Phi Vũ 3

Thương nhớ lắm quê hương vời vợi

Ngư dân Việt Nam không chùn bước

RFA 19.05.2012

Ngư dân Việt Nam vẫn tiếp tục ra khơi, bất chấp việc Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông.

RFA file

Tàu Trung Quốc bắt tàu Việt Nam-2009

 

Cũng giống như những năm trước, vào mùa hè năm nay Trung Quốc lại ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong một khu vực rộng lớn ở Biển Đông, bao gồm cả vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Continue reading

May 19, 2012 Posted by | Trung Cộng và Biển Đông, Trung Cộng và Hoàng Sa, Trung Cộng và ngư dân Việt Nam | Leave a comment

Từ tàu lạ đến thực phẩm giả.

Ngư dân Việt Nam thiệt là tội và đau khổ. Khi dong tàu ra khơi đánh cá, trong lòng những ngư dân hiền lành chỉ nơm nớp một nỗi lo: bị “tàu lạ ” tấn công, đâm thẳng vào giữa thân tàu, mà lại ngay ở trên biển của quê hương mới khổ chứ. Những người ngư dân này biết rõ ràng những tàu này là của ai, xuất phát từ nước nào, thế nhưng những cơ quan báo chí truyền thông trong nước “không được phép” nêu đích danh, mà chỉ được dùng từ “tàu lạ” mà thôi. Chuyện này thật lạ lùng, lạ như là những tàu lạ đã làm khổ những ngư dân Việt Nam nghèo nàn, hiền lành đã bao đời họ đã gắn liền cuộc đời với biển mà chưa bao giờ xảy ra những điều trớ trêu như thế này. Phải chăng nhà cầm quyền đang cai quản đất nước Việt Nam hiện nay đã sợ “phạm húy”, không dám nêu tên. Thật là mỉa mai và chua xót! 

 

Trong nước, mấy năm trước đây, người dân đã phải ăn nhằm “trứng gà giả”. Biết bao nhiêu cơ quan truyền thông đã lên tiếng về vấn đề này. Nay lại xảy ra một vấn nạn mới. Bây giờ, người dân Hà Nội và Sài Gòn lại mua nhằm “gạo giả”. Nguồn gạo giả này cũng như trứng gà giả trước đây xuất phát từ “nước bạn anh em Trung Cộng”. Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cũng biết tỏng nơi xuất phát thực phẩm giả này, nhưng họ vẫn cứ im hơi lặng tiếng một cách khó hiểu. Chỉ có người dân tiêu thụ là chịu khổ mà thôi.

 

Vậy thì, từ tàu lạ đến thực phẩm giả, bè lũ Trung Cộng đang lần lần muốn lấn chiếm Việt Nam cũng như là cho dân tộc Việt Nam một ngày một tàn lụi đi trước những loại thực phẩm giả mạo, độc hại của chúng. Lâu nay chúng sử dụng chiêu này với các dân tộc người Hồi, Mãn Châu, Tây Tang…trên đất nước của chúng nhằm tiêu diệt lần những dân tộc này. Nay chúng sử dụng chiêu này với dân tộc Việt Nam. Nhưng nước Việt Nam hiện tại là nước tự chủ mà. Những người cầm quyền Việt Nam đang cai quản đất nước và nắm giữ vận mạng của nhân dân Việt Nam đang nghĩ như thế nào?

 

Phi Vũ

04/06/12

 

April 6, 2012 Posted by | Thời sự, Thức ăn của Việt Cộng và Trung Cộng, Trung Cộng và ngư dân Việt Nam, Trung Cộng và thế giới | Leave a comment

Việt Nam đã làm gì để bảo vệ ngư dân?

Khánh An, phóng viên RFA

2012-01-03

Câu hỏi đặt ra là nhà nước, chính quyền Việt Nam đã làm gì để bảo vệ ngư dân trước mối họa Trung Quốc?

RFA PHOTO

Tàu đánh cá vừa đánh bắt về cặp bến Cảng cá Kỳ Hà – Quảng Nam hôm 05/07/2011.

Khánh An: Khánh An chào đón quý vị và các bạn đến với chương trình Café Wifi.

Thưa quý vị, kỳ trước, chúng ta đã theo dõi các vị khách mời là ông André Menras Hồ Cương Quyết, một người Pháp có quốc tịch Việt Nam, Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm ở Nha Trang và Bảo Lộc từ Sài Gòn tiết lộ về mối lo sợ lớn nhất của ngư dân đánh bắt cá ở ngư trường Hoàng Sa, đó là mối lo sợ về nhân tai, cụ thể là gặp Trung Quốc. Đã có rất nhiều người mất tàu, bị phá sản, thậm chí mất mạng vì mối họa này. Continue reading

January 5, 2012 Posted by | Trung Cộng và ngư dân Việt Nam | Leave a comment

Hải quân Việt Nam đã học được những gì?

