khổng lồ Nhật Bản và Ấn Độ. Kim Chính Nhật biết rõ thế yếu của Trung Quốc nên sử dụng vị trí sân sau và lá bài võ khí nguyên tử của mình một cách có lợi cho việc duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối trên bán đảo Triều Tiên. Không có tài trợ từ Trung Quốc, Bắc Hàn sẽ sụp đổ; nhưng không có Bắc Hàn, phòng tuyến an ninh dài 1400 km phía Đông Bắc sẽ bị phá vỡ. Trung Quốc ưa thích Kim Chính Nhật? Chắc chắn là không, nhưng cần thì quá sức cần.

Khác với Phi Châu, chính sách bành trướng của Trung Quốc tại Đông Nam Á không chỉ nhằm mục đích kinh tế mà quan trọng hơn là an ninh và quân sự. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm phần lớn các đảo trong vùng Biển Đông mà nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền. Tháng Hai 1992, quốc hội Trung Quốc ngang ngược thông qua một đạo luật tuyên bố rằng 80 phần trăm biển Đông là của họ. Năm 1994, Trung Quốc ngang nhiên thiết lập các căn cứ quân sự trên các đảo bất chấp sự phản đối của thế giới. Trong quá trình bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam là nước bị thiệt hại nặng nhất về lãnh thổ, lãnh hải và nhân mạng.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam có một lịch sử lâu dài từ ngày Đảng Cộng sản hai nước được thành lập. Năm 1950, Trung Quốc là nước đầu tiên công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cả hai nước đã thừa nhận sự đóng góp của cải và xương máu của Trung Quốc vào mục đích thiết lập chế độ Cộng sản tại Việt Nam.

Không giống như Kim Nhật Thành đầu độc cán bộ đảng và nhân dân Bắc Hàn bằng mớ lý luận Juche mơ hồ, không tưởng, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam là những người Cộng sản đệ Tam chính thống, vốn thấm nhuần lý thuyết Mác Lê và tư tưởng Mao Trạch Đông. Các lãnh đạo đảng là những người tuyệt đối trung thành với lý tưởng Cộng sản và có một thời rất lâu tin một cách chân thành vào đàn anh Trung Quốc. Việc chọn đứng về phe Liên Xô và tiến chiếm Campuchia của Việt Nam đã dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 và hàng loạt các cuộc đụng lớn vào những năm sau đó như trận Cao Bằng 1980, Lạng Sơn và Hà Tuyên 1981,Vị Xuyên Hà Tuyên 1984, Lão Sơn Hà Giang 1984, Vị Xuyên lần nữa vào 1985 và 1986.

Sau khi hệ thống Liên Xô sụp đổ, chỗ dựa vững chắc của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng lý luận, bang giao quốc tế, viện trợ kinh tế cũng sụp đổ theo. Đảng Cộng sản Việt Nam đứng bên bờ vực thẳm và không còn con đường nào khác là lần nữa tìm nơi nương tựa dưới tàng cây Trung Quốc.

Tháng 9 năm 1990, lãnh đạo cao cấp của hai đảng gặp ở Thành Đô để bàn về việc giải quyết xung đột Campuchia và tái lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ngay vào thời điểm một siêu cường như Liên Xô và cả khối Đông Âu đã sụp đổ mà các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn tin rằng Trung Quốc sẽ thay thế Liên Xô lãnh đạo phong trào Cộng sản thế giới và tiếp tục giương cao ngọn cờ Xã hội Chủ nghĩa. Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ đã viết lại trong hồi ký của ông: “Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và CNXH thế giới, chống lại hiểm hoạ ‘diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Tư tưởng đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm ‘giải pháp Đỏ’, tức giải pháp nhằm loại bỏ các thành phần không Cộng sản ra khỏi chính quyền liên hiệp tại Campuchia.

