Phi Vũ 3

Thương nhớ lắm quê hương vời vợi

Saigon ơi vĩnh biệt

April 29, 2010 Posted by | Uncategorized | 1 Comment

Người di tản buồn

Người di tản buồn

April 29, 2010 Posted by | Uncategorized | 1 Comment

BA MƯƠI LĂM NĂM QUỐC HẬN (4/1975 – 4/2010)

Trích Con Ong Việt

Mường Giang

Lãnh thổ VNCH được chia thành bốn vùng chiến thuật và một biệt khu thủ đô. Tính tới ngày ký hiệp định ngưng bắn tháng 2-1973 tại Paris, QLVNCH có 220.000 Chủ-Lực quân gồm mười một sư đoàn Bộ Binh, mang số 1,2,3,5,7,9,18,21,22 và 25. Ngoài ra còn có hai sư đoàn Tổng Trừ Bị là SD.Nhảy Dù và SD.Thuỷ Quân Lục Chiến, mười lăm liên đoàn Biệt Ðộng Quân (quân số mỗi liên đoàn tương đương với một trung đoàn Bộ Binh, gồm 3 tiểu đoàn và một đại đội trinh sát) và liên đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù thuộc binh chủng Lực Lượng Ðặc Biệt.

+ CÁC QUÂN BINH CHỦNG YỂM TRỢ :

– PHÁO BINH : Gồm 66 tiểu đoàn và 164 trung đội pháo biệt lập, với 1.492 khẩu pháo đủ loại (105-155-175 ly) và bảy tiểu đoàn pháo binh phòng không.

-THIÊT GIÁP : Gồm 22 thiết đoàn và 51 chi đoàn thiết giáp biệt lập, sử dụng 2074 xe bọc sắt đủ loại như M113,114 thiết vận xa và chiến xa M41, 48.

-KHÔNG QUÂN : Có 6 sư đoàn chiến thuật với quân số cơ hữu trên 41.000 người, được phân phối như sau : Sư Ðoàn 1 Không Quân ở Ðà Nẳng, SD 2- Không Quân ở Nha Trang, Sư Ðoàn 3 Không Quân ở Biên Hòa, Sư Ðoàn 4 Không Quân tại Cần Thơ, Sư Ðoàn 5 Không Quân ở Sài Gòn và Sư Ðoàn 6 Không Quân-Pleiku. Không Quân có 66 Phi Ðoàn gồm 22 Phi Ðoàn Chiến Ðấu với 510 phi cơ đủ loại, trong số này có 30 chiếc phản lực cơ tối tân F.5E. Ngoài ra còn 25 Phi Ðoàn Trực Thăng Võ Trang với 900 chiếc, năm Phi Ðoàn Vận Tải với 80 phi cơ từ C47,Dakota,C123,C130 và mười bốn phi đoàn Trinh Sát với 360 trinh sát cơ.

Binh chủng Không Quân có Trung Tâm Huấn Luyện Sĩ Quan Không Quân tại Nha Trang rất nổi tiếng. Sau ngày 30-4-1975, chỉ có 172 phi cơ đủ loại của KQ.VNCH bay sang đươc Thái Lan và một số ít trực thăng, bay ra các chiến hạm Mỹ tại Biển Ðông.

– HẢI QUÂN : Tính đến năm 1975 quân số lên tới 39.000 người, gồm 1611 tàu thuyền đủ loại, được phân thành 5 vùng Duyên Hải, hai vùng Sông Ngòi và một hạm đội Tuần Duyên có 83 chiến hạm đủ loại.

Hải quân có bốn Lực Lượng Ðặc Nhiệm thuộc Hành Quân Lưu Ðộng Sông : Lực Lượng 211 Thủy Bộ, Lực Lượng 212 Tuần Thám, Lực lượng 214 Trung Ương và Lực Lượng 99 Ðặc Nhiệm.

Ngoài ra còn có Lực Lượng 213 Duyên Phòng, Liên Ðoàn Tuần Giang, 28 Duyên Ðoàn, 20 Giang Ðoàn Xung Phong, 3 Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân, trong đó Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang dành cho các Sĩ Quan Hải Quân

– CƠ CẤU TIẾP VẬN : Gồm năm Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận tại các Quân Khu, riêng Vùng II có 2 cơ cấu tiếp vận, BCH2 đóng tại Qui Nhơn và BCH5 đóng tại Nha Trang, sau đó dời về bán đảo Cam Ranh khi Mỹ rút về nước.

Tổng Cục Tiếp Vận đóng tại Sài Gòn, gồm các cơ cấu như Cục Quân Y, Quân Vận, Quân Cụ, Truyền Tin, Quân Bưu và Công binh. Tất cả có nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp cho các quân binh chủng cũng như các Tiểu Khu, Quân Trường.

Ngoài các lực lượng chính quy trên, còn có thêm 140.000 Ðịa Phương Quân, được tổ chức thành 367 Tiểu Ðoàn và 85 Ðại Ðội Biệt Lập. Tất cả các đơn vi Ðịa Phương Quân được đặt dưới quyền sử dụng của Tiểu Khu Trưởng, Chi Khu Trưởng.

Từ sau Tết Mậu Thân 1968, nhiều quân nhân Bộ Binh cũng như các đơn vị tổng trừ bị, được thuyên chuyển vì lý do gia cảnh về nguyên quan. Do đó, nhiều Tiểu Ðoàn Ðịa Phương Quân tại Quảng Nam, Bình Thuận,Bình Tuy, Long Khánh, Hậu Nghĩa,Chương Thiện, Long An.. đã chiến đấu kiêu dũng, hào hùng không thua kém bất cứ một đơn vị nào của QLVNCH.

+ CÁC QUÂN TRƯỜNG VÀ ÐẠI ÐƠN VỊ NỔI TIẾNG CỦA QLVNCH :

– SƯ ÐOÀN NHẢY DÙ : Là một trong những đại đơn vị hàng đầu và kiêu hùng của QLVNCH. Binh chủng Nhảy Dù rất có kỷ luật, kỷ cương nên được sự mến mộ của đồng bào Miền Nam trong suốt cuộc chiến. Ðơn vị này chính thức được thành lập ngày 29-9-1954, khi Pháp giao lại cho Quân Ðội VNCH Chiến Ðoàn 3 Nhảy Dù (6A-P3), gồm các Tiểu Ðoàn 1, 3,4,5,6,7 do Thiếu Tá Ðổ Cao Trí làm Chỉ Huy Trưởng.

Ngay khi trở thành đơn vị chiến đấu nòng cốt của VNCH, Nhảy Dù đã nhập cuộc đánh tan lực lượng phản loạn của Bình Xuyên tại Sài Gòn-Chợ Lớn, cuối cùng tiêu diệt chúng tại sào huyệt ở tận Rừng Sát (Phước Tuy). Ngày 26-10-1959, Nhảy Dù được nâng từ Liên Ðoàn lên Lữ Ðoàn và do Trung Tá Nguyễn Chánh Thi làm Lữ Ðoàn Trưởng.

Do nhu cầu cuộc chiến càng lúc càng sôi động và leo thang, kể từ ngày 1-2-1965, lần nữa Nhảy Dù lại được nâng lên cấp Sư Ðoàn với đầy đủ các cơ cấu trực thuộc, từ đơn vị tác chiến tới yểm trợ. Sư Ðoàn có ba Lữ Ðoàn tác chiến, ba Tiểu Ðoàn Pháo Binh Dù, Một Tiểu Ðoàn Công Binh, Một Tiểu Ðoàn Quân Y, Các Ðại Ðội Trinh Sát, Ðiện Tử, Kỹ Thuật. Từ năm 1965 tới 1972, Trung Tướng Dư Quốc Ðống là Tư Lệnh Nhảy Dù. 1972 tới cuối tháng 4-1975, Tư lệnh Nhảy Dù là Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng.

Vào những ngày tháng 4-1975, Sư Ðoàn Dù thành lập thêm Lữ Ðoàn 4 Nhảy Dù, do Trung Tá Lê Minh Ngọc làm Lữ Ðoàn Trưởng. Chính Ðơn Vị này, đã cùng với Chiến Ðoàn 3, Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, đánh những trận cuối cùng tại vùng ven đô và ngay trong thành phố Sài Gòn, giống như các chiến sĩ của SD18BB tại Xuân Lộc do Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo chỉ huy, làm vỡ mật quân xâm lăng Bắc Việt trước khi Miền Nam bị sụp đổ.

– SƯ ÐOÀN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN : Từ ngày thành lập cho tới khi rã ngủ, binh chủng TQLC đã cùng với Nhảy Dù, Biệt Cách và Biệt Ðộng Quân, vẫy vùng khắp bốn vùng chiến thuật và các mặt trận ngoại biên.

Chính các điạ danh Ðầm Dơi (An Xuyân), thành phố Huế, quốc lộ 9 và nhất là Cổ Thành Ðinh Công Tráng (Quảng Trị).. đã đưa tên tuổi người lính TQLC/VN vào quân sử, hãnh diện đứng ngang hàng với các quân binh chủng thiện chiến nhất trên thế giới.

Binh chủng TQLC được chính thức thành lập vào tháng 10-1954, với quân số nồng cốt được tuyển chọn từ mọi binh chủng như Hải quân, Bộ binh và Biệt Kích. Với quân số ban đầu chừng 2400 người, TQLC thành lập Tiểu Ðoàn 1 và các Ðại Ðội Biệt Lập. Chính Tiểu Ðoàn 1/TQLC vào năm 1959, khi được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, giao cho trọng trách trấn giữ quần đảo Hoàng Sa. Nhờ vậy đơn vị này mới có cơ hội đánh đuổi Hải Quân Trung Cộng tới chiếm quần đảo trên, khi Hồ Chí Minh và Phạm Văn Ðồng, ký bán lãnh thổ VN cho Tàu vào năm 1958.

Từ đầu năm 1961, TQLC được tăng quân số lên 3321 người chia thành bốn Tiểu Ðoàn và các đơn vị yểm trợ, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Ngày 1-1-1962 được nâng thành Lữ Ðoàn có quân số 5483 người. Trong dịp Việt Nam hoá chiến tranh, TQLC được nâng thành Sư Ðoàn hơn 11.000 người, từ năm 1969 tới khi tan hàng. Tư lệnh cuối cùng của binh chủng là Thiếu tướng Bùi Thế Lân.

– BIỆT ÐỘNG QUÂN : Trong các đơn vị tổng trừ bị của QLVNCH, binh chủng Biệt Ðộng Quân bị thiệt thòi nhất, từ cơ cấu tổ chức cho tới vấn đề biệt phái xử dụng. Nguyên do vì BDQ không có Bộ Tư Lệnh mà chỉ có Bộ Chỉ Huy, qua các vị Chỉ Huy Trưởng như Thiếu Tá Phan Trong Chinh, Ðại Tá Lam Sơn, Ðại Tá Phan Xuân Nhuận, Ðại Tá Trần Văn Hai, Ðại Tá Trần Công Liễu và Thiếu Tướng Ðổ Kế Giai. Những ngày cuối cùng tháng tư đen, BDQ được nâng thành Sư Ðoàn .
BDQ được thành lập năm 1960, là một binh chủng biệt động cảm tử, nên được sử dụng tối đa trong các cuộc hành quân trực thăng vận, nhảy vào tận sào huyệt của VC, tại căn cứ hậu cần và mật khu khắp bốn vùng chiến thuật. Từ ngày thành lập tới khi rã ngủ, BDQ có 15 Liên Ðoàn gồm 45 TD chiến đấu.