Trân Văn, phóng viên FRA
2009-12-17

Tuần trước, Trung Quốc đã đuổi bắt ba tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, khi họ đang đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sau đó, phía Trung Quốc đã tịch thu toàn bộ ngư cụ và hai con tàu, rồi dồn 43 ngư dân lên con tàu thứ ba, đuổi ra biển…

Photo: RFA

Bản đồ lãnh hải Việt Nam

Tuần này, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm, yêu cầu Trung Quốc trả lại hai tàu đánh cá, toàn bộ ngư cụ, cũng như tài sản cá nhân mà phía Trung Quốc đã cưỡng đoạt của ngư dân Việt Nam. Đồng thời đòi Trung Quốc chấm dứt ngay hành động bắt giữ ngư dân Việt Nam trên biển Đông.

Đây chỉ là một sự kiện trong chuỗi sự kiện liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Chuỗi sự kiện đó còn có gì khác đáng quan tâm? Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường trình…

Không có gì quý hơn tình hữu nghị

Bà Nguyễn Phương Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng xác định, việc Trung Quốc săn đuổi, bắt giữ tàu đánh cá, cưỡng đoạt ngư cụ, tài sản của ngư dân Việt Nam, khi họ đang hành nghề trên biển Đông hồi tuần trước là hành động sai trái, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngược với tinh thần hữu nghị, gây phương hại đến cuộc sống và tài sản của ngư dân Việt Nam.

Hình như đây là lần đầu tiên, chính quyền Việt Nam chính thức bày tỏ “sự quan ngại trước việc Trung Quốc nhiều lần bắt giữ tàu và người đánh cá Việt Nam đang hoạt động một cách bình thường trên vùng đảo và vùng biển thuộc hải phận Việt Nam”.

Trước đây, dẫu cho chuyện Trung Quốc bắt giữ, cưỡng đoạt ngư cụ, tài sản cá nhân, tịch thu tàu, đánh đập, thậm chí giam giữ ngư dân, buộc thân nhân họ nộp tiền chuộc,… xảy ra thường xuyên, song chính quyền Việt Nam phản ứng khá nhẹ nhàng, ôn hoà, đôi lúc còn khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

Chẳng hạn, theo báo điện tử VietNamNet, chỉ trong sáu tháng đầu năm nay, riêng huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã có sáu tàu đánh cá bị phía Trung Quốc bắt giữ cả tàu lẫn người. Khoan tính các yếu tố như thiện chí, sự tôn trọng, cũng như khoan tính tổng thiệt hại về tài sản mà Trung Quốc đã gây ra cho ngư dân Việt Nam, chỉ riêng số tiền mà phía Trung Quốc đòi gia đình của các ngư dân phải nộp để chuộc những thân nhân bị Trung Quốc tạm giam, thì khoản này đã vượt quá một tỷ đồng.

Hình như đây là lần đầu tiên, chính quyền Việt Nam chính thức bày tỏ “sự quan ngại trước việc Trung Quốc nhiều lần bắt giữ tàu và người đánh cá Việt Nam đang hoạt động một cách bình thường trên vùng đảo và vùng biển thuộc hải phận Việt Nam”.

Tuy điều đó đã đẩy nhiều gia đình đến chỗ sạt nghiệp song trong bối cảnh như thế, hồi giữa tháng 9, trả lời Đài phát thanh Quốc tế của Trung Quốc, ông Đoàn Xuân Hưng, Thứ trưởng Ngoại giao của Việt Nam vẫn tuyên bố, quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử quan hệ Việt Trung!

Cuối tháng 9, dư luận lại tiếp tục xôn xao trước sự kiện 17 chiếc tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi bị lực lượng vũ trang Trung Quốc ngăn cản, không cho tạt vào quần đảo Hoàng Sa tránh bão số 9, rồi sau khi được tạm trú, họ bị lực lượng vũ trang của Trung Quốc đánh đập, tài sản phần thì bị hủy hoại, phần khác bị cướp,… Và vài ngày sau, nhân dịp 60 năm Quốc khách Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, người ta thấy lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam gửi “Điện mừng” lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ Trung Quốc.