Dù sao, sau lần gặp gỡ đó, quan hệ Việt Trung đã cải thiện. Hàng loạt các thỏa hiệp đã được ký kết. Năm 1999, Giang Trạch Dân đề ra một khẩu hiệu để biểu hiện cho mối quan hệ mới giữa hai nước và được gọi là 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị. Hợp tác toàn diện. Ổn định lâu dài. Hướng tới tương lai”. Một vài quan điểm cho rằng mười sáu chữ vàng là chiếc vòng kim cô Đảng phải đội trên đầu, nhưng cũng có nguồn tin khác cho rằng Đảng còn muốn lệ thuộc hơn thế nữa bằng việc thay chữ hợp tác “toàn diện” thành hợp tác“chiến lược” nhưng Trung Quốc không đồng ý.

Trung Quốc hiểu vị trí khó khăn của Đảng Cộng sản Việt Nam, do đó, trong lúc Việt Nam tìm cách để được phụ thuộc vào Trung Quốc như một đàn anh Xã hội Chủ nghĩa, Trung Quốc tỏ ra thiếu tin tưởng vào người đàn em có một quá khứ đầy phản trắc này. Ngoài miệng tuy không ngừng lặp lại mười sáu chữ vàng, trong thâm tâm, Trung Quốc không từ bỏ tham vọng nước lớn bằng việc ra lịnh hải quân Trung Quốc bắn thủng các tàu thuyền đánh cá của Việt Nam một cách không thương tiếc. Hành động coi thường sinh mạng người Việt là một cách thể hiện thái độ khinh bỉ giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam.

Ngày 23 tháng Bảy vừa qua, cái nút chặn Việt Nam mà Trung Quốc tin rằng không thể nào thoát được bỗng dưng lỏng lẻo. Chiếc vòng kim cô Trung Quốc gắn lên đầu Đảng Cộng sản Việt Nam có nguy cơ rơi xuống. Chuyến viếng thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và một loạt những biến cố chung quanh bao gồm việc hợp tác hạch nhân mà không bao gồm các điều khoản cấm tinh chế Uranium và chuyến viếng thăm vùng biển Đà Nẵng của Hàng không Mẫu hạm USS George Washington đã làm thay đổi cán cân quyền lực trong vùng. Và lần nữa, Việt Nam lại đóng vai trò của một vị trí chiến lược trong chính sách ngăn chận của Mỹ đối với Trung Quốc tại Đông Nam Á.

Đất Việt Nam, máu Việt Nam, xương thịt Việt Nam trong số phận của một sân sau an toàn của Trung Quốc và một tiền đồn của phe chống Trung Quốc bành trướng, do nhu cầu của chính sách ngăn chận mới, có thể sắp bắt đầu lên giá.

Nhìn vào bản đồ Á châu, chúng ta không khỏi nghĩ đến chiến tranh Trung Mỹ rồi sẽ phải xảy ra. Dù các nhà bình luận có cho rằng quyền lợi của các siêu cường ngày nay đã phụ thuộc, quyện lẫn vào nhau đến mức độ không thể có một bên thắng, một bên bại nếu chiến tranh bùng nổ. Nhưng quan niệm đó không phải là mới. Trước đây đã có nhiều người nói như thế. Sau Thế chiến thứ Nhất, Hội Quốc Liên được thành lập với chức năng duy nhất là bảo đảm nhân loại sẽ không bị tàn sát khủng khiếp như thế nữa. Bao nhiêu tài năng và nỗ lực đã được dành vào mục đích đó, nhưng chưa đầy 20 năm sau, nhân loại lại phải lao vào cuộc chém giết với hậu quả trầm trọng gấp nhiều lần hơn trước.

Cuộc xung đột Mỹ, Trung, Nga trong Chiến tranh Lạnh để lại nhiều bài học quý giá về số phận của những sân sau, tiền đồn và vùng độn. Có những tiền đồn chìm đắm trong chiến tranh hận thù nghèo đói như Cu Ba, Việt Nam, Bắc Hàn, Afghanistan nhưng cũng có những tiền đồn nhờ xung đột đã trở nên giàu có như Nam Hàn, Tây Đức, Đài Loan. Có những vùng độn phải trở thành chư hầu lệ thuộc như các nước Đông Âu thời Liên Xô nhưng cũng có những vùng độn nhờ tài năng của những người lãnh đạo mà duy trì được độc lập như Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ. Và đặc điểm chung rõ nét của những quốc gia vượt qua được số phận sân sau, tiền đồn và vùng độn để trở nên thăng tiến giàu mạnh chính là dân chủ. Dân chủ là đôi cánh thời đại đã giúp Nam Hàn, Đài Loan, Tây Đức, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua những vị trí địa lý chính trị khó khăn và trở thành quốc gia giàu mạnh, được kính trọng, có tiếng nói độc lập trong bang giao quốc tế.