BDQ có hai trung tâm huấn luyện tâi Trung Hòa (Củ Chi-Hậu Nghĩa) và Dục Mỹ (Khánh Hòa). Ðây chính là lò luyện thép, huấn luyện tân binh cùng với các khoá học về Rừng Nuí Sình Lầy-Biệt Ðộng, cho các cấp Hạ Sĩ quan và Sỉ Quan/QLVNCH.

Trong suốt cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1960-1975), dân chúng sống ở Vùng 4 Chiến Thuật, không ai là không biết tới uy danh lừng lẫy của những Con Cọp, thuộc các Tiểu Ðoàn 41,42,43 và 44 BDQ. Năm 1967, Tiểu Ðoàn 37 BDQ là đơn vị duy nhất của QLVNCH, được biệt phái cho Hoa Kỳ, để trấn giữ căn cứ Khe Sanh. Trong suốt thời gian chiến đấu, TD này đã giữ vững phòng tuyến, dù bị bắt làm tiền đồn và bị cọng sản tấn công biển người. Sự kiện trên, đã làm cho các quân nhân Hoa Kỳ thêm kính nể QLVNCH. Ngoài ra, hai Tiểu Ðoàn 21 và 39 BDQ thuộc Liên Ðoàn 1/BDQ cũng là những đơn vị thiện chiến nhất của binh chủng, làm rạng rỡ màu mủ nâu, trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 và tại mặt trận Sa Huỳnh (Quảng Ngải) năm 1973. Riêng TD 43 BDQ là đơn vị cuối cùng, tử thủ tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, tới trưa 30-4-1975, mới buông súng rã ngũ khi có lệnh bắt đầu hàng.

Từ năm1966 binh chủng BDQ cải tổ và thành lập các Liên Ðoàn, đặt trực thuộc Quân Ðoàn. Ngày nay khi nhớ về binh chủng, những quân nhân các cấp của BDQ luôn hãnh diện vì đã làm xong trách nhiệm đời trai. Nhiều cấp chỉ huy của binh chủng, đã đi vào quân sử như Chuẩn Tướng Trần văn Hai, Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Tá Võ Vàng, Thiếu Tá Trần Ðình Tự..

– LỰC LƯỢNG ÐẶC BIỆT : Chính thức thành lập từ năm 1957 cho tới ngày 1-1-1963, binh chủng LLDB thuộc Sở Liên Lạc Phủ Tổng Thống, gồm ba cơ cấu : Sở Bắc (sau đổi thành Nha Kỹ Thuật), Sở Nam (sau đổi thành Sở Liên Lạc) và Các Toán Lực Lượng Ðặc Biệt.

Sở Bắc đặc trách chiến lược tình báo ngoài lãnh thổ VNCH. Sở Nam trách nhiệm tình báo trong nước. Các Toán LLDB còn được gọi Biệt Kích hay Biệt Cách. Ðây là những đơn vị cảm tử, chuyên hoạt động sâu trong vòng địch đóng, không được quân bạn yểm trợ, nên mọi trường hợp nguy cấp, người Biêt Kích Quân, phải tự mưu sinh để sống còn. Từ năm1966, Hoa Kỳ chuyển giao toàn bộ lực lượng Dân Sự Chiến Ðấu (Mike Forces) cho Bộ Tư Lệnh LLDB/VN.

Là một binh chủng đặc biệt trong chiến tranh qui ước, nên quân số LLDB đã có lúc lên tới 36.000 người, bao gồm 66 Trại Lực Lượng Ðặc Biệt, nằm rải rác dọc theo biên giới Việt-Lào-Miên. Ðây chính là những chướng ngại vật của cộng sản Bắc Việt, trên đường xâm nhập vào lãnh thổ VNCH. Vì vậy từ năm 1965 về sau, nhiều trận đánh đẫm máu giữa bộ đội Hà Nội và LLDB tại Pleiku, Ben Het, Ðức Cơ, Dakto, Ðồng Xoài, Lộc Ninh, Tống Lê Chân, Kàtum, Bến Sỏi..

Bắt đầu từ năm 1970, các trại LLDB tại vùng biên giới bị giải tán, nên Biệt Kích Quân tại đây được chuyển sang Biệt Ðộng Quân Biên Phòng. Riêng quân số của Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta và Tiểu Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, được nhập chung thành Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, trực thuộc Phòng 3 Bộ TTM.

Những ngày cuối tháng 4-75 của đất nước, Chiến Ðoàn 3/ LD81 BCD của Thiếu Tá Phạm Châu Tài về bảo vệ Bộ TTM, đã tiêu diệt nhiều tăng pháo của Bắc Việt tại Ngã Tư Bảy Hiền, Bệnh Viện Vì Dân, Lăng Cha Cả Sài Gòn. Hai câu thơ bất hủ của một cô giáo, bị kẹt lại trong Mặt Trận An Lộc vào năm 1972, đã nói lên tinh thần quyết chiến và sự hy sinh tột cùng của người chiến sĩ Lực Lượng Ðặc Biệt :

‘ An Lộc Ðịa ố Sử ghi chiến tích

Biệt Cách Dù ố Vị Quốc vong thân . ‘

– TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA ÐÀ LẠT : Chính thức được thành lập tại Huế năm 1948, với nhiệm vụ đào tạo các sĩ quan trung đội trưởng. Năm 1950 trường di chuyển lên cao nguyên Ðà Lạt và đổi tên là Trường Võ Bị Liên Quân. Ngày 29-7-1959, Bộ Quốc Phòng ban hành Nghị Ðịnh số 317, cải tổ cơ sở huấn luyện trên thành một Trường Cao Ðẳng chuyên nghiệp. Theo đó các sĩ quan tốt nghiệp , ngoài căn bản quân sự vững chắc, còn có trình độ văn hóa tương đương với bậc đại học. Nhưng dù lý thuyết là thời gian thụ huấn phải đủ bốn năm và trình độ sinh viên được nhập khóa, phải có chứng chỉ Tú Tái Phần 2-ban A-B, nhưng thực tế các khóa học, cũng không đồng nhất và hoàn toàn tuỳ theo hoàn cảnh.

Do đó, từ khóa 1 tới khóa 11 phụ, thời gian học chỉ trên một năm.

Từ khóa 12 tới khóa 22A năm 1965, thời gian thụ huấn từ 1 năm rưởi ố 3 năm.

Bắt đầu khóa 22B (20-11-1965) cho tới khóa 27, thời gian thụ huấn đúng 4 năm.

Kháo 28 chỉ học 3 năm rưởi.

Khóa 29 học 2 năm rưởi.

Khoá 30 cuối cùng, nhập học ngày 31-1-1974, tới đầu tháng 4-1975, di tản về học chung với Trường Bộ Binh Thủ Ðức, được di chuyển tới Long Thành (Biên Hòa) và tan hàng. Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Trường Võ Bị là Trung Tá Chaix (1949) và cuối cùng là Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ.

Tọa lạc trên dãy đồi hùng vỷ của cao nguyên Lâm Viên, ngất ngưởng giữa trời xanh lộng gió, Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt bề thế, với lối kiến trúc tân kỳ, gồm đủ các phòng ốc, thư viện và phòng thí nghiệm. Tất cả do nhà thầu Hoa Kỳ đảm trách, đưa ngôi trường lên địa vị ngang hàng với các quân trường nổi tiếng nhất vùng Ðông Nam Á, cũng như trường Võ Bị West Point của Mỹ.

Những thanh niên thời đại của Miền Nam VN trong cơn ly loạn, ai nấy đều ao ước được trở thành Sĩ Quan Ðà Lạt, nhưng một số không toại nguyện vì sau này, điều kiện nhập học rất khó khăn. Sinh viên ngoài việc phải có chứng chỉ Tú Tài Phần 2-AB, còn phải qua một kỳ thi tuyển. Với các thiếu nữ VN, thì rất hãnh diện khi được sóng đôi với người yêu, trong bộ lễ phục Gabardine mùa đông, có màu Jasper với huy hiệu của Trường, trên cầu vai đỏ và nón két. Từ năm 1948 cho tới khi Miền Nam bị sụp đổ, Trường Võ Bị đã đào tạo được 4600 sĩ quan. Nhiều người được thăng cấp tướng, giữ các chức vụ then chốt trong quân đội cũng như các cơ cấu của chính phủ.

– TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ÐỨC : Từ tháng 10-1951, để đáp ứng nhu cầu chiến trường, hai trung tâm đào tạo sĩ quan trừ bị được thành lập tại Nam Ðịnh (Bắc Phần) và Thủ Ðức (Nam Phần). Chính khóa 1 SQTB đã được khai giảng cả hai nơi kể trên.

Ðể thống nhất việc giảng dạy, đầu năm 1952 trung tâm Nam Ðịnh được sáp nhập vào Thủ Ðức . Ngôi trường tọa lạc trên dãy đồi thấp thuộc xã Tăng Nhơn Phú, quận Thủ Ðức, tỉnh Gia Ðịnh. Từ đó trường liên tục được xây cất và chỉnh trang, trở thành một trong những trường Võ Bị, đẹp và lớn nhất vùng Ðông Nam Á.

Cuối năm 1955 trường Bộ Binh Thủ Ðức trở thành Liên Trường Võ Khoa Thủ Ðức, vừa đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị Bộ Binh, vừa huấn luyện chuyên môn cho các binh chủng như Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh, Truyền Tin , Quân Nhu, Quân Cụ và Quân Vận. Từ sau tháng 10-1961, phần lớn các trường chuyên môn được dời tới các địa điểm mới nhưng danh xưng Liên Trường vẫn còn được xử dụng, vì vẫn có ba trường hiện diện : Trường Bộ Binh-Trường Thiết Giáp ốTrường Võ Thuật Thể Dục Quân Sự.

Chương trình huấn luyện cho sinh viên sĩ quan Thủ Ðức gồm hai giai đoạn. Bắt đầu từ khóa 6 trở về sau, sinh viên tốt nghiệp mang cấp bậc Chuẩn uý trừ bị. Từ tháng 2-1969 cho tới ngày 30-4-1975, trung tâm trở lại danh xưng cũ ‘ Trường Bộ Binh Thủ Ðức ‘.Sau 24 năm hoạt động, trường đã đào tạo được 69 khóa Sĩ Quan trừ Bị, với 80.000 Sĩ Quan. Trong số này nhiều người đã trở thành tướng lãnh rất có tên tuổi như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (Tư Lệnh QÐ1), Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư Lệnh QÐ4), Thiếu Tướng Bùi Thế Lân (Tư Lệnh TQLC, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giam Ðốc CSQG)à

Ngày 27-4-1975, trường từ Long Thành dời về Thủ Ðức tại địa điểm cũ ở đồi Tăng Nhơn Phú. Sáng 30-4-1975, xe tăng T54 của cọng sản Bắc Việt tấn công trường nhưng cả 4 chiếc đều bị sinh viên sĩ quan tiêu diệt bằng đại bác 105 bắn trực xạ cũng như M72 và lựu đạn lân tinh.

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG : Tọa lạc tại đường Duy Tân Nha Trang, chính thức khai giảng từ tháng 8-1952 nhưng phải tới tháng 7-1955, trường mới thuộc chủ quyền hoàn toàn của VNCH.

Muốn được theo học, các sinh viên Hải Quân phải có Chứng chỉ Tú Tài 2-Ban B. Thời gian thụ huấn là 2 năm, về văn hóa sinh viên có trình độ tương đương bậc đại học. Ra trường, tốt nghiệp mang cấp bậc Thiếu Úy Hải Quân.

Do nhu cầu chiến trường, từ năm 1962-1968 sinh viên HQ chỉ học 18 tháng. Bắt đầu khóa 18 cho tới khóa cuối cùng là 26, sinh viên học đủ 2 năm. Suốt thời gian hoạt động, trường đã đào tạo được 2538 Sĩ Quan Hải Quân và 15.050 Chuyên viên Ngành HQ. Chỉ Huy Trưởng cuối cùng của trường là Phó Ðề Ðốc Nguyễn Thanh Châu (16-1-1973 tới 1-4-1975).