Điện mừng có đoạn viết thế này: Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam hết sức quý trọng và luôn luôn mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị với Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc anh em, sẽ làm hết sức mình cùng với phía Trung Quốc không ngừng vun đắp cho nhân dân hai nước Việt – Trung đời đời hữu nghị với nhau, đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển vì sự phồn vinh của mỗi nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước cũng như vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Cần Trung Quốc “tạo điều kiện” để “thực thi nhiệm vụ”?

Mới đây, hôm 4 tháng 12, tờ Quân đội nhân dân Việt Nam loan báo, từ sáng 2 tháng 12 đến trưa ngày 3 tháng 12, hai chiến hạm mang số hiệu 755 và 756 của Hải quân Trung Quốc đã cùng hai chiến hạm mang số hiệu 261 và 263 của Việt Nam, tuần tra 500 hải lý trên biển Đông.

Tờ Quân đội nhân dân đã dẫn nguyên văn ý kiến của một đại uý tên Hoàng Văn Minh, hạm trưởng chiến hạm 623, thuộc Hải quân Việt Nam, kể về đợt tuần tra chung: Trong đợt tuần tra chung này, phía Hải quân Trung Quốc đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để Hải quân Việt Nam thực thi nhiệm vụ.

Tờ báo này còn dẫn thêm một nhận xét khác của đại uý Minh: Đây cũng là dịp để hai bên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, góp phần giữ vững bình yên trên tuyến biển, tạo điều kiện cho ngư dân hai nước làm ăn hợp pháp cũng như giải quyết kịp thời, giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gặp bão lũ hoặc gặp sự cố trên biển.

chỉ riêng số tiền mà phía Trung Quốc đòi gia đình của các ngư dân phải nộp để chuộc những thân nhân bị Trung Quốc tạm giam, thì khoản này đã vượt quá một tỷ đồng.

Sau đợt tuần tra vừa kể, hai chiến hạm của hải quân Trung Quốc đã ghé cảng Hải Phòng để “thăm và làm việc với bộ đội Hải quân Việt Nam”. Tờ Quân đội nhân dân cho biết, đại diện hai chiến hạm của Hải quân Trung Quốc còn đi “chào xã giao UBND thành phố Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Bộ Tư lệnh Hải quân, thi đấu các môn thể thao, giao lưu văn nghệ…”

Sau khi tường thuật về sự kiện Hải quân Trung Quốc phối hợp với Hải quân Việt Nam cùng tuần tra trên biển Đông và ghé thăm Hải Phòng, tờ Quân đội nhân dân – cơ quan ngôn luận của Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam nhận xét: Tuy chỉ là đợt giao lưu học hỏi kinh nghiệm nhưng đã để lại nhiều tình cảm lưu luyến giữa lực lượng hải quân hai nước trong việc hợp tác tuần tra chung trên biển, giữ vững sự bình yên trên tuyến biển đảo hai nước.

Không bảo vệ đồng bào vì “tình cảm lưu luyến”?

Theo tờ Quân đội nhân dân, đoàn hải quân Trung Quốc lên tàu về nước vào ngày 7 tháng 12.

Ngay tối hôm đó, tàu Ngư chính của Trung Quốc bắt đầu một đợt rượt bắt tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam trên biển Đông. Đợt rượt bắt này kéo dài từ tối ngày 7 sang ngày 8 tháng 12. Ba tàu đánh cá và 43 ngư dân Việt Nam đã bị bắt giữ ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của xứ sở mình.

Đây là một đoạn trong cuộc đối thoại giữa phóng viên Việt Hà của Đài Á Châu Tự do với ông Dương Lúc, thuyền trưởng tàu đánh cá mang số hiệu QNg 96024 TS – con tàu đầu tiên bị bắt trong đợt săn đuổi mới nhất, diễn ra vào tối 7 tháng 12, sau khi đoàn hải quân Trung Quốc đã lên tàu về nước của họ:

Việt Hà: Hôm bị bắt anh có nhìn thấy tàu hải quân Việt Nam không?

Ông Dương Lúa: Không! Không!

Việt Hà: Lúc chạy anh có điện về không?

Ông Dương Lúa: Không! Chạy thì mình lo xếp đồ mình cất hết rồi. Mình sợ người ta lấy đồ…

Việt Hà: Từ ngày anh đánh cá trên biển đến giờ, có bao giờ anh nhìn thấy tàu kiểm ngư Việt Nam, tàu hải quân Việt Nam hoặc là bất kỳ gì khác đi kiểm tra, bảo vệ cho ngư dân Việt Nam chưa ạ?

Ông Dương Lúa: Chưa!