Không ai có thể tiên đoán một ngàn năm nữa Việt Nam sẽ ra sao. Nhưng dù ra sao thì đó cũng là trách nhiệm của các thế hệ sau này. Trách nhiệm của các thế hệ hôm nay là giữ nguyên vẹn được mảnh đất mà tổ tiên để lại và xây dựng trên đó một căn nhà thương yêu, đoàn kết, tự do, dân chủ và giàu mạnh. Dân chủ sẽ là vũ khí hữu hiệu nhất để ngăn chận những đe dọa từ Trung Quốc và dân chủ cũng là phương tiện giúp Việt Nam thăng tiến cùng thế giới.

Những lời tuyên bố của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton chưa hẳn giúp gì cho số phận của các anh Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim v.v… đang ở trong tù như một số người đang nghĩ, trái lại các nỗ lực của họ có thể bị quên đi hay bị cuộc tranh chấp Mỹ – Trung che mờ đi. Với Mỹ, chủ nghĩa Cộng sản thế giới đã chết. Những chế độ độc tài còn rơi rớt ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba, Bắc Hàn phát xuất từ điều kiện riêng của các quốc gia này chứ không phải nhờ vào các tinh hoa tinh huyết gì của chủ nghĩa Cộng sản. Ngày nay, Mỹ đối xử với các chính quyền Trung Quốc hay Việt Nam như là những chính quyền hợp pháp mặc dù Mỹ biết không ai bầu các chính quyền này ra.

Cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam, vì thế, còn nhiều khó khăn và sẽ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, hy sinh. Tuy nhiên như bác sĩ Lê Nguyên Sang vừa phát biểu sau khi vừa ra khỏi tù “Con đường dân chủ Việt Nam là con đường không thể đảo ngược được”. Đúng vậy. Dân chủ, tự do, bình đẳng là quyền bẩm sinh của mỗi con người. Không một ông Harry Truman nào đến Nam Hàn để trao món quà dân chủ trước đây và cũng không có bà Hillary Clinton nào đến Việt Nam để ban phát tự do hôm nay. Sáu chục năm trước, từ đống tro tàn của cuộc chiến, nếu có người tiên đoán rằng năm 2010, Nam Hàn sẽ là một cường quốc kinh tế thứ tư của Á Châu và thứ mười hai của thế giới, người đó có thể bị cho là mỉa mai dân tộc Triều Tiên hay là điên khùng. Tương tự hôm nay, có thể cũng có người cười mai mỉa khi nghe rằng dân tộc Việt Nam rồi cũng sẽ đạt đến điểm hẹn huy hoàng tự do, dân chủ, giàu mạnh như bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới đã từng đạt được. Đó không phải là một khẩu hiệu, một ước mơ, nhưng là sự thật, là chân lý. Đảng Cộng sản Việt Nam muốn có mặt trong cuộc vận hành lịch sử của dân tộc Việt Nam trước hết họ phải tự tan biến đi.

© 2010 Trần Trung Đạo
© 2010 talawas

August 25, 2010 Posted by | Hoa Kỳ và Trung Cộng | 2 Comments

Tiếng nói Cồn Dầu từ Thái Lan

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2010-08-23

Thông tin về vụ việc hồi ngày 4 tháng 5 vừa qua tại giáo xứ Cồn Dầu, thành phố Đà Nẵng hầu như chỉ được một số cơ quan truyền thông trong nước loan tải theo quan điểm của phía chính quyền; trong khi đó những người giáo dân tại đó khi được hỏi về vụ việc đều không dám trả lời.