– LIÊN ÐOÀN NGƯỜI NHÁI : Nếu trên bộ có Biệt Kich-Biệt Cách, thì dưới nước có Người Nhái. Họ là những thanh niên thời đại, sống bằng lý tưởng nên xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, khi được giao phó những nhiệm vụ đặc biệt vô cùng nguy hiểm như ngăn chống lại Ðặc Công Thủy của Bắc Việt, vớt mìn, gở thủy lôi, cứu tù binh..

Ðược thành lập từ năm 1961, với danh xưng là ‘ Liên Ðội Người Nhái’ được huấn luyện tại Ðài Loan. Bắt đầu từ tháng 10-1962, Người Nhái Mỹ ( Seal West Coast ), phụ trách huấn luyện cho Người Nhái VNCH, tại các Trung Tâm Cát Lái, Nha Trang, Cam Ranh và Vũng Tàu. Muốn trở thành Biệt Hải, Người Nhái.. các quân nhân phải trải qua nhiều khóa huấn luyện gian khổ, giống như sự đào tạo một Ðiệp Viên Ngoại Hạng, trong chiến tranh nhà nghề. Do đó Người Nhái biết sử dụng tất cả cac loại vũ khí của Tây Phương cũng như Khối Cọng Sản, biết cách hoạt động, mưu sinh cũng như đào thoát , vì địa bàn hoạt động bao giờ cũng nằm sâu trong đất địch, không có quân bạn và yểm trợ. Thời gian huấn luyện của Người Nhái là 16 tuần, kể cả 10 tuần lễ Ðịa Ngục. Từ năm 1972 về sau, quân số Người Nhái tăng lên 600 người và trở thành Liên Ðoàn Người Nhái , gồm các Toán Hải Kích, Biệt Hải, Tháo Gỡ Ðạn Dược, Trục Vớt, Phòng Thủ Hải Cảng. Có tất cả 6 Khóa Huấn Luyện Người Nhái và Ðơn Vị Trưởng cuối cùng của Người Nhái là Hải Quân Trung Tá Trịnh Hòa Hiệp.

+ CÁC VỊ TƯỚNG LÃNH CỦA QLVNCH :

Từ ngày thành lập cho tới khi sụp đổ, QLVNCH có hơn 100 vị tướng lãnh. Người có cấp bậc cao nhất trong quân đội là Cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng QDVNCH. Nhiều tướng lãnh đã tử trận trước ngày 30-4-1975 như Cố Ðại Tướng Ðổ Cao Trí, tướng Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Bá Liên, Trương Quang Ân, Lê Ðức Ðạt, Nguyễn Văn Hiếu. Ngày 30-4-1975, khi TT Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, các tướng lãnh Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ .. đã lần lượt tự sát để bảo toàn danh dự quân đội và khí tiết của kẻ sĩ. Các tướng Lý Tòng Bá, Nguyễn Vĩnh Nghi, Phạm Văn Sang, Trần Văn Cẩm.. bi sa cơ giữa trận, còn Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng Chương Thiện, bị VC hành quyết tại Cần Thơ vào ngày 1-5-1975 vì không tuân lệnh đầu hàng.

Sau đó hơn phân nửa các tướng lãnh không bỏ chạy, đều bị bắt đi tù tại các trại giam khổ sai từ Nam ra Bắc, tận biên giới Viêt-Lào-Hoa. Chịu cảnh tù tội gần 17 năm, lâu nhất là các tướng Lê Minh Ðảo, Trần Quang Khôi, Dỗ Kế Giai, Lê Văn Thân và Trần Bá Di.

Từ ngày thành lâp cho tới khi rã ngủ ngày 30-4-1975, QLVNCH có hơn 100 tướng lãnh. Nhiều vị đã anh dũng nằm xuống giữa chiến trường như Ðổ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh, Nguyễn Bá Liên.. hoặc bỏ xác trong chốn lao tù cọng sản tận miền biên giới Hoa-Lào-Việt. Nói chung chỉ có một số rất ít, tham sống bỏ binh sĩ thuộc cấp, đeo máy bay Mỹ chạy ra ngoại quốc để chết già chết nhục trong sự quên lãng và cười khinh của miệng đời.

Nhưng may thay, giữa những kẻ hèn hạ cúi mặt ra đi, trong hàng ngủ tướng lãnh Miền Nam, còn có rất nhiều khuông mặt LỚN đầy UY VŨ HIÊN NGANG, chấp nhận cái chết liệt oanh làm banh mặt kẻ thù lúc đó, góp phần với đồng bào và các chiến sĩ vô danh anh hùng khác, , nêu tấm gương bất khuất của người lính trận, cái tiết tháo ngàn đời của đấng sĩ phu trí thức Hồng-Lạc và trên hết là TRÁCH NHIỆM-DANH DỰ của Cấp Chỉ Huy, Lãnh Ðạo : ‘Sinh vi Tướng, Tử Vi Thần ố Nhất tướng công thành vạn cốt khô nên Thành Mất Phải Mất Theo Thành ‘.Những danh tướng VN Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai.. ngay khi tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh bắt QLVNCH buông súng, rã ngủ đầu hàng Cọng Sản Ðệ Tam Quốc Tế lúc trưa ngày 30-4-1975, các vị trên đã tự tìm cái chết vinh, làm hãnh diện cho màu cờ và sắc áo của QLVNCH, mãi mãi trong dòng sử oai hùng Nước Việt.

Ba mươi lăm năm qua hay mấy ngàn năm nữa, chắc chắn ngày nào dân tộc Việt còn tồn tại, thì ngày đó vĩnh viễn QLVNCH vẫn hiên ngang có mặt trong những trang quân sữ hào hùng của nưóc nhà.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Tháng Tư Ðen 2010

MƯỜNG GIANG

April 29, 2010 Posted by | Quốc hận 30 tháng 4 | Leave a comment

CỜ BAY TRÊN CỔ THÀNH QUẢNG TRỊ THÂN YÊU 1972

April 28, 2010 Posted by | Uncategorized | 1 Comment

NguoiVietBoston: Ngày 30 tháng 4

Trích NguoiViet Boston

By HoangHac • Apr 26th, 2010 • Category: Bình Luận

dlvvn1Dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã phải không ngừng chiến đấu để bảo vệ quyền tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử. Ở đó, mỗi ngọn núi, mỗi con sông đã mang đầy chứng tích của những cuộc chiến tranh tự vệ khốc liệt. Tổ tiên chúng ta đã phải trải qua bao nhiêu chịu đựng gian nan trong suốt nhiều thế kỷ, sáng xuống biển tìm ngọc trai, chiều lên non tìm ngà voi châu báu.

Nhưng từ những chịu đựng, từ những máu xương và nước mắt, tinh thần độc lập, tự chủ đã được khai sinh và lớn lên cùng chiều dài lịch sử. Nếu không nhờ tinh thần độc lập tự chủ đó, ngày nay Việt Nam không phải là nước Việt Nam mà là tỉnh Việt Nam, như tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây hay đã chịu chung số phận của Mãn Châu, Nội Mông, Tây Tạng.

Với một lãnh hải dài hơn ba ngàn cây số, với một nguồn dự trữ tài nguyên thiên thiên phong phú, Việt Nam luôn là miếng mồi ngon cho tham vọng bành trướng của ngoại bang. Họa bắc phương chưa qua, giặt tây phương đã đến. Trong suốt gần một thế kỷ trong bóng tối thực dân, hàng vạn đồng bào thuộc nhiều thế hệ Việt Nam đã bị bắt, tra tấn và hy sinh. Ngoài một Nguyễn An Ninh để lại thịt xương, một Trần Cao Vân, một Phan Chu Trinh để lại những bài thơ viết bằng máu và mồ hôi trong những ngày đập đá Côn Luân, còn có hàng ngàn, hàng vạn đồng bào đã chết trong âm thầm, không để lại họ tên.

Sau khi vừa thoát ra khỏi ách thực dân. Những ngày tháng thanh bình trên quê hương không được bao lâu, tiếng súng lại nổ vang. Bộ chính trị đảng Lao Động Viêt Nam, tên đối ngoại của đảng Cộng Sản Việt Nam, quyết định Cộng Sản hóa miền Nam bằng vũ lực. Từng đoàn thanh niên miền Bắc lại phải từ giã mái trường, từ giã gia đình thân thuộc, băng rừng vượt suối vào Nam để hoàn thành giấc mơ nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam của Hồ Chí Minh và quốc tế Cộng Sản. Chim rừng Trường Sơn bặt tiếng hót. Màu hỏa châu thay thế ánh trăng vàng. Tiếng đại bác đêm đêm đã thay cho tiếng ru ngọt ngào của mẹ. Những chiếc bánh vẻ độc lập, tự do, hạnh phúc lần nữa được trưng bày giữa căn nhà đổ nát và nghèo đói Việt Nam.

Trong suốt 20 năm từ sau 1954, quân dân miền Nam, không có một con đường nào khác hơn là phải chiến đấu để bảo vệ quyền được sống trong một xã hội họ đã chọn lựa, quyền được nói những điều họ nghĩ, quyền được sống nơi họ muốn sống, quyền đi nhà thờ, đi chùa họ chọn, quyền được hát bài hát họ thích. Quân dân miền Nam không chỉ phải bảo vệ miền Nam mà còn phải chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn để gìn giữ vùng trời và vùng biển Việt Nam. Hạt cát Hoàng Sa vẫn còn đỏ màu máu của Ngụy Văn Thà và hàng trăm chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh.

Việt Nam Cộng Hòa có một quân lực hùng hậu, tinh nhuệ nhất Đông Nam Á được chứng minh qua những chiến tích lẫy lừng trong việc bảo vệ An Lộc, tái chiếm Cổ Thành, trấn giữ Bồng Sơn, Thường Đức v.v…Vâng, nhưng một đạo quân, dù tinh nhuệ bao nhiêu, các tướng lãnh dù tài ba thao lược bao nhiêu, trong một cuộc chiến chỉ nhằm mục đích tự vệ và kéo dài quá lâu, cũng không thể thắng một đạo quân xâm lược, cuồng tín và không từ chối bất cứ một phương tiện gì để đạt được mục đích thôn tính miền Nam.

Tháng tư đen 1975 đã đến.

Đối với người Việt Tự Do, ngày 30 tháng 4 mang nhiều ý nghĩa. Trên bình diện lịch sử ngày 30 tháng 4 là một ngày đen. Ngày những chiếc tăng T54 do Liên-Xô chế tạo nghiền nát đường phố Sài Gòn thân yêu rợp bóng me xanh. Ngày những chiếc trực thăng cất cánh từ sân thượng của những cao ốc. Ngày có những tiếng loa phóng thanh ra lịnh các cấp chính quyền miền Nam tập trung, trình diện vang lên trên đường phố. Ngày những Nguyễn Khoa Nam, Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Văn Long và bao nhiêu người con yêu khác của mẹ Việt Nam đã dò theo bước chân của Trần Bình Trọng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương mà lần lượt ra đi.

Và cũng bắt đầu từ đó. Từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau những ngày tháng Tư, mùa bão lửa, năm 1975. Những chuyến hải hành vô định trên biển Đông trùng trùng gió bão. Đói khát. Lo âu. Những địa danh xa lạ bỗng trở thành thân thiết, Camp Pendleton, Leamsing, Palawan, Pulau Bidong, Sungai Besi, Bataan, White Head, Panat Nikhom, Galang. Ngửa tay cầm chén gạo tình người. Thank you, merci, danke, gracias. Tuổi hai mươi, ba mươi, và ngay cả năm mươi, bảy mươi mới bắt đầu tập nói. Những câu tiếng Anh bập bẹ, những dòng chữ Pháp, Đức, Tây Ban Nha ngập ngừng.