Với thực tế như nhiều người đã biết, cần phải có thêm bao nhiêu cuộc tuần tra chung thì Hải quân Trung Quốc mới “tạo mọi điều kiện tốt nhất để Hải quân Việt Nam thực thi nhiệm vụ” của họ thường xuyên trên biển Đông, như đại uý Hoàng Văn Minh kể với tờ Quân đội nhân dân?

Và có phải “tình cảm lưu luyến” từ những cuộc “giao lưu học hỏi kinh nghiệm” như đợt tuần tra chung mà tờ Quân đội nhân dân mô tả, nên Hải quân Việt Nam chưa thể “giữ vững sự bình yên trên tuyến biển đảo hai nước”?

December 18, 2009 Posted by | Quan hệ Trung Cộng và Việt Cộng, Trung Cộng và Biển Đông, Trung Cộng và ngư dân Việt Nam | Leave a comment

Việt Nam phản đối Trung Quốc bắt giữ tàu đánh cá

RFA 14.12.2009

Hội Nghề Cá Việt Nam cho biết trong vòng tuần này sẽ chính thức phản đối Trung Quốc, về việc bắt giữ ba tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng biển quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN.

Vụ việc xảy ra vào ngày 7 và 8/12 vừa qua, TQ tịch thu hai tàu, thả một tàu cùng 43 ngư dân, những người này đã về Quảng Ngãi an toàn chiều tối 11/12.

Báo Tuổi Trẻ điện tử trích lời ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề Cá VN tuyên bố hôm thứ Hai rằng, không ai có quyền bắt giữ tàu thuyền và ngư dân Việt Nam vô cớ. Ông Thắng thêm rằng, sẽ đề nghị chính phủ yêu cầu TQ chấm dứt những hành động tương tự, đồng thời phải đền bù thiệt hại cho ngư dân.

Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã bắt giữ 17 tàu cá và 210 ngư dân Quảng Ngãi khi họ đánh bắt thủy sản trên vùng biển Hòang Sa, hoặc trú bão trong vùng. Đến nay TQ vẫn còn giữ bốn tàu cùng trang bị và tài sản  của ngư dân VN, trị giá khoảng 8 tỷ đồng.

December 15, 2009 Posted by | Trung Cộng và ngư dân Việt Nam | Leave a comment

Trang bị vũ khí cho các tàu đánh cá?

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
2009-10-22

Sự kiện TQ ngang nhiên kiểm soát Biển Đông, xâm phạm chủ quyền Việt Nam bắt giữ tàu cá trấn lột ngư dân, khiến một số giới chức Việt Nam nghĩ tới việc trang bị những tàu ngư chính có vũ trang, để bảo vệ ngư dân họat động.

Photo: RFA

Tàu đánh cá Việt Nam nay thường họat động theo đòan hầu hỗ trợ cho nhau

Những năm 1980 trở về trước các tàu đánh bắt thủy sản, đặc biệt là đánh bắt xa bờ được tập trung trong các đơn vị quốc doanh hoặc hợp tác xã.

Thời gian ấy, các đội tàu đều có vũ khí để tự vệ, qua phim thời sự người xem thấy được ngư dân thuyền viên đeo súng AK, còn ở mũi tàu thường có một khẩu đại liên hoặc trung liên.

Thời trước những tàu cá có vũ khí tự vệ, hoặc được tàu vũ trang bảo vệ nên không xảy ra cảnh ngư dân bị ức hiếp trên biển, hải tặc không dám mon men.

Ở ngoài biển phần ai nấy biết chớ mô có ai bảo vệ. Chỉ có bão tố thì biên phòng gọi điện bảo mình sập đáy vô bờ, ngoài đó mần chi mà có ai bảo vệ.

Một ngư dân VN

Ngày nay Việt Nam theo kinh tế thị trường, các tàu cá phần lớn là sở hữu tư nhân,  ngư dân làm ăn riêng lẻ phân tán, họ lao động trên vùng biển xa hầu như không được bảo vệ, ngoài việc duy trì liên lạc qua máy truyền tin với đơn vị biên phòng nơi tàu xuất bến. Những con tàu đánh bắt xa bờ đi tới tận vùng biển của Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Tình trạng tự mình lo thân được ngư dân đi biển mô tả:

“Ở ngoài biển phần ai nấy biết chớ mô có ai bảo vệ. Chỉ có bão tố thì biên phòng gọi điện bảo mình sập đáy vô bờ, ngoài đó mần chi mà có ai bảo vệ.”