RFA file

Công an đang xô xát với giáo dân tham gia đưa đám cụ bà Hồ Nhu ở Cồn Dầu ngày 4 tháng 5, 2010

Hiện nay có một nhóm giáo dân Xứ Cồn Dầu trốn chạy sang được Thái Lan, và họ cho biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi biết thực tế của vụ việc xảy ra vào ngày 3 tháng 5 tại giáo xứ của họ.

Sự kiện Cồn Dầu

Cao điểm của tình hình căng thẳng về việc giải tỏa trắng đất đai, nhà cửa của người dân xứ đạo Cồn Dầu, trong số hơn 400 hécta tại xã Hòa Xuân, huyện Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng để làm khu đô thị sinh thái ven sông diễn ra vào ngày 4 tháng 5 khi giáo dân tham gia đưa cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Maria Đặng Thị Tân, về nơi an nghỉ cuối cùng là nghĩa trang của giáo xứ.

Chính quyền địa phương không cho phép thân nhân người chết chôn xác bà Hồ Nhu tại đó bên cạnh mộ chồng bà như ý nguyện. Từ đó xảy ra vụ

Chính quyền địa phương không cho phép thân nhân người chết chôn xác bà Hồ Nhu tại đó bên cạnh mộ chồng bà như ý nguyện. Từ đó xảy ra vụ việc như lời kể của những giáo dân chứng kiến sự việc, cũng như bị đánh đập, bắt bớ vào lúc đó như sau:
Tôi là một giáo dân Cồn Dầu và chứng kiến vụ việc hôm ngày 4 tháng 5 trong đám tang bà cụ Maria Đặng Thị

Nghĩa địa Giáo xứ Cồn Dầu và bảng “nghiêm cấm” an táng người chết
Nghĩa địa Giáo xứ Cồn Dầu và bảng “nghiêm cấm” an táng người chết. Courtesy Hưng Việt website

Tân. Bản cáo phó của gia đình nói rõ là đám tang cụ cử thành tại giáo xứ và chôn tại giáo xứ Cồn Dầu. Con út của Cụ Tân, anh Hồ Tào, nói với giáo dân chúng tôi giúp đỡ để có thể đưa cụ đến chôn tại nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu, chôn tại đó một hai ngày cũng được.
Sau thánh lễ, chúng tôi đưa tang cụ đến nghĩa trang, gần nhà bác Bình, công an đã dùng rào chắn và kẽm gai với mục đích không cho giáo dân đưa xác cụ vào chôn tại nghĩa trang nên đã xảy ra xô xát. Công an đã sử dụng dùi cui và roi điện đánh tới tấp vào đòan người đưa tang, trong đó có đội trợ trang, và tất cả những người tham dự.

Một số giáo dân bị đánh ngất xỉu có cả trẻ nhỏ và người già. Đến chừng 12 giờ thì chính quyền tăng cường lực lượng và  đàn áp mạnh hơn với mục đích cướp quan tài

Một số giáo dân bị đánh ngất xỉu có cả trẻ nhỏ và người già. Đến chừng 12 giờ thì chính quyền tăng cường lực lượng và  đàn áp mạnh hơn với mục đích cướp quan tài. Sau đám ma những người tham dự bị mời lên phạt tiền; còn những người bị bắt giam thì đến nay không biết tình hình thế nào.
Trong biến cố ngày 4 tháng 5, có 66 giáo dân Cồn Dầu bị bắt để thẩm vấn về vụ việc. Sau đó lần lượt họ được thả ra, ngọai trừ sáu người vẫn còn bị biệt giam cho đến nay đó là các ông Nguyễn Hữu Liêm, Nguyễn Hữu Minh, Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt, Phan Thị Nhẫn, Nguyễn Thị Thế, Nguyễn Thị Liễu. Một người thuộc diện tại ngọai là ông Đòan Cảng.

Quyền đánh chết người của công an?