Nhưng từ vực sâu của đau thương chịu đựng đó, dân tộc Việt Nam đã thức tỉnh và nhận diện ra kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam không phải là Pháp hay Mỹ, mà chính là giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, những kẻ chỉ vì tham vọng quyền lực và quyền lợi đã manh tâm bán đứng dân tộc, làm tôi mọi cho ngoại bang, rước voi về giày lên mảnh giang sơn gấm vóc Việt Nam mà tổ tiên chúng ta bao đời gìn giữ.

Những que diêm độc lập tự do dân chủ thật sự đã được thắp lên. Thắp lên ở nhà thờ Vinh Sơn, thắp lên trong nhà giam Phan Đăng Lưu, thắp lên ở các trại tù Hàm Tân, Suối Máu, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Thanh Phong, Thanh Hóa, An Điềm.

Tại miền Bắc, những tướng lãnh, những cán bộ cao cấp một thời là trụ cột trong triều đình Cộng Sản như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách, những cán bộ lãnh đạo của phong trào Cộng Sản miền Nam như Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Nguyễn Văn Trấn, dù trễ còn hơn không, đã gióng lên tiếng nói trước thảm họa đen tối mà dân tộc Việt Nam đang bị chìm sâu.

Tại miền Nam, các lãnh đạo Phật Giáo, Công Giáo, Hòa Hảo như Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Đức Giám Mục Nguyễn Kim Điền, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, cụ Lê Quang Liêm v.v.. đã công khai phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Các phong trào cách mạng dân tộc nhân bản, bằng nhiều hình thức khác nhau, võ trang và không võ trang, ôn hòa và cứng rắn, đã bùng nỗ tại nhiều nơi.

Các cấp lãnh đạo trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, tuy đã bị tước đoạt vũ khí, bị đày ải trong các trại tập trung khắp ba miền đất nước nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu dưới hình thức khác. Ngoại trừ một số rất nhỏ bị khuất phục, đại đa số, vẫn giữ được nhân cách, khí tiết và niềm tin vào chính nghĩa tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam. Họ bước ra khỏi cổng trại tù không phải như những người sống sót mà là những người chiến thắng.

Tức khắc sau khi được nhận định cư tại Mỹ qua chương trình HO, dù thể lực đã cạn dần sau nhiều năm bị đầy đọa, những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã cùng với đồng bào đến trước, tiếp tục đấu tranh vì lý tưởng tự do dân chủ mà bao nhiêu đồng đội của họ đã đổ máu để giữ gìn. Mặt trận mới không diễn ra bằng súng đạn nhưng bằng sự tiếng nói, bằng thái độ. Mặt trận mới không diễn ra ở Dakto, Bình Long, Quảng Trị hay Vĩnh Phú, Hoàng Liên Sơn, Thanh Phong, Thanh Hóa, Hàm Tân, Tiên Lãnh, Suối Máu, An Điềm… mà bằng các phượng tiện truyền thông dân chủ.

Ba mươi lăm năm. Thời gian trôi trên giòng sông đời bất tận. Những mái tóc xanh nay đã bạc, những khổ đau chồng chất đã vơi đi, nhưng ý thức dân tộc, khát vọng dân chủ tự do không già đi, không yếu đi theo tuổi tác mà mỗi ngày đã mạnh hơn, mỗi ngày có thêm nhiều chất liệu trẻ trung và hy vọng hơn.

Các thế hệ trẻ Việt Nam trong cũng như ngoài nước đã đứng lên đáp lời sông núi, tiếp tục hành trình của thế hệ cha anh. Hình thức đấu tranh của thời đại hôm nay có thể khác với hình thức của 35 năm trước, phương pháp đấu tranh có thể khác với phương pháp của 35 năm trước, vũ khí đấu tranh có thể cũng khác với vũ khí của 35 năm trước, nhưng mục đích cuối cùng: tự do, dân chủ, nhân bản và thịnh vượng cho dân tộc Việt Nam vẫn không thay đổi.

Việc bỏ tù hàng loạt các trí thức trẻ như luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Lê Chí Quang, bác sĩ Phạm Hồng Sơn v.v và mới đây như luật sư Lê Công Định, kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, kỹ sư Nguyễn Tiến Trung v.v.. chỉ chứng tỏ sự tuyệt vọng của nhà cầm quyền Cộng Sản, và như chúng ta đang thấy trong những tuần qua, càng bắt bớ, càng bỏ tù, ngọn lửa yêu nước trong tuổi trẻ càng bùng cháy cao hơn.

Cuộc vận động dân chủ ngày nay không phải là môi trường chỉ dành riêng cho những người ly khai khỏi mọi ràng buộc, dâng hiến trọn vẹn cuộc đời cho lý tưởng tự do dân tộc như cha ông chúng ta đã làm ngày trước mà diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi ngành nghề và mọi người đều có thể tham gia.

Cuộc tranh đấu ngày nay không bắt đầu từ những trận đánh lớn ngoài mặt trận như trong thời chiến mà bắt đầu từ công việc nhỏ của mỗi chúng ta đang làm; không bắt đầu từ cấp cao xuống cấp thấp, từ trung ương đến địa phương mà bắt đầu từ trong hoàn cảnh của mỗi người, mỗi gia đình, thôn xóm, trường học, quận huyện, thành phố và tiến dần đến phạm vi toàn xã hội.

Mỗi người Việt Nam yêu nước, trong hay ngoài nước, vận dụng mọi điều kiện thuận lợi của mình, chủ động tạo nên một mặt trận riêng nhưng nhằm theo đuổi mục tiêu chung là cô lập, bào mòn, tẩy chay và cuối cùng loại bỏ cơ chế chính trị độc tài, độc đảng, mở đường cho công cuộc phục hưng toàn diện Việt Nam, giành lại Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Trung Cộng.

Vũ khi mạnh nhất của thời đại hôm nay là Đoàn Kết Dân Tộc. Với sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc, chúng ta mới có khả năng bảo vệ được chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam. Bằng sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng vượt lên những hệ lụy quá khứ để hướng vào tương lai tươi sáng cho đời đời con cháu mai sau. Bằng sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng phục hồi sự kính trọng Việt Nam trong lân quốc cũng như trong bang giao quốc tế.

Dân tộc Việt Nam vẫn là một Việt Nam độc lập sau một ngàn năm bắc thuộc. Dân tộc Việt Nam vẫn là một Việt Nam tự do sau một trăm năm dưới ách thực dân, dân tộc Việt Nam sẽ chiến thắng Cộng Sản độc tài. Ngọn lửa vô thần đã tàn lụi trên phần lớn trái đất và sẽ tàn lụi tại Việt Nam.

Ba mươi lăm năm là một quảng đường dài. Chúng ta đã hơn một lần trể hẹn với non sông, nhưng không phải vì thế mà không còn cơ hội nào khác. Cơ hội vẫn còn đó nếu chúng ta biết đoàn kết, thấy được hướng đi chung của dân tộc và thời đại. Chúng ta có nhiều quá khứ nhưng đất nước chỉ có một tương lai, đó là tương lai tự do, dân chủ, nhân bản và khai phóng cho những ai, sau những điêu tàn đổ vỡ, còn biết nhận ra nhau, còn biết yêu thương mảnh đất thiêng liêng, vinh quang và thống khổ Việt Nam.

NguoiVietBoston

April 28, 2010 Posted by | Diễn đàn | Leave a comment

Nhận định: Làn sóng Hoàng Sa gắn kết tuổi trẻ Việt

Trích Viet Herald

Phan Việt Đăng

(04/22/2010)

Trong một bức thư gửi cho tờ Dân Luận, ghi ngày 18 tháng 4, một thanh niên ở Saigon ẩn danh tâm sự rằng anh đang cố gắng làm một cái gì đó, mang tính cá nhân, nhằm hưởng ứng cho công cuộc khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, cho dù đây là là hành động được coi là nguy hiểm trong nước lúc này.Hành động của người thanh niên này là đi khắp nơi, tìm đến những chỗ đông người qua lại và kẻ khẩu hiệu HS-TS-VN, có ý nghĩa là Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam. Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, việc gắn mình dính liền với dòng chữ này là hoàn toàn vô hại, nhưng ở Việt Nam, rất nhiều người thanh niên, cụ già, trí thức…v.v đã bị tù tội, đánh đập, sách nhiễu và không còn an toàn trong đời sống thường nhật nữa, vì đã lên tiếng khẳng định như vậy.

Cùng chung một tiếng nói

Trong những tấm hình mà anh thanh niên này gửi lên blog và khắp nơi, nhằm chứng minh cho hành động của mình và cậy nhờ các cơ quan truyền thông bên ngoài yểm trợ, người ta nhìn thấy những nơi có khẩu hiệu này hết sức quen thuộc ở Saigon, ra đến tận Bình Dương.

Rất nhiều người cảm động cho tinh thần yêu nước của anh thanh niên này, và chỉ trong một vài ngày, nghĩa cử và các hình ảnh đó đã được chuyền đi khắp các trang blog. Kết quả là chỉ vài ngày sau, đã có thêm thư ẩn danh gửi đi, trên blog cũng như trên trang Dân luận, cho biết đã có thêm nhiều cá nhân nữa hưởng ứng và hành động tương tự để tỏ ý ủng hộ cho phong trào yêu nước này. Giờ thì ở Saigon, đi trên những con đường nội thành hay ngoại thành, người ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều khẩu hiệu như vậy mà giới công an CSVN thì hết sức khó xử: Cho người đi xóa thì mặc nhiên chứng tỏ đảo, biển đã mất và hành động bán nước của Hà Nội, còn không xóa thì hết sức gai mắt và càng làm dân chúng mỗi ngày hưởng ứng một nhiều hơn.

Cũng cần nhắc lại, chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa, vốn đang bị Trung Quốc xâm lược một phần và đe dọa nuốt trọn toàn bộ, đã trở thành một đề tài nhạy cảm vô cùng trong năm 2010 này, được gọi là năm hữu nghị Việt Trung.

Nhiều người, bao gồm nhóm hay cá nhân trong nước đã bị bỏ tù, sách nhiễu, tra tấn hay cô lập chỉ vì họ kêu gọi chủ quyền này, vốn đang có nhiều nghi vấn truyền tai nhau là Đảng CSVN đang im lặng dâng cho Trung Quốc để gán nợ trong cuộc chiến tranh Nam Bắc Việt Nam, mà sắp tới đây sẽ là kỷ niệm 35 năm ngày Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam Cộng Hòa.

Vào đầu năm nay, những người sống trong nước đến nhận áo và nón có in dòng chữ Trường Sa – Hoàng Sa – VN tại Hà Nội do Đảng Việt Tân tán phát công khai, kể lại rằng họ biết ngay cả việc nhận chiếc áo đó, dù không mặc, cũng có thể bị công an quấy rầy nhưng lòng yêu nước đã gắn kết tất cả những con người trẻ tuổi đó lại với nhau. “Đó là một kỷ niệm khó quên, tụi em không biết đó là những người Việt ở nước ngoài hay trong nước nhưng chỉ cần chung một ý chí chống sự xâm lược của Trung Quốc và hèn nhát của Nhà nước Việt Nam, thì điều đó có nghĩa rằng chúng ta là chiến hữu”, L., một cô gái sống ở quận Đống Đa, Hà Nội, nói như vậy khi giới thiệu hình chiếc áo mà cô được tặng, đăng trên trang facebook.