Trong thời gian vừa qua ở những vùng biển tranh chấp, tàu vũ trang của TQ thường xuyên xuất hiện trấn lột tàu cá và ngư dân Việt Nam, thậm chí có nhiều trường hợp ngư dân và con tàu bị phía TQ bắt giữ đòi tiền chuộc.

Tàu ngư chính có vũ trang

Gần đây, ông Chu Tiến Vĩnh, Cục Trưởng Cục Khai Thác và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản thuộc Bộ NN-PTNT kiến nghị thành lập đội tàu ngư chính bán quân sự có vũ khí tự vệ. Đội tàu này sẽ bảo vệ quyền lợi đánh bắt thủy sản của ngư dân Việt Nam, vừa ngăn chặn tàu nước khác họat động khai thác trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cục Trưởng Chu Tiến Vĩnh nhìn nhận là sự bảo vệ ngư dân trên biển rất yếu kém,  hoặc nói như báo chí là ngư dân phải tự bảo vệ mình.  Theo lời ông Vĩnh, trước năm 2006 khi lực lượng thanh tra  khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa bị giải thể, thì còn các tàu kiểm ngư đi tuần tra trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên ông Vĩnh thừa nhận là Bộ NN-PTNT không có các tàu lớn, đủ mã lực để hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ.

Cục Khai Thác và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản qua các kênh truyền thông khuyến cáo ngư dân không xâm phạm vùng biển lãnh hải các quốc gia khác. Theo lời Cục trưởng Chu Tiến Vĩnh, Hoàng Sa là của Việt Nam, nhưng trong tình hình hiện nay, khi hoạt động trong vùng này, các tàu cá nên tập họp  thành đội 5 tới 7 tàu để thuận tiện việc hỗ trợ.

Trên thực tế  khu vực quần đảo Hoàng Sa đã trở thành vùng biển cấm đối với ngư dân Việt Nam, như lời một vị chủ tàu từng bị trấn lột khi vào 1 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa để tránh bão số 9  hồi cuối tháng 9 đầu tháng 10:

“Nói chung thì nghe là của Việt Nam, nhưng Việt Nam gì mà đi ra nó bắt miết. Việt Nam đi ra đó né đi ban đêm ban ngày không dám đi. Đi  ngang đó sợ nó bắt anh ơi.”

Từ trước các tàu đều có vũ khí để tự vệ và bây giờ việc này còn được tăng cường hơn.

Ô. Nguyễn Tử Cương

Quan điểm của Hội Nghề Cá?

Một giới chức trung ương Hội Nghề Cá, ông Nguyễn Tử Cương ủng hộ đề nghị vũ trang cho ngư dân để họ tự bảo vệ. Ông cho biết đang có thí điểm tổ chức các tàu đánh bắt thủy sản theo hình thức cộng đồng quản lý để kiểm soát đánh bắt hợp pháp. Tuy nhiên mô hình này có thể thuận tiện cho việc trang bị vũ khí để tự bảo vệ. Ông nói:

“Các tàu tập hợp theo đơn vị hành chính từ đó ngừơi ta xây dựng thành một tổ chức, bây giờ chúng tôi gọi là tổ chức đồng quản lý. Chúng tôi đã chuẩn bị từ nhiều năm rồi về 1 chiến dịch bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ, một trong những biện pháp hiệu quả là giao vùng biển cho một cộng đồng ngư dân.

Mô hình này đạt nhiều nội dung, trong đó có giúp nhau phòng chống thiên tai, thêm nữa là cùng nhau phối hợp với lực lượng an ninh của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền của đất nước trên biển. Từ trước các tàu đều có vũ khí để tự vệ và bây giờ việc này còn được tăng cường hơn.”

Trên nguyên tắc Cảnh Sát Biển và Hải Quân là hai lực lượng vũ trang chịu trách nhiệm bảo vệ vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Nhưng cho tới nay thông tin chưa ghi nhận một trường hợp nào, tàu chiến Việt Nam can thiệp cứu giúp ngư dân.

Những người am hiểu thời cuộc cho rằng, ý kiến trang bị tàu ngư chính bán quân sự có vũ khí tự vệ là đề nghị hợp thời. Nguồn chi phí lớn có thể vượt qua, nhưng chính phủ Việt Nam luôn thể hiện thái độ hòa dịu  với láng giềng Trung Quốc, quyết tâm chính trị về vấn đề này thực sự là một ẩn số.