Theo lời chứng của những giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu, không khí tại làng quê của họ sau đám tang bà cụ Nhu trở nên căng thẳng, với những vụ tra vấn, đánh đập đối với nhiều người từng tham gia trong cuộc đưa đám cụ bà Hồ Nhu. Một nạn nhân của tình trạng thẩm tra, đánh đập là ông Nguyễn Thành Năm, một thành viên của đội trợ trang của giáo xứ. Ông này đã chết vào ngày 3 tháng 7 vừa qua với những vết thương bị cho

Dân biểu Frank Wolf và ảnh của nạn nhân anh Nguyễn Thành Năm, người thanh niên bị công an đánh chết tại Cồn Dầu. RFA
Dân biểu Frank Wolf và ảnh của nạn nhân anh Nguyễn Thành Năm, người thanh niên bị công an đánh chết tại Cồn Dầu. RFA

là do bị đánh đập, bị nhận bùn…. Tuy nhiên phía chính quyền thành phồ Đà Nẵng giải thích cái chết là vì đột quỵ.
Những người thân quen của ông Nguyễn Thành Năm tại giáo xứ Cồn Dầu nói về cái chết của ông này:
Có một số giáo dân bị bắt, một số bị kêu lên- trong số này có anh Năm trong đội trợ tang. Anh này bị công an đánh đập nhiều lần. Anh em trong đội trợ tang nói với tôi anh Năm bị dân phòng bắt trói, miệng đầy bùn.

Họ đánh dập anh Năm rất dã man rồi vùi anh Năm xuống bùn. Gia đình, vợ con nghe tin xuống van xin, đem anh Năm về thì ngày hôm sau chết dưới tay của mẹ già.

Vợ con van xin. Khi anh Năm chết rồi, anh Đào cũng trong đội trợ tang đến che giúp rạp nhưng thấy công an nhiều quá cũng ngất xỉu, phải đưa đi cấp cứu. Sau vụ anh Năm, công an không cho người dân đến đọc kinh cầu lễ, không cho tập trung đông người.
Qua đám tang, công an gọi anh Nguyễn Thành Năm trong đội trợ tang lên làm việc, đánh đập, tra tấn. Vài ba ngày lại mời; nhưng anh Năm sợ đánh nên không lên đồn. Công an xuống bao vây nhà khiến anh Năm hỏang sợ chạy đến một nhà dân gần đó. Chủ nhà báo cho dân phòng và công an đến bắt. Họ đánh dập anh Năm rất dã man rồi vùi anh Năm xuống bùn. Gia đình, vợ con nghe tin xuống van xin, đem anh Năm về thì ngày hôm sau chết dưới tay của mẹ già.
Một phụ nữ hiện có em đang bị biệt giam bức xúc nói:
Nhà tôi có năm chị em, em tôi là con trai một trong nhà, làm nông xong mùa nên tham gia đám tang bà Cụ Nhu. Không biết sao bị bắt đến nay gần bốn tháng rồi mà không biết lý do. Gia đình lên quận xin gặp, họ đuổi về nói chỉ ít bữa nữa về nhưng nay vẫn chưa về. Tôi sợ khi về em tôi cũng chết thôi vì bị đánh đập. Có luật nào bắt người rồi mới nói đến luật sau?

Cuộc chạy trốn tập thể

Trước tình hình bắt bớ diễn ra hằng ngày tại làng quê của họ, một số giáo dân Côn Dầu sau biến cố ngày 4 tháng 5 đã phải tìm đường lánh nạn sang Thái Lan.
Linh mục Antôn Lê Đức, người từng giúp đỡ số người Cồn Dầu chạy trốn sang Thái Lan cho biết cuộc gặp gỡ với nhóm người đến đầu tiên hồi tháng năm vừa qua:
Có một linh mục bên Mỹ báo tôi biết có nhóm người từ Việt Nam chạy qua; lúc đó tôi tình cờ đang ở Bangkok nên giúp cho họ những nguời có thể tạm trú, và số liên lạc những nơi có thể giúp họ. Từ đó đến nay tôi không gặp họ nữa.

Được biết hiện có gần 40 người gồm người lớn, trẻ con, nam nữ là giáo dân Xứ Cồn Dầu đang lánh nạn tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.