Tháng trước, ngay tại Hà Nội, người ta cũng tìm thấy khẩu hiệu này được viết và đưa đi khắp Hà Nội trên chiếc xe lam của thương phế binh Bắc Việt trong cuộc chiến chống Trung Quốc 1979. Vào đầu năm nay, một quán café lề đường tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, khi họ giăng tấm bạt che có hàng chữ Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam cũng đã bị công an ập tới, đánh đập và bắt đi, hiện nay không biết những người này số phận ra sao.

Tại Saigon, nhà báo của CLB Nhà báo Điếu Cày, tức Nguyễn Hoàng Hải cũng đã bị kêu án 4 năm tù vì hoạt động chủ quyền của Việt Nam trước Trung Quốc. Song Chi, đạo diễn điện ảnh trong nước cũng vì thái độ này mà phải tị nạn chính trị tại Na Uy. Tại Nha Trang, Blogger có tên Mẹ Nấm cũng bị bắt giam vì in áo kêu gọi Hoàng Sa Trường Sa và chống khai thác bauxite.

Ai cũng hiểu, dù không cần nói ra: chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam, đồng nghĩa với chống Nhà nước CS Việt Nam trong giai đoạn đầy nghi vấn bán nước dâng biển lúc này.

Không có ai “xúi giục”

Những luận điệu mà báo Công an TP hay tờ Nhân Dân vẫn lên giọng, rằng thanh niên trong nước đang bị “kích động và xúi giục” trong các cuộc biểu tình và giăng khẩu hiệu chống Trung Quốc và đòi Hoàng Sa Trường Sa. Nhưng gần đây, cách nói đó đã yếu dần và đầy lẩn tránh mỗi khi nhắc đến tình trạng ngư dân Việt Nam bị Hải quân Trung Quốc đánh đập, giết chết hay bị bắt làm con tin đòi tiền chuộc.

Ngược lại, trên các trang mạng, lý luận về tổ quốc và lòng yêu nước của thanh niên Việt Nam ngày càng mạnh mẽ hơn. Đáng chú ý rằng những trang mạng sinh hoạt xã hội chính trị trước đây một năm phân chia rất rõ thanh niên Việt trong nước và ngoài nước, giờ đây, sự phân biệt đó đã mờ hẳn, thay vào đó, lòng yêu nước và ý thức tự chủ của mỗi con người – hoàn toàn không có sự “xúi giục” nào – đã gắn kết thanh niên Việt ở mọi nơi với nhau.

Trường hợp gần đây bà nghiên cứu sinh ở Đại học Yale tự xưng là tiến sĩ, Đỗ Ngọc Bích, đưa ra lý luận Việt Nam nên hàng phục Trung Quốc, mà trên trang blog của mình, nhạc sĩ Tuấn Khanh (trong nước) mỉa mai đó là thuyết “nô lệ hiển nhiên”, đã tạo ra một làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ Nam chí Bắc cũng như ở mọi cộng đồng Việt trên toàn thế giới, gắn kết thanh niên với nhau trong cùng một ý chí bảo vệ đất đai của tổ tiên.

Qua sự kiện này, người ta nhìn thấy rất rõ, lòng yêu nước là một bản năng tự phát cao quý nhất tự phát sinh, mà không cần, không bị ai “xúi giục” như hệ thống báo chí, truyền hình Nhà nước CSVN vẫn chỉ trích.

Hành động phối hợp trong và ngoài nước ngoài càng nhiều hơn

Sự kiện Đảng Việt Tân tổ chức phát áo có khẩu hiệu HSTS trong nước cho đến hành động cá nhân của nhiều bạn trẻ lúc này, cho thấy sự liên kết, ít nhất là về mặt tinh thần của thanh niên Việt khắp nơi, mỗi lúc một dày hơn, mạnh mẽ hơn.

Trong bản tin loan đi trên đài SBTN vào tháng trước, sự kiện phát áo đó, được một công an viên ở Hà Nội tiết lộ rằng qua kiểm tra băng ghi hình sự kiện, ngành an ninh lo ngại vì nhìn thấy có đầy đủ thanh niên Việt kiều lẫn thanh niên trong nước cùng hành động.

Chỉ cần kiểm tra qua các hình ảnh, ngôn luận được giới trẻ đưa lên Youtube hay Paltalk, sự kiện Hoàng Sa và ngư dân Việt hôm nay đã thống nhất lòng người thế hệ mới, sau 35 năm mà Nhà nước CSVN tìm đủ mọi cách để chia rẽ.

Gần nhất, một CD tranh đấu mang tên “Hoàng Sa Trường Sa là của ta”, được coi như là một trong những công việc phối hợp giữa giới trẻ trong và ngoài nước khá thành công. Nội dung nhấn mạnh biển đảo là tài sản quốc gia cũng như lòng yêu nước đã khiến 10 bài hát trong đó lan tràn nhanh chóng trên các trang mạng. Những người tổ chức giấu tên, cho biết rằng nhiều bài hát đã có sẵn trước đó, tự phát, và được thu thập lại, tập hợp thành một CD cùng với những bài hát mới nhất được sáng tác ở hải ngoại. “Trước đây CSVN hay nói tới phong trào “chuyển lửa về quê nhà” nhưng giờ thì khác rồi, chính ngọn lửa ở quê nhà khiến chúng tôi được hâm nóng mỗi ngày”, T., một thành viên tổ chức tập hợp những bài hát này nói.

Như lời nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Nhã, người dành trọn đời để gìn giữ và nghiên cứu tư liệu về Hoàng Sa, “lòng yêu nước là cơ hội cuối cùng để thống nhất lòng người”. Và dường như thời cơ này đã tới. (P.V.Đ.)

April 27, 2010 Posted by | Tuổi trẻ Việt Nam | 1 Comment

Việt Nam sau 35 năm chiến tranh kết thúc

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA
2010-04-25

Tiếp tục loạt bài “35 năm sau ngày cuộc chiến Việt Nam chấm dứt” vào ngày 30 tháng 4, năm 1975, hôm nay Ban Việt Ngữ chúng tôi mời quý vị theo dõi phát biểu từ các chiến binh thuộc 2 Miền Nam-Bắc, những người đã từng là đối thủ, kẻ thù của nhau trong suốt cuộc chiến, kéo dài 21 năm, từ khi đất nước chia đôi, sau hiệp định Geneve cho đến lúc xứ sở quy về một mối, đặt dưới sự thống trị của chế độ cộng sản.

AFP PHOTO/Aude GENET

Phát triển kinh tế nhưng vẫn còn khoảng cách giàu nghèo.

Biến cố đó được xem là “một sự đổi đời” khiến hàng triệu người phải vượt thoát tìm tự do, trong cái chết gần kề, ngoài biển cả mênh mông. Hàng triệu người khác bị cầm tù, bị xua đuổi khỏi thành thị, bị bần cùng hóa, bị tước đoạt quyền sống. Xin nhường lời cho anh Đỗ Hiếu.
Đáp lời mời của Ban Việt Ngữ, hai cựu sĩ quan Không Quân và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, một cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân và một cựu đảng viên Cộng Sản từng được cử du học Đông Âu, trình bày những suy nghĩ của mình đối với hiện tình đất nước, sau khi đã dứt tiếng súng từ 35 năm qua; hòa bình được vãn hồi, kinh tế đang phát triển, xã hội ổn định, tuy nhiên người dân Việt cho rằng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, được chính những chiến binh của hai miền Nam-Bắc nêu lên với RFA.

Fact box
– Việt Nam – Dân số: 85.789.573,
– Chính trị:theo chế độ xã hội chủ nghĩa, một đảng duy nhất là Đảng CSVN,
– lợi tức bình quân 1,060 US dollars.

Tự do, dân chủ, độc lập?

Một quân nhân Không Quân miền Nam có gần 25 năm thâm niên công vụ, cựu tù nhân cải tạo với 7 năm tù, từ California, ông Nguyễn Thanh Liêm phân tích về tình hình đất nước:

Về mặt chủ quyền: Giáp ranh biên giới Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc và các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều bị Trung Quốc cướp mất. Trên Internet tố cáo Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận hối lộ trên trăm triệu đô la cho Trung Quốc khai thác Bô Xít tại Cao Nguyên.
Về mặt xã hội: Việt Nam đàn áp một cách khốc liệt các nhà tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, luôn cả các nhà tu hành đòi tự do tôn giáo, bắt cầm tù và tra tấn trong các nhà giam. Chưa có một chính phủ nào, luôn cả thời thực dân đế quốc đô hộ, cũng chưa bằng thời nay do cộng sản cai trị; không có luật pháp, chỉ có luật rừng do họ dựng nên để đè đầu người dân Việt Nam.
Cộng sản Việt Nam cho xuất khẩu lao động đem dân đi làm nô lệ cho quốc tế, hạ nhân phẩm người phụ nữ Việt Nam, buôn bán phụ nữ làm vợ cho người Đài Loan, Đại Hàn, và có nhiều người phải làm vợ cho cả gia đình cha con và anh em. Trẻ em 8, 10 tuổi thì đưa sang Campuchia cho vào các động mãi dâm làm gái với khách thập phương.
Về giai cấp: Số đông dân chúng quá nghèo, thành phần giai cấp lãnh đạo thì quá giàu, một bữa tiệc gần cả trăm ngàn đô la, một chai rượu ngoại cả ngàn đô, nhà cao cửa rộng, như nhà của cựu Tổng Bí Thư Lê khả Phiêu đã phô bày trên Internet.

Một lọat các nhà đấu tranh cho dân chủ bị đưa ra xét xử gần đây
Một lọat các nhà đấu tranh cho dân chủ bị đưa ra xét xử gần đây

Lời nói của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm” là một câu nói bất hủ muôn đời! Cộng Sản miền Bắc xâm lăng miền Nam, không xem dân miền Nam là tình ruột thịt anh em mà đối đãi như kẻ thù cần tiêu diệt. Đảng cộng sản phải giải tán, để cho nhân dân Việt Nam tự do bầu lấy một chính quyền do Dân, phục vụ Dân và lập quyền Dân.”

Thất vọng

Kế đó, một cựu sĩ quan Quân Đội Nhân Dân, nhiều năm chiến đấu ngoài mặt trận từng chứng kiến bao đồng đội gục ngã, hy sinh máu xương để thực hiện chiêu bài “Giải Phóng Miền Nam” do Hà Nội chủ trương, ông Vũ Cao Quận nói lên niềm tâm sự của mình, được gói gọn qua hai chữ “thất vọng”:

“Tôi lúc này như ngọn nến mong manh trước gió, tắt lúc nào chưa biết, những lời nói của tôi là điều tôi nói thật. Cuộc chiến đấu giải phóng Miền Nam đối với tôi, khi sắp sửa ra đi với các cụ rồi, tôi chỉ đau lòng là cuộc chiến đấu đó là “nồi da xáo thịt”, hai anh em xông vào bắn giết lẫn nhau. Một bên là người Mỹ cho kẹo cao su với khẩu AR 15, một bên là Tàu với Liên Xô cho một gói lương khô với khẩu AK 47, cứ thế mà hai thằng anh em ruột, cùng máu đỏ, da vàng, cùng bà mẹ Âu Cơ sinh ra, xông vào chém giết lẫn nhau.

Chúng tôi chẳng giải phóng Miền Nam làm gì, và Miền Nam cũng chẳng cần chúng tôi giải phóng.