October 23, 2009 Posted by | Trung Cộng và ngư dân Việt Nam | Leave a comment

Sự im lặng khó hiểu của Ngụy quyền Cộng Sản Hà Nội

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2009-10-15

Sau vụ Trung Quốc bắt tàu đánh cá Việt Nam đòi tiền chuộc, vụ mới nhất xảy ra vào đêm 26 tháng 9 khi lính hải quân nước này tiếp tục trấn lột các nạn nhân là ngư dân Việt Nam khi những ngư dân này cho thuyền của họ vào tránh bão tại đảo Hữu Châu thuộc chủ quyền Việt Nam nay đang nằm trong tay Trung Quốc.

Courtesy Vietnamese Photographic Society

Có một thời kỳ ngư dân không dám ra khơi sợ bị hải quân TQ bắt (ảnh minh họa)

Vấn đề trấn lột tàu đánh cá Việt Nam từng gây nhiều tranh cãi trong nước nay lại được đặt ra chính thức trên báo chí Việt Nam, vốn chưa bao giờ được phép công khai vấn đề đuợc xem là nhạy cảm này. Mặc Lâm có bài viết sau đây mời quy vị theo dõi

Ngày 9 tháng 10 vừa qua trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị tác giả Doãn Khởi đã đi một bài viết chi tiết kể lại chuyện 200 ngư dân của huyện đảo Lý Sơn và Bình Châu bị lính Trung Quốc cướp của và đánh người trong khi họ đang cho tàu vào tránh bão tại đảo Hữu Châu, còn được người Việt quen gọi là cảng Cần Cẩu vì nơi đây có rất nhiều cần câu của Trung Quốc. Đảo này nằm trong nhóm đảo Hoàng Sa nay đã bị Trung Quốc chiếm đóng và đặt căn cứ hải quân.

Có chăng 1 sự kỳ thị khi chỉ ước hiếp người Việt

Sau bài báo của Sài Gòn Tiếp Thị được đăng hai ngày rồi lấy xuống hôm mùng 10 tháng 10, ngày 14 tháng 10 mạng VietnamNet đi tiếp một bài khác cũng thuật lại những việc xảy ra với các nhân chứng sống khác, trong đó có ông Nguyễn Văn Bay, là người trở về cùng 10 thuyền viên trên tàu QNg-5012.  Ông Bay kể lại với phóng viên Việt Hà của Đài Á Châu tự Do chúng tôi những việc mà ông và các thuyền viên trên tàu gặp phải.

Tất cả ghe của mình neo ngoài khơi, nhìn từng đoàn tàu của Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản chậm rãi vô tránh bão mà lòng ông xốn xang không thể tả. Sự chờ đợi không thể kéo dài vì bão mỗi ngày một đến gần hơn. Đến chiều thì sóng gió ngày một dữ dằn, gió lớn thổi mạnh, ông Lưu quyết định đánh liều

Ông Nguyễn Phụng Lưu

Ông Nguyễn Văn Bay : Sau khi mà bão đã tan rồi đó là nó đi kiểm tra thì chúng tôi lạy. Tất cả những cái mà mình sử dụng trên biển được giữ gìn sạch sẽ thì sau này đến ngày 12 âm (lịch) thì mới vác ra, vác ra thì đúng ra là bị vô nước bộn đó anh. Thực tế ra thì mình đã được nó phóng thích rồi nhưng mà nó lấy tất cả đồ đạc hết. Nhưng mà bữa nay về tới được quê hương rồi đó anh.

Các nhân chứng kể lại rằng khi thấy ghe Việt Nam đến, lính trên đảo nổ súng cảnh cáo khiến một số ghe đi đầu lập tức vòng ra xa để tránh đạn. Nhiều chủ ghe đã gọi về đồn biên phòng tỉnh Quảng Ngãi nhờ can thiệp để cho ghe của họ được vào cảng trú bão. Biên phòng nhận lời và dặn thêm là đừng lo chuyện đồ đạc tư trang, vì vào núp bão sẽ không ai lấy gì. Sau những lời động viên này nhiều chiếc ghe mỏng manh đã quay mũi trở lại đảo Cần Cẩu với hy vọng lính Trung Quốc sẽ động lòng cho họ vào trú bão.

Thực tế diễn ra không đúng lòng kỳ vọng của họ, lính Trung Quốc tiếp tục bắn ra và những chiếc ghe khốn khổ này lại cuống cuồng bỏ chạy.