Được biết hiện có gần 40 người gồm người lớn, trẻ con, nam nữ là giáo dân Xứ Cồn Dầu đang lánh nạn tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Người cao tuổi nhất là 70, các cháu nhỏ khác đang độ tuổi mẫu giáo. Có người đi với một số thành viên trong gia đình, có người đi một mình. Họ đang nhờ Cao ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc giúp đỡ vì bị truy bức tại quê nhà.
Số người này cũng như bao người mong muốn tìm kiếm qui chế tỵ nạn khác khi đến Xứ Thái, những người

Ông Nguyễn Thành Tài, anh của Nguyễn Thành Năm, người thanh niên bị công an đánh chết tại Cồn Dầu, tại buổi điều trần về tự do tôn giáo Việt Nam ở quốc hội Hoa Kỳ
Ông Nguyễn Thành Tài, anh của Nguyễn Thành Năm, người thanh niên bị công an đánh chết tại Cồn Dầu, tại buổi điều trần về tự do tôn giáo Việt Nam ở quốc hội Hoa Kỳ

giáo dân Xứ Cồn Dầu phải sống một cách khép kín tại những phòng thuê nhỏ bé ở tại Bangkok.
Một thiếu nữ trong nhóm tỵ nạn trình bày:
Qua tới đây được gần hơn ba tháng, gần bốn tháng. Cuộc sống vô cùng bấp bênh, phải dời nhà nhiều lần- bảy tám chỗ rồi. Không biết tiếng nên chúng tôi khó khăn trong giao tiếp. Hai ba ngày mới đi chợ một lần, đi chợ về thì đóng cửa ở trong nhà. Đi trong đòan có con nít, chúng cần chơi nhưng vì sợ nhòm ngó, nên cũng không cho chúng chơi, dù biết rất tội.

Ngay cả việc đi lễ ngày chủ nhật là luật buộc đối với người Công giáo, họ vẫn không dám thực hiện vì sợ lộ diện sẽ bị cảnh sát Thái Lan bắt phạt rồi trục xuất về Việt Nam.

Theo trình bày của những người mà chúng tôi tiếp xúc được, thì ngay cả việc đi lễ ngày chủ nhật là luật buộc đối với người Công giáo, họ vẫn không dám thực hiện vì sợ lộ diện sẽ bị cảnh sát Thái Lan bắt phạt rồi trục xuất về Việt Nam. Như thế đối với họ hiện nay là một thảm họa còn lớn hơn thảm họa đã xảy ra trong những tháng ngày qua tại giáo xứ Cồn Dầu.
Một người khác cho biết những khó khăn hiện tại:
Chúng tôi không ở một chỗ, phải thay đổi để bảo vệ an ninh cho chúng tôi. Được ba tháng rưỡi rồi, mà chúng tôi phải chờ vài ba tháng nữa mới được phỏng vấn lần thứ ba.
Người khác thì kể đọan đường chạy lánh nạn:
Trong gia đình đi mấy cha con. Rất may là mấy năm trước có làm ‘passport’ để qua Lào phụ hồ kiếm tiền. Passport còn hạn nên chạy qua cửa khẩu Lao Bảo ở Đông Hà. Những người khác đi sau, có giấy hay không giấy; nhờ người đưa qua cửa khẩu Lao Bảo hay Cầu Treo.
Khi nói chuyện với chúng tôi tất cả đều rất lo ngại cho chính bản thân họ dù nay đang đã đến được đất Thái với những mối nguy như vừa nêu. Đồng thời họ cũng hết sức lo sợ cho sự an nguy của những thân nhân còn lại ở quê nhà; dù rằng theo họ đa số những người còn ở lại là người lớn tuổi và trẻ nhỏ, hay người bệnh tật. Còn đa phần còn sức lao động đều phải tìm đường trốn tránh ở những nơi khác.

Cần sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế

Và nguyện vọng chung của tất là là mong muốn các tổ chức quốc tế thấy được hòan cảnh ngặt nghèo của họ để cứu xét qui chế tỵ nạn cho họ.
Tôi lên tiếng, nhờ có tiếng nói chung giúp cho chúng tôi và những người còn ở trong tù- giúp cho chúng tôi lấy lại tự do, trong sạch của người giáo dân.
Nguyện vọng của tất cả chúng tôi, những người phải giấu tên vì bị đàn áp buộc phải bỏ quê hương đi lánh nạn, để có quyền tự do làm người và tự do tôn giáo tại một đất nước thứ ba.