Ông Vũ Cao Quận

Chúng tôi chẳng giải phóng Miền Nam làm gì, và Miền Nam cũng chẳng cần chúng tôi giải phóng. Cái chuyện đó đã qua lâu lắm rồi mà tôi thì già yếu quá, chỉ trả lời tóm tắt thế thôi.
Tôi chỉ thấy nỗi đau là cái giá hy sinh của đồng đội tôi, và kể cả các ông nữa, tôi không biết gọi như thế nào, là những người đồng đội, hai bên cùng vì Tổ quốc của mình mà bắn giết lẫn nhau. Đến bây giờ chỉ có điều là tôi thất vọng quá, có thế thôi, tôi sắp ra đi rồi, tôi không cần gì nữa, còn tôi thất vọng vì nó rồi, đồng đội của tôi chiến đấu chết nhiều quá. Những lời hô hào của họ thì đều đẹp đẽ cả, chẳng gây cho tôi một cái hy vọng gì cả, một chút hy vọng nào cả, tôi không chờ được nữa. Thế là công lao của tôi là công cóc rồi, không chờ được cái ngày ấy nữa đâu. Nhân dân ta thì vẫn khổ quá, không hy vọng gì cả.”

Đâu rồi lợi thế 35 năm?

Với cái nhìn của một nhà phân tích thời sự, bình luận chính trị, một cựu sĩ quan Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, ông Đại Dương đưa ra nhận xét của ông về chính sách của Hà Nội, trong hơn 3 thập niên qua, cùng các hậu quả được thể hiện rõ, hôm nay:

Bản đồ hình lưỡi bò do Trung Quốc công bố xác định chủ quyền trên  biển Đông. Photo courtesy of nguoiviettynan.net
Bản đồ hình lưỡi bò do Trung Quốc công bố xác định chủ quyền trên biển Đông. Photo courtesy of nguoiviettynan.net

“Tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản đưa đất nước vào tình cảnh mà không một người Việt Nam yêu nước nào cảm thấy hài lòng, hãnh diện vì áp dụng chính sách bất dung và chọn lầm đồng minh. Hòa bình đến, nhưng, hy vọng về đất nước thanh bình, hết hận thù để cùng chung sức phát triển đã bị chính sách bất dung làm triệt tiêu có hệ thống các yếu tố góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Sách vở như chiếc túi khôn của loài người vốn tích lũy vô số kinh nghiệm bị đảng cộng sản Việt Nam đốt sạch nhằm cắt đứt sự liên hệ giữa thế hệ trẻ với sinh lực dân tộc. Chính sách bất dung dấy lên làn sóng vượt biên, thuyền nhân từ Bắc chí Nam đã vét cạn chất xám cần thiết cho công cuộc xây dựng đất nước phú cường.
Do đó, tập đoàn lãnh đạo Hà Nội phải dựa vào đồng minh để tồn tại đã khắc sâu những vết hằn đau đớn lên cơ thể Việt Nam. Việt Nam chọn Liên Xô làm đồng minh nên cho Mạc Tư Khoa toàn quyền sử dụng hải cảng Cam Ranh từ năm 1979 đến 2004. Áp dụng chính sách hợp-tác-hóa đã dẫn dân tộc đến bờ vực nạn đói năm 1985. Việt Nam xua quân vào Xứ Chùa Tháp năm 1979 đã kích thích Bắc Kinh mở cuộc chiến tranh biên giới khốc liệt vào năm 1979.
Liên Xô tan rã, Hà Nội lại muối mặt cầu cạnh Bắc Kinh nên phải làm quà bằng các Hiệp định về biên giới và Vịnh Bắc Bộ. Từ đó, Việt Nam có một mô hình kinh tế tư bản man dại thời đại Karl Marx, cộng với kiểu kinh tế thân hữu đã bị thế giới ruồng bỏ. Vì áp dụng mô hình lạc hậu nên đến năm 2009, lợi tức bình quân chỉ có 1,000 USD. Từ 1963 đến 1995, Nam Hàn đã nâng lợi tức bình quân từ 100 lên tới 10,000 USD.
Việt Nam đang từng phút, từng giờ đứng trước mối đe dọa mọi mặt của người đồng minh “môi hở răng lạnh”. Chỉ có dân tộc Việt Nam đồng lòng mới giải tỏa được chứ không thể trông chờ vào nhà nước ù lì và bất lực.”

Thực chất của chế độ cộng sản

Một cựu đảng viên cộng sản, du học tại Ba Lan rồi trở về nước phục vụ, nay sinh sống tại thủ đô Vác Sa Va, tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi giới lao động Việt Nam ở hải ngoại, ông Trần Ngọc Thành giải thích vì sao ông rời bỏ hàng ngũ đảng cộng sản Việt Nam:
“Ra đi du học tại Ba Lan tôi mới bắt đầu hiểu thực chất của chế độ cộng sản là gì, tôi có rất nhiều anh chị em trực tiếp tham gia vào quân đội, có những người đã hy sinh, có những người hiện nay là thương binh. Sau này, ngày càng tìm hiểu thì tôi thấy đó là một cuộc nồi da xáo thịt của người Việt Nam đánh nhau. Người hưởng lợi chính là đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1945 thì họ cướp chính quyền tại Miền Bắc, khi đất nước chia thành hai miền sau hiệp định Geneve, họ lại bắt đầu phát động cuộc chiến tranh gọi là giải phóng Miền Nam, thực chất là họ muốn thu quyền lực về một mối, tôi rất thất vọng về chính quyền hiện nay.

Những căn nhà sang trọng nhiều từng
Những căn nhà sang trọng nhiều từng lầu chung quanh nhà bác Phiêu đều là của các lãnh tụ cao cấp tướng tá

Thật ra ý đồ của Hà Nội là thâu tóm tất cả chính quyền về tay người cộng sản, nhưng phải nhìn vào thực tế của đất nước, nhìn vào hạnh phúc của nhân dân mà phấn đấu. Thật ra từ năm 1975 đến nay, những người cầm quyền chỉ chăm chú vào quyền lợi của đảng cộng sản cũng như bản thân người cầm quyền, còn người dân vẫn là nô lệ trên đất nước mình. Cái nô lệ ở đây không chỉ nói riêng về kinh tế mà trên các mặt, người dân có quyền nói, biểu hiện chính kiến, cách nhìn của mình, nhưng dưới chế độ cộng sản họ bị nô dịch tất cả các mặt. Về kinh tế thì chính quyền cho cái gì thì dân được cái nấy, như việc hợp tác hóa, rồi sau này các chính sách khác về kinh tế là ngăn sông cấm chợ, cấm buôn bán, cải tạo công thương nghiệp, chỉ để phục vụ một nhóm nhỏ trong chính quyền.

Thật ra thì tôi không trả thẻ đảng mà tôi vất thẻ đảng, vì những người làm chủ đất nước hiện nay, thực sự chỉ là tôi tớ cho một số đảng viên cao cấp.

Ông Trần Ngọc Thành

Thật ra thì tôi không trả thẻ đảng mà tôi vất thẻ đảng, vì những người làm chủ đất nước hiện nay, thực sự chỉ là tôi tớ cho một số đảng viên cao cấp. Phần lớn người lao động hiện nay xuất thân từ nông thôn hay thành thị, từ trước tới nay bị phân biệt đối xử, về cả kinh tế lẫn mặt chính trị. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản, thay đổi chính trị tại Đông Âu là điều cần phải thay đổi để làm cho đất nước đi lên. Tôi thấy rằng, mục tiêu của chúng ta hiện nay là làm sao cho đại bộ phận người Việt Nam được no ấm.”

Qua những góp ý của các cựu chiến binh của hai miền Nam Bắc thì 35 năm sau khi chiến tranh kết thúc Việt Nam vẫn chưa thực hiện được chủ trương “độc lập, tự do, hạnh phúc” được ghi trên quốc uy của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là mục tiêu do đảng cộng sản đề ra, từ khi lên nắm chánh quyền hồi năm 1945.
35 năm sau khi hòa bình được vãn hồi, mặc dù được Hà Nội đã được kết nạp vào WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, là chủ tịch luân phiên của ASEAN, nhưng công luận vẫn cho là Việt Nam thiếu tự do, dân chủ, không có tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, không có nhân quyền và nằm trong danh sách những quốc gia có thu nhập thấp kém trên thế giới và trong khu vực Châu Á.