Ông Nguyễn Phụng Lưu một nạn nhân trong vụ này ngậm ngùi kể lại : Tất cả ghe của mình neo ngoài khơi, nhìn từng đoàn tàu của Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản chậm rãi vô tránh bão mà lòng ông xốn xang không thể tả. Sự chờ đợi không thể kéo dài vì bão mỗi ngày một đến gần hơn. Đến chiều thì sóng gió ngày một dữ dằn, gió lớn thổi mạnh, ông Lưu quyết định đánh liều kêu gọi mọi người đồng loạt chạy vào đảo mặc kệ lính Trung Quốc có bắn thẳng vào họ. Cái chết trước mắt vì sóng gió khiến những ngư dân tội nghiệp không còn chọn lựa nào khác, họ chạy thẳng vào đảo với hy vọng mỏng manh là lính Trung Quốc sẽ tha cho họ.

Hải quân Trung Quốc chỉ là bọn thảo khấu?

Sau ba ngày ba đêm nằm an toàn trong cảng, không bị ai kiểm tra, những ngư dân này mừng thầm cho là tai qua nạn khỏi nhưng khi đoàn tàu tránh nạn nhổ neo chuẩn bị rời cảng thì bất ngờ một tàu chiến Trung Quốc mang số hiệu 1312 đứng chắn ngang đường. Đồng thời một nhóm người lạ mặt mặc sắc phục hải quân Trung Quốc với súng ống trên tay cùng búa tạ, rìu, xà beng…nhảy sang các tàu của bà con ngư dân để kiểm tra giấy tờ và lục soát.

Chúng vừa đập phá vật dụng trên tàu vừa đánh người, vừa tra khảo như một bọn cướp biển mà người ta thường thấy trên phim ảnh. Hết chiếc này đến chiếc khác, ngư dân trên mười bảy chiếc ghe phần đông bị đánh, có người bị đánh đến ngất xỉu, máy móc, thức ăn bị cướp, thùng phuy chứa nước ngọt của họ bị búa băm thủng, thúng nghề neo theo thuyền bị chặt thủng đít.

Họ lục soát để kiếm cái gì thì không ai biết, chỉ biết rằng đám người hùng hổ này bắt đầu một cuộc phá hoại không thương tiếc. Chúng vừa đập phá vật dụng trên tàu vừa đánh người, vừa tra khảo như một bọn cướp biển mà người ta thường thấy trên phim ảnh. Hết chiếc này đến chiếc khác, ngư dân trên mười bảy chiếc ghe phần đông bị đánh, có người bị đánh đến ngất xỉu, máy móc, thức ăn bị cướp, thùng phuy chứa nước ngọt của họ bị búa băm thủng, thúng nghề neo theo thuyền bị chặt thủng đít. Cứ thế mọi người quỳ gối trứơc bọn chúng không hết bàng hoàng.

Tài sản của những ngư dân nghèo khổ này không đáng là bao nên chừng như chưa hài lòng, nhóm người Trung Quốc đã thẳng tay tra khảo em Hợp và em Tâm là con của những ngư dân trên tàu để mong lấy được những vật liệu đi biển khác mà những kẻ trấn lột đang tìm kiếm.

Bức tranh toàn cảnh đã cho thấy sự vô nhân của những kẻ mạnh.

Có vũ khí trên tay nên những kẻ này không cảm thấy luật pháp quốc tế đang nhìn vào chúng. Hành động từ chối nạn nhân vào lãnh thổ mình tránh bão đã đủ để toà án quốc tế kết án huống chi vừa bắn đuổi vừa cướp giật thì chỉ có thể giải thích rằng đây là một bọn thảo khấu chứ không phải là quân đội của một nước lớn và đang phát triển như Trung Quốc.

Có vũ khí trên tay nên những kẻ này không cảm thấy luật pháp quốc tế đang nhìn vào chúng. Hành động từ chối nạn nhân vào lãnh thổ mình tránh bão đã đủ để toà án quốc tế kết án huống chi vừa bắn đuổi vừa cướp giật thì chỉ có thể giải thích rằng đây là một bọn thảo khấu chứ không phải là quân đội của một nước lớn và đang phát triển như Trung Quốc.