Nguyện vọng của tất cả chúng tôi, những người phải giấu tên vì bị đàn áp buộc phải bỏ quê hương đi lánh nạn, để có quyền tự do làm người và tự do tôn giáo tại một đất nước thứ ba.

Chúng tôi ở đây nhưng mẹ cha, vợ con vẫn ở nhà; trong khi đó lại bị công an rình rập, nên nhờ Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chúng tôi mong muốn được đến nước thứ ba để con cái chúng tôi được đi học, vì phải bỏ

Nhà anh Toma Nguyễn Thành Năm và người quả phụ
Nhà anh Toma Nguyễn Thành Năm và người quả phụ. Courtesy Hưng Việt website

sang đây. Mong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ.
Sự bình yên của một làng quê có lịch sử hơn trăm năm, và một xứ đạo chính thức được thành lập cách đây 80 năm, bỗng dưng trở nên bị xáo trộn, rối lọan đến tan tác sau khi chính quyền địa phương Đà Nẵng đưa ra dự án xây dựng khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, rồi chuyển thành dự án khu đô thị sinh thái ven sông Hòa Xuân. Việc bồi thường không thỏa đáng, trong khi đó nơi tái định cư vẫn chưa được xác định cụ thể khiến người dân xứ đạo Cồn Dầu không đồng thuận.
Tuy nhiên theo lời họ thì, người đứng đầu đảng bộ thành phố Đà Nẵng là ông bí thư Nguyễn Bá Thanh còn tuyên bố thẳng thừng với những người từng mấy đời bỏ công sức để tạo lập nên ruộng vườn, nhà cửa của họ:
Ông này cũng đã tuyên bố nơi này người giàu đến rồi, các ông là những người ‘trán vồ, răng hô’ không được ở phía trước này, các ông phải ở phía sau.
Những hành xử bất công vừa mang tính coi khinh người dân, không tuân thủ những qui định mà chính Nhà Nước ban hành, khiến người dân bất mãn, và rồi những biện pháp đàn áp mạnh bằng bạo lực khiến họ phải trốn chạy. Và chỉ nơi xứ tạm gọi là tự do như Thái Lan họ mới dám lên tiếng nói lên thực tiễn áp bức nơi làng quê, xứ đạo Cồn Dầu của họ.
Gia Minh, RFA, Bangkok, Thái Lan.

August 24, 2010 Posted by | Việt Cộng và tôn giáo | Leave a comment

Cần thay đổi chiến lược kinh tế nếu muốn gia nhập CLB các nước công nghiệp.

Theo RFI

Thành phố Hồ Chí Minh  trung tâm kinh tế của Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh trung tâm kinh tế của Việt Nam

REUTERS/Kham

Trong thời gian hơn hai thập niên qua, Việt Nam đã thành công trong việc chuyển từ một nước nghèo lên thành một quốc gia có tăng trưởng kinh tế thuộc loại nhanh nhất Châu Á. Việt Nam đã mở được cánh cửa bước vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình, và hy vọng trở thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích được hãng tin Pháp AFP hôm nay trích dẫn, thì cao vọng đó có thể biến thành ảo vọng nếu Việt Nam không kịp thời thay đổi chiến lược phát triển. Một trong những thách thức quan trọng đặt ra là làm sao tạo ra được một đội ngũ công nhân lành nghề đông đảo, đồng thời nâng cao được chuẩn mực khoa học và công nghiệp còn non yếu tại Việt Nam.

Về thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua, tất cả các chuyên gia đều ghi nhận là từ hơn mười năm nay, đất nước này đã quen thuộc với tốc độ tăng trưởng trên 6% hoặc 7%, thậm chí 8%. Vào năm ngoái, mức tăng 5,32% của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã được cho là tỷ lệ tồi tệ nhất trong thập kỷ này.