April 25, 2010 Posted by | Thời sự | 2 Comments

LÁ CỜ QUỐC GIA VNCH

Trích NguoiViet Boston

Nguyễn Kiến Việt

Mẹ tôi chỉ là một thư ký thường cho một công sở ở Sài Gòn trước năm 1975. Vào cái trưa ngày 30 tháng 4, 1975, khi biết chắc miền Nam đã thất thủ và Việt cộng đang từ từ tiến vô Sài Gòn, mẹ tôi lặng lẽ mở tủ lấy lá cờ quốc gia, bỏ vô chiếc thau đồng vẫn thường để đốt vàng bạc trong các dịp cúng giổ trong gia đình, rồi đem xuống bếp, thắp ba cây nhang lâm râm khấn vái trước khi châm lửa đốt. Lúc đó chúng tôi cũng biết việc cất giữ những gì thuộc về chế độ cũ sẽ mang tới tai họa cho gia đình, huống chi là lá cờ quốc gia, nên mẹ tôi phải đốt đi; nhưng những điều mà mẹ tôi giải thích sau đó về việc khấn vái trước khi đốt lá cờ mang một ý nghĩa khác hơn mà suốt đời tôi không quên được. Mẹ tôi nói:
“Biết bao nhiêu anh chiến sĩ quốc gia đã chết dưới lá cờ ni, chừ vì thời thế mà mình phải đốt đi, mình cũng phải xin phép người ta một tiếng!”
Thế rồi, những năm tháng sống dưới chế độ cộng sản bắt đầu đến với người dân miền Nam. Như bao nhiêu gia đình khác, gia đình tôi ngơ ngác, bàng hoàng qua những chiến dịch, chính sách liên tiếp của Việt cộng. Hết “chiến dịch đổi tiền”, “chính sách lương thực, hộ khẩu”, đến “chính sách học tập cãi tạo đối với ngụy quân, ngụy quyền”, “chiến dịch đánh tư sản mại bản”, “chính sách kinh tế mới”,.. và nhiều nữa không kể hết. Ai nói Việt cộng ngu ngốc, chứ riêng tôi thì thấy họ chỉ vô đạo đức và kém văn hóa, kỹ thuật; chứ thủ đoạn chính trị thì thật cao thâm! Chính sách nào của Việt cộng cũng làm cho người dân miền Nam khốn đốn, dìm sâu con người đến tận bùn đen.
Đầu tiên là “chiến dịch đổi tiền”, họ phát cho mổi gia đình một số tiền bằng nhau, như vậy mổi gia đình đều nghèo như nhau, không ai có thể giúp ai đươc. Họ tuyên bố vàng, bạc, quý kim, đá quý là thuộc tài sản của Nhà Nước, ai mua, bán, cất giữ thì bị tịch thu. Kế đến là “chính sách hộ khẩu”, tức là mổi gia đình phải kê khai số người trong gia đình để được mua lương thực (tức là gồm khoai, sắn và gạo mốc) theo tiêu chuẩn, nghĩa là mổi người (mà họ gọi là “nhân khẩu”) được 13 kg lương thực mổi tháng.
Bao vây như vậy vẫn chưa đủ chặt, Việt cộng sau đó còn ban hành lệnh cấm người dân mang gạo và các loại hoa màu khác từ vùng này sang vùng khác, bất kể là buôn bán hay chỉ là để cho bà con, con cháu. Thành thử các vùng thôn quê miền Nam (vốn dư thừa lúa gạo) mà lúc bấy giờ cũng không thể đem cho bà con, con cháu ở thành phố; nhiều bà nội, ngoại phải giấu gạo trong lon sữa guigoz để đem lên thành phố nuôi con cháu bị bệnh hoạn, đau ốm, …
Như vậy là họ đã hình thành một cái chuồng gia súc-người khổng lồ, con vật-người nào ngoan ngoãn thì được cho ăn đủ để sống, con nào đi ra khỏi cái chuồng đó thì chỉ có chết đói. Chính sách này còn cao thâm ở chổ mà miền Nam ngày trước không có là không thể có cái việc “các má, các chị nuôi giấu cán bộ giải phóng trong nhà” như Việt cộng đã đĩ miệng, phỉnh phờ người dân trước đây.
Ba tôi rồi cũng đi tù “cãi tạo” như bao nhiêu sĩ quan, công chức miền Nam khác, mẹ tôi ở lại một mình phải nuôi bầy con nhỏ. Bây giờ mổi khi hồi tưởng lại đoạn đời đã qua, tôi vẫn tự hỏi, nếu mình là mẹ mình hồi đó, liệu mình có thể bươn trãi một mình để vừa nuôi chồng trong tù vừa nuôi một đàn con dại như vậy không ? Trong lòng tôi vẫn luôn có một bông hồng cảm phục dành cho mẹ tôi và những phụ nữ như mẹ tôi đã đi qua đoạn đời khắc nghiệt xưa đó.
Từ một công chức cạo giấy mẹ tôi trở thành “bà bán chợ trời” (bán các đồ dùng trong nhà để mua gạo ăn), rồi sau khi kiếm được chút vốn đã “tiến lên” thành một “bà bán vé số, thuốc lá lẻ” đầu đường. Thời đó, cái thời chi mà khốn khổ! Mẹ tôi buôn bán được vài bữa thì phải tạm nghỉ vì hễ khi có “chiến dịch làm sạch lòng, lề đường”, công an đuổi bắt những người buôn bán vặt như mẹ tôi, thì phải đợi qua “chiến dịch” rồi mới ra buôn bán lại được. Có khi mẹ tôi đẩy xe vô nhà sớm hơn thường lệ, nằm thở dài, hỏi ra mới biết mẹ tôi bị quân lưu manh lường gạt, cụt hết vốn.
Thời bấy giờ, do chính sách “bần cùng hóa nhân dân” của Việt cộng đã tạo ra những tên lưu manh, trộm cắp nhiều như nấm. Có tên đến gạt mẹ tôi đổi vé số trúng mà kỳ thật là vé số cạo sửa, vậy là mẹ tôi cụt vốn; có tên đến vờ hỏi mua nguyên một gói thuốc lá Jet (thời đó người ta thường chỉ mua một, hai điếu thuốc lẻ, nên bán được nguyên gói thuốc là mừng lắm), thế rồi hắn xé bao lấy một điếu, rồi giả bộ đổi ý, trả gói thuốc lại, chỉ lấy một điếu thôi, vài ngày sau mẹ tôi mới biết là hắn đã tráo gói thuốc giả!
Một buổi tối, tôi ra ngồi chờ để phụ mẹ tôi đẩy xe thuốc vô nhà, thì có một anh bộ đội, còn trẻ cỡ tuổi tôi, đội nón cối, mặc áo thun ba lỗ, quần xà lỏn (chắc là đóng quân đâu gần đó) đến mua thuốc lá. Hồi đó, bộ đội Việt cộng giấu, không mang quân hàm nên chẳng biết là cấp nào, chỉ đoán là anh nào trẻ, mặt mày ngố ngố là bộ đội thường, cấp nhỏ, anh nào người lùn tẹt, mặt mày thâm hiểm, quắt queo như mặt chuột thì có thể là công an hay chính trị viên,…
Anh bộ đội hỏi mua 3 điếu thuốc Vàm Cỏ, rồi đưa ra tờ giấy một đồng đã rách chỉ còn hơn một nửa. Mẹ tôi nói:
“Anh đổi cho tờ bạc khác, tờ ni rách rồi, người ta không ăn.”
Anh bộ đội trẻ măng bỗng đổi sắc mặt, cao giọng lạnh lùng:
“Chúng tôi chưa tuyên bố là tiền này không tiêu được!”
À, thì ra những thằng oắt con Việt cộng này cũng biết lên giọng của kẻ chiến thắng, giọng của kẻ nhân danh một chính quyền! Lúc này tôi mới sực thấy cái quần xà lỏn màu vàng mà hắn đang mặc được may bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ! Mẹ tôi lẳng lặng lấy tờ tiền rách và đưa cho hắn 3 điếu thuốc. Khi hắn đã đi xa, mẹ tôi vò tờ bạc vất xuống cống và nói nhỏ đủ cho tôi nghe:
“Thôi kệ, một đồng bạc, cãi lẫy làm chi cho mệt… Hắn mặc cái quần…, làm chi rứa, thắng trận rồi thì thôi, sỉ nhục người ta làm chi nữa, con hí?”.
Thì ra mẹ tôi cũng đã nhận ra cái quần hắn mặc may bằng lá cờ quốc gia và điều mà mẹ tôi quan tâm nhiều hơn là lá cờ, chứ không phải tờ bạc rách!
Khi Việt cộng mới chiếm miền Nam, nhiều người vẫn tưởng Việt cộng cũng là người Việt, không lẽ họ lại đày đọa đồng bào. Nhưng sau nhiều năm tháng sống dưới chế độ cộng sản, tôi hiểu ra rằng Việt cộng xem dân miền Nam như kẻ thù muôn kiếp, họ tự cho họ là phe chiến thắng “vẻ vang” và có quyền cai trị tuyệt đối đám dân xem như không cùng chủng tộc này.
Một hôm, đang ngồi bán thuốc lá, mẹ tôi tất tả vô nhà, kêu đứa em tôi ra ngồi bán để mẹ đi có việc gì đó. Một lúc sau mẹ tôi trở về và kể cho chúng tôi một câu chuyện thật ngộ nghĩnh. Mẹ kể:
“Mẹ đang ngồi ngoài đó thì nghe mấy bà rủ nhau chạy đi coi người ta treo cờ quốc gia trên ngọn cây. Té ra không phải, có cái bao ny-lông màu vàng có dãi đỏ, chắc là gió thổi mắc tuốt trên ngọn cây cao lắm, người ta tưởng là cờ quốc gia. Mà lạ lắm con, có con chó nó cứ dòm lên cây mà sủa ra vẻ mừng rỡ lắm, rứa mới lạ, chắc là điềm trời rồi!”
Mẹ tôi là vậy đó, bà hay tin dị đoan, nhưng chính ra là mẹ tôi nhìn mọi việc bằng tình cảm trong lòng mình.
Thời gian trôi mãi không ngừng… Cuối cùng rồi ba tôi cũng may mắn sống sót trở về sau gần 10 năm trong lao tù cộng sản, mẹ tôi vẫn bán thuốc lá lẻ, chúng tôi sau nhiều lần bị đánh rớt Đại Học, đành phải tìm việc vặt vãnh để kiếm sống. Đôi khi tôi tự hỏi, cuộc đời mình sẽ ra sao, liệu mình có thể có một mái gia đình, vợ con như bao người khác không trong khi mà cả gia đình mình không hề thấy một con đường nào trước mặt để vươn lên, để sinh sống với mức trung bình!? “Mọi người sinh ra đều bình đẳng .. và ai cũng được quyền mưu cầu hạnh phúc …” câu ấy nghe có vẻ hiển nhiên và dễ dàng quá; nhưng phải sống dưới chế độ cộng sản, việc gì cũng bị truy xét lý lịch đến ba đời, mới thấm thía ý nghĩa và hiểu được vì sao người ta dùng câu ấy để mở đầu cho bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bất hủ.
Một ngày khoãng đầu năm 1990, công an phường đến đưa cho ba tôi một tờ giấy có tiêu đề và đóng dấu của Công An Thành Phố, nội dung vỏn vẹn “đến làm việc”. Gia đình tôi lo sợ là ba tôi sẽ bị bắt vô tù lại, ba tôi thì lẳng lặng mặc áo ra đi, hình như các ông “sĩ quan học tập” về đều trở thành triết gia, bình thản chấp nhận thực tại. Hay là thân phận của con cá nằm trên thớt, thôi thì muốn băm vằm gì tùy ý.
Rồi ba tôi về nhà với một tin vui mà cả nhà tôi có nằm mơ cũng không thấy được, công an thành phố kêu ba tôi về làm đơn nộp cho Sở Ngoại Vụ vì gia đình tôi được Nhà Nước “nhân đạo” cho đi định cư ở Hoa Kỳ! Thật không sao kể xiết nổi vui mừng của gia đình tôi với tin này, đang từ một cuộc sống tuyệt vọng nơi quê nhà mà nay được ra đi đến một quốc gia tự do, giàu mạnh nhất thế giới! Những ngày sau đó lại cũng là mẹ tôi đi vay mượn, bán những món đồ cuối cùng trong nhà chỉ để có tiền làm bản sao photocopy các giấy tờ “Ra Trại” của ba tôi, khai sinh của chúng tôi, đóng tiền cho “Dịch Vụ”, … để làm thủ tục xuất cảnh.
Chỉ khoảng 6 tháng sau là gia đình tôi lên máy bay để bay qua trại chuyển tiếp bên Thái Lan. Tôi lên máy bay, ngồi nhìn xuống phi trường Tân Sơn Nhất dưới kia mà nước mắt cứ trào ra không ngăn được. Thế là hết, đất nước này của tôi, thành phố Sài Gòn này của tôi, nơi mà tôi sinh ra và lớn lên, một lát nữa đây sẽ vĩnh viễn rời xa, bao nhiêu vui buồn ở đây, mai sau chỉ còn trong kỷ niệm! Tôi quay lại nhìn thấy ba tôi mặt không lộ vẻ vui buồn gì cả, còn mẹ tôi thì nhắm mắt như đang cầu nguyện và mẹ tôi cứ nhắm mắt như thế trong suốt chuyến bay cho đến khi đặt chân xuống Thái Lan, mẹ tôi mới nói:
“Bây giờ mới tin là mình thoát rồi!”
Sau khoảng 3 tuần ở Thái Lan, gia đình chúng tôi lên máy bay qua Nhật, rồi đổi máy bay, bay đến San Francisco, Hoa Kỳ.
Ngày đầu tiên đến Mỹ được người bà con chở đi siêu thị của người Việt, thấy lá cờ Việt Nam bay phất phới trên mái nhà, mẹ tôi nói:
“Ui chao, lâu lắm mình mới thấy lại lá cờ ni, cái cờ quốc gia của mình răng mà hắn hiền lành, dễ thương hí?”.
Rồi mẹ kêu tôi đi hỏi mua cho mẹ một lá cờ quốc gia bằng vải, đem về cất vào ngăn trên trong tủ thờ.
Chúng tôi dần dần ổn định cuộc sống, cả nhà đều ghi tên học College, mẹ tôi cũng đi học College nữa và xem ra bà rất hứng thú với các lớp ESL (English as a Second Language); đặc biệt là các lớp có viết essays (luận văn).
Mẹ tôi viết luận văn rất ngộ nghĩnh, thí dụ đề tài là “Bạn hãy nói các điểm giống nhau và khác nhau của một sự việc gì đó giữa nước Mỹ và nước của bạn” thì mẹ tôi lại viết về lá cờ quốc gia. Ý mẹ tôi (mà chắc chỉ có mình tôi hiểu được) là nước Việt Nam có đến hai lá cờ khác nhau với hai chế độ tương phản nhau mà người Mỹ thời này hay ngộ nhận cờ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng của Việt cộng; trong khi lá cờ đó không phải là lá cờ thiêng liêng của người Việt tại Mỹ. Rải rác trong suốt bài luận văn dài tràng giang đại hải của mẹ tôi là những mẩu chuyện thật mà mẹ tôi đã trải qua suốt thời gian sống dưới chế độ Việt cộng. Mẹ tôi kể là mẹ thấy bà giáo Mỹ đọc say mê (tôi nghĩ có lẽ là bà giáo Mỹ sống ở nước tự do, dân chủ không thể ngờ là có những chuyện chà đạp, bức hiếp con người như thế dưới chế độ cộng sản). Khi bài được trả lại, tôi cầm bài luận của mẹ tôi xem thì thấy bà giáo phê chi chít ngoài lề không biết bao nhiêu là chữ đỏ: “interesting! “, “Narrative”, “I can’t believe it!”,…. và cuối cùng bà cho một điểm “D” vì… lạc đề!
Cuộc sống chúng tôi dần dần ổn định, vô Đại Học, lấy được bằng cấp, chứng chỉ, rồi đi làm, cuộc sống theo tôi như thế là quá hạnh phúc rồi. Dạo đó, có anh chàng Trần Trường nào đó ở miền Nam California, tự nhiên giở chứng đem treo lá cờ đỏ sao vàng của Việt cộng trong tiệm băng nhạc của anh ta làm cho người Việt quanh vùng nổi giận, đồng bào đem cả ngàn lá cờ quốc gia, nền vàng ba sọc đỏ đến biểu tình trước tiệm anh ta suốt mấy ngày đêm. Mẹ tôi ngồi chăm chú xem trên truyền hình và nói với tôi:
“Tinh thần của người ta còn cao lắm chớ, mai mốt đây mà về thì phải biết!”
Ý mẹ tôi nói là sau này khi không còn cộng sản ở Việt Nam nữa thì chắc đồng bào sẽ hân hoan trở về treo lên cả rừng cờ quốc gia chớ không phải chỉ chừng này đâu.
Thời gian trôi nhanh quá, chúng tôi đã xa quê hương gần 20 năm, Việt cộng vẫn còn đó, vẫn cai trị đất nước tôi. Sau này do chúng tôi, kể cả cha chúng tôi nữa, đều học xong và ra đi làm, không ai có thể chở mẹ tôi đi học ESL nữa nên mẹ tôi phải ở nhà thui thủi một mình, buồn lắm. Có lần tôi hỏi mẹ có muốn về Việt Nam một chuyến để thăm bà con lần cuối không, mẹ tôi nói:
“Không, về làm chi, rồi mình nhớ lại cảnh cũ, mình thêm buồn; khi mô mà hòa bình rồi thì mẹ mới về!”
Ý mẹ nói “hòa bình” nghĩa là khi không còn cộng sản nữa.
Rồi mẹ tôi bệnh, đưa vô nhà thương, bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị ung thư phổi, cho về nhà để Hospice Care đến chăm sóc (Hospice là các tổ chức thiện nguyện ở khắp nước Mỹ, nhiệm vụ của họ là cung cấp phương tiện, thuốc men miễn phí nhằm giảm nhẹ đau đớn cho những người bệnh không còn cứu chữa được nữa). Mẹ tôi mất không lâu sau đó. Mẹ nằm lại đất nước Mỹ này và vĩnh viễn không còn nhìn thấy lại quê hương mình lần nào nữa.
Trong lúc lục giấy tờ để làm khai tử cho mẹ, tôi tìm thấy chiếc ví nhỏ mà mẹ tôi vẫn thường dùng để đựng ít tiền và các giấy tờ tùy thân như thẻ an sinh xã hội, thẻ căn cước,.. Trong một ngăn ví là lá cờ vàng ba sọc đỏ bằng giấy, khổ bằng chiếc thẻ tín dụng mà có lẽ mẹ tôi đã cắt ra từ một tờ báo nào đó. Tôi bồi hồi xúc động, thì ra mẹ tôi vẫn giữ mãi lá cờ quốc gia bên mình, có lẽ lá cờ vàng hiền lành này đối với mẹ tôi cũng thiêng liêng như linh hồn của những người đã khuất.