Phải chịu đựng đến bao giờ

Luật sư Nguyễn Hồng Hải, chủ tịch luật sư đoàn Hà Nội cho biết ý kiến của ông như sau:

LS Nguyễn Hồng Hải : Lần này không hề là lần đầu tiên nữa mà đã một số lần rồi mà bên phía Trung Quốc họ bắt các tàu đánh cá Việt Nam và thậm chí họ bắt để đòi tiền chuộc, v.v. Trong trường hợp như là những ngư dân Việt Nam đánh cá thì trong mọi trường hợp theo như là các công ước quốc tế bây giờ khi mà dạt vào thì quốc gia đó phải tạo điều kiện thuận lợi cho người ta và giúp đỡ người ta, bất kỳ đấy mà không những theo quy định của luật pháp quốc tế mà nó còn mang tính nhân đạo. Việc này rõ ràng là nếu như phía Trung Quốc có những hành vi như thế rõ ràng là đã không tuân thủ theo các quy định của pháp luật quốc tế và đồng thời đi ngược lại cái chủ nghĩa nhân đạo, và người đang theo đuổi nó là hoàn toàn có thể có quyền yêu cầu các tổ chức hoặc là các cơ quan có thẩm quyền của phía Việt Nam, của phía Trung Quốc, hoặc là của Liên Hiệp Quốc để mà can thiệp chuyện này ạ.

Việt Nam chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ đưa các vụ như vừa nêu ra trước Toà Án Quôc Tế. Dư luận chỉ theo dõi và lên án một cách thụ động còn nhà nước thì chưa có một chính sách hữu hiệu nào để đối phó.

Việt Nam chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ đưa các vụ như vừa nêu ra trước Toà Án Quôc Tế. Dư luận chỉ theo dõi và lên án một cách thụ động còn nhà nước thì chưa có một chính sách hữu hiệu nào để đối phó. Trong vài ngày nữa, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ công du Bắc Kinh và có dư luận đặt câu hỏi rằng nếu ông Dũng mạnh mẽ bãi bỏ cuộc công du này để nói lên lòng phẫn nộ của cả dân tộc thì liệu Trung Quốc sẽ nhìn lại chính sách của họ trong vấn đề này như thế nào?

Các nhà quan sát chính trị cho rằng câu hỏi này xem ra quá khó cho một chính sách đã được soạn thảo trong nhiều năm qua. Thế nhưng nếu nhìn ra toàn cầu thì có nước nào chịu lệ thuộc nước lớn một cách khó hiều như vậy ngoại trừ Việt Nam?  Đây cũng là một câu hỏi không dễ trả lời đối với giới lãnh đạo tại Việt Nam  hiện nay.

October 16, 2009 Posted by | Trung Cộng và ngư dân Việt Nam | Leave a comment

Hình ảnh, xem để biết thế nào là Quốc Nhục

Trích NguoiViet Boston


Dưới đây là hình ảnh các ghe đánh cá của ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung Cộng bắt giữ mặc dù họ đang đánh cá trong vùng biển Việt Nam.

Mạch sống của một gia đình ngư phủ Việt Nam không có gì khác hơn là con tôm, con cá. Họ phải đi ra biển như cha ông họ đã từng ra khơi. Không có biển họ sẽ chết dần mòn trong nghèo khó, đói khát. Chén cơm manh áo, sách vở học hành của con cái họ cũng từ ở đó.

Kết quả, tháng 6 vừa qua, Trung Quốc bắt 37 ngư dân Việt Nam và tịch thu toàn bộ số tàu bè vì đã “vi phạm lệnh cấm bắt cá”.

Ngoại trừ những phản ứng lấy lệ, nhà cầm quyền Việt Nam không có một biện pháp nào khác để bảo vệ người dân. Nhưng dù muốn có biện pháp, với một chế độ độc tài không được lòng dân, một khả năng quân sự yếu kém, một hệ thống lãnh đạo tham nhủng, bất tài, thối nát, chỉ biết bám vào quyền lực như hiện nay, Việt Nam cũng chẳng có gì để làm Trung Quốc lo ngai.

Dù các tin tức Việt Nam mua sắm thêm vài chiếc tàu ngầm, dăm khu trục hạm cũ của Nga là đúng sự thật, thì so với các hàng không mẫu hạm của hải quân Trung Cộng, chúng cũng chỉ là những “tầm vông vót nhọn” nếu chiến tranh sẽ phải diễn ra lần nữa. Ba mươi bốn năm trên con đường mòn Xã Hội Chủ Nghĩa, nhân loại vốn đã bỏ xa một “Việt Nam chiến tranh” hàng thế kỷ, lại bỏ xa một “Việt Nam hòa bình” vài thế kỷ nữa.

Ngư dân Việt Nam còn không có quyền đi biển, thì bao giờ dân tộc Việt Nam mới vươn ra biển lớn?

Đất nước bốn ngàn năm, đã trải qua hàng trăm cơn hoạn nạn nhưng chưa bao giờ chịu nhục như thời đại hôm nay.

NguoiVietBoston

July 5, 2009 Posted by | Bài báo hay, Trung Cộng và ngư dân Việt Nam | Leave a comment