Song song với đà tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, mức GDP bình quân theo đầu người cũng tăng vọt. Theo ước tính nêu lên trong một bản báo cáo do Ngân hàng Thế giới và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam vừa thực hiện, thì từ không đầy 100 đô la vào năm 1990, thu nhập bình quân của người Việt Nam sẽ lên đến khoảng 1.200 đô la vào năm nay 2010. Tỷ lệ hộ gia đình nghèo đã giảm từ 58% vào năm 1993 xuống còn 12,3% trong năm 2009.

Nương theo hướng đi lên đó, Việt Nam hy vọng sẽ gia nhập được vào đội ngũ các nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Phát biểu tại một cuộc hội thảo ở Hà Nội do Ngân Hàng Thế Giới và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đồng tổ chức hôm 18/08 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra dự báo rằng mức GDP bình quân theo đầu người của Việt Nam vào năm 2020 sẽ lên đến khoảng từ 3.000 đến 3.200 đô la.

Thế nhưng, theo Ngân Hàng Thế Giới, sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm tới đây có thể bị ảnh hưởng từ hai nhóm quốc gia cạnh tranh với mình : một bên là các nước nghèo hơn, nơi chi phí nhân công thấp hơn Việt Nam, và một bên kia là những nước giàu hơn, có nhiều sức sáng tạo hơn với lực lượng lao động có chất lượng cao hơn.

“Việt Nam đang đứng ở một ngã ba đường quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế và xã hội của mình”. Bà Victoria Kwakwa, đại diện thường trú của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã cho biết như trên tại cuộc hội thảo ngày 18/08. Theo bà, trong thập kỷ tới, Việt Nam có thể tăng cường được “nhịp độ tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội để gia nhâp hàng ngũ các nước công nghiệp hóa thịnh vượng “, nhưng cũng có thể bị đình đốn trên “mặt trận kinh tế và xã hội”.

Giáo sư Đỗ Hoài Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cũng nhấn mạnh : ” Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức ác liệt để thoát khỏi cái bẫy của “thu nhập trung bình”. Đối với ông Nam, các cản trở trên con đường phát triển của Việt Nam còn rất nhiều : cơ sở hạ tầng, các khu đô thị và nông thôn chưa phát triển, nền kinh tế “thiếu chuyên môn hóa và sức cạnh tranh”, lực lượng công nhân lành nghề quá ít, trong lúc các chuẩn mực về khoa học và công nghệ còn thấp so với khu vực.

Theo một tài liệu của Ngân hàng Thế giới và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thì động lực của chính sách Đổi mới vào năm 1986 hiện đã “bị hụt hơi” : kinh tế Việt Nam quá phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, ngành công nghiệp, thường do các tập đoàn nhà nước lớn độc quyền, thì có thể thiếu năng động, còn cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải lại đang kém phát triển.

Theo AFP, trong toàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay của Việt Nam, các chuyên gia thường xuyên đánh giá nền giáo dục là cản lực khác cho sự vươn lên của Việt Nam. Nhìn chung, giáo dục Việt Nam còn ở mức rất thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, lại bị tệ nạn tham nhũng đục khoét, và không thích hợp với nhu cầu đào tạo lực lượng lao động lành nghề mà đất nước đang cần.

Bên cạnh đó, cản lực có thể đến từ đường lối kiểm duyệt thông tin, kiểm soát mạng Internet, hiện tượng chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng gia tăng giữa thành thị và nông thôn, giữa người Kinh chiếm đa số với các dân tộc thiểu số, đặc biệt là những người sống ở vùng sâu vùng xa.

Kinh nghiệm nhiều nước láng giềng của Việt Nam cho thấy là việc chuyển từ vị trí một nước thu nhập trung bình lên cấp quốc gia công nghiệp phát triển không phải là dễ. Giáo sư Lê Kim Sa, thuộc Trung tâm Phân tích và Dự báo của Viện Khoa học Xã hội, trong bản báo cáo hôm 18/08 đã nêu lên ví dụ của Malaysia, Philippines, hay Thái Lan. Họ đã trở thành các quốc gia có thu nhập trung bình từ hàng chục năm nay, nhưng hiện vẫn chưa vào được nhóm nước công nghiệp có thu nhập cao.

August 22, 2010 Posted by | Kinh tế Việt Nam | Leave a comment