Nguyễn Kiến Việt

* * *

Nhân Ngày 30 Tháng 4, suy nghĩ về

PHÉP LẠ CỜ VÀNG

Bạn ơi,
Bạn có thể gọi đó là điều phi thường,
Hay phép lạ.
Ba mươi lăm năm sau ngày chính quyền và quân đội ta tan rã,
Chính thể xoá tên,
Dân ta, hơn ba triệu người, lưu lạc khắp mọi miền,
Khắp bốn biển, năm châu,
Vẫn đoàn kết cùng nhau,
Không phải quanh một minh chủ
Hoặc một chính đảng có tầm cỡ…
Mà quanh một tấm vải. Vâng, chỉ một tấm vải
(Hoặc đôi khi chỉ là vuông giấy)

Màu Vàng với Ba Sọc Đỏ.
Cờ Vàng là tên ta gọi nó.
Thấy nó là ta vui,
Thấy nó là ta cười,
Cười mà mắt lại rưng rưng,
Tủi tủi, mừng mừng…
Hơn ba triệu người, bá nhân, bá tánh,
Khác điạ phương, tôn giáo, lập trường, chính kiến,
Giàu nghèo cách biệt, học lực không đều,
Nhưng quanh Cờ Vàng mọi ngăn cách bỗng triệt tiêu.
Ta đứng sát vai nhau, cất cao tiếng ca chào kính,
Chào Cờ Vàng, chào Tổng Tư Lệnh, chào Thủ Lãnh
Cuả chúng ta,
Vị Thủ lãnh tài ba,
Cùng một lúc có mặt khắp nơi trên trái đất,
Cả trên chiến trường Afghanistan, Iraq,
Như một vị thần triệu mắt, triệu tay,
Như bà mẹ triệu con mà thương mến vẫn đong đầy…

Ôi Ngọn Cờ Thần Thánh đó,
Mà hàng triệu con dân Miền Nam đã tưới bằng máu đỏ,
Đang liên kết chúng ta thành một khối vững vàng.
Vậy, còn đợi gì, bạn ơi, hãy kính cẩn hô vang:
Vạn tuế Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ!
Vạn tuế Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ!
Vạn tuế Thủ Lãnh cuả Người Việt Tỵ Nạn cộng sản trên cả điạ cầu,
Khắp Bốn Biển, Năm Châu!

Boston, ngày 7 tháng 4 năm 2010
Bác sĩ Vũ Linh Huy
Carney Hospital
Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ

April 22, 2010 Posted by | Việt Nam Cộng Hòa | Leave a comment

Đâu rồi lợi thế 35 năm?

Khánh An, phóng viên RFA
2010-04-19

Sắp đến 30 tháng 4 rồi, có rất nhiều chuyện để nói về 30 tháng 4. Nhiều người lớn hay nói về chiến tranh, nhắc lại những cái mà họ đã trải qua trong chiến tranh, nhưng với giới trẻ thì như thế nào?

Photo courtesy of DaiHoangNguyenblog

Chợ Bến Thành trước năm 1975.

Giới trẻ tụi mình thì mình nhìn về chiến tranh như thế nào? Mình nghĩ gì về chiến tranh? Và cái hiện tại của mình, những mối quan tâm hiện nay là gì? Vì vậy, chủ đề của ngày hôm nay sẽ là “Giới trẻ với ngày 30 tháng 4”.

Ngày 30 tháng 4

Trước khi bắt đầu chương trình, Khánh An sẽ mời các bạn lần lượt tự giới thiệu về bản thân mình. Trong này có những người đại diện cho thế hệ 7X, 8X, 9X. Mình sẽ mời thế hệ 7X trước.

Diệu: Chào các bạn. Mình là Diệu, đang ở bên Đức. Mình sinh tháng 7 năm 75, tức là sau 30 tháng 4 mấy tháng, tức là lúc 30 tháng 4 xảy ra, hồi đó mẹ mình mang bầu chạy loạn, sau đó 3 tháng thì mình ra đời. Mình bây giờ đang học thạc sĩ văn chương ở Đức, đồng thời mình cũng đi làm.

Theo ý em, “thống nhất” là đúng về mặt địa lý, bởi vì trước 30 tháng 4 nếu chị ở miền Nam chị đâu có thể nào vượt qua sông Bến Hải được.

Bạn Hoàng

Khánh An: Cảm ơn chị Diệu. Bây giờ thì mời đại diện của thế hệ 8X.

Hoàng: Chào chị Diệu, chị Khánh An và mọi người. Mình là Hoàng, đang du học ở Pháp. Mình sinh năm 82, hiện đang là nghiên cứu sinh ở Pháp.

Khánh An: Và bây giờ thì mời Thìn, cũng là thế hệ 8X nhưng mà là cuối 8X. Mời Thìn.

Thìn: Vâng. Em xin giới thiệu em là Thìn. Em sinh năm 88. Em giờ đang học Viễn Thông ở Hà Nội và em cũng đang đi làm thêm ở Hà Nội.

Khánh An: Cảm ơn Thìn. Và đến thế hệ 9X.

Phương Anh: Em chào mọi người ạ. Em tên là Phương Anh. Em ở Thành phố Hồ Chí Minh, đang học cao đẳng Trường Đại Học Hoa Sen.

Chợ Bến Thành ngày nay. Photo courtesy of sgopentour.
Chợ Bến Thành ngày nay. Photo courtesy of sgopentour.

Khánh An: Và bây giờ thì bạn cuối cùng, bé út của chương trình.

Thảo: Vâng. Em xin chào mọi người. Em sinh tháng 2 năm 1991, tức là sau 30 tháng Tư 26 năm. Hiện nay, em đang là sinh viên năm thứ nhất của Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghiệp Hà Nội và ngành em học là kế toán.

Khánh An: Khánh An cảm ơn mọi người và rất vui được đón các bạn vào chương trình Cafe Wifi. Ngày hôm nay cũng sắp đến ngày 30 tháng 4 rồi, câu hỏi đầu tiên mà Khánh An đặt ra cho các bạn là các bạn nghĩ gì về Ngày 30 Tháng Tư?

Diệu: Khi mà nhắc tới 30 tháng 4 năm 75 thì câu hỏi của Khánh An đổ về đầu mình nhiều ý tưởng quá đi, không biết bắt đầu từ cái nào, nhưng mà có lẽ mình bắt đầu từ chuyện là, vì mình sinh sau 30-4-1975 có mấy tháng thôi, cho nên hậu quả, hệ quả của chiến tranh còn để lại trên thế hệ của mình khá là nặng nề, ví dụ như rất nhiều bạn bè của mình có tên nickname là bobo, không biết là Thảo với Thìn với mấy bạn thế hệ 7-8-9X về sau có biết bobo là cái gì không?

Đó là một loại hạt có ruột trắng và cứng, mình ăn bobo rất nhiều cho nên nhiều đứa tên “Bobo”.

Thứ hai nữa trong gia đình mình, mình là một đứa nhỏ con nhứt, mà theo gene di truyền thì đúng ra không nhỏ như vậy đâu nhưng mà vì trực tiếp sau 30-4-75, bao nhiêu dinh dưỡng cho một đứa trẻ bình thường cũng không có đủ. Mình nhớ hồi còn nhỏ, các bạn biết trái bắp màu vàng mà bây giờ để cho heo cho lợn nó ăn đó, người ta xay bể bể ra xong rồi nấu cái đó lên ăn thay cho cơm. Mà một đứa nhỏ đúng ra phải được bú sữa mà bây giờ nó phải ăn bắp thì dinh dưỡng của không có đủ, cho nên thế hệ của tụi mình èo uột và rất là nhỏ con. Đó là ý tưởng đầu tiên.

Em nghĩ hậu quả chiến tranh để lại quá nặng nề, qua bao nhiêu thế hệ rồi mà con cháu của mọi người vẫn bị hậu quả của chiến tranh.

Bạn Thảo

Khánh An: Các bạn khác, khi các bạn nghe câu chuyện vừa rồi thì các bạn có cảm nghĩ như thế nào?

Thìn: Đối với em thì sinh ra trong thời hòa bình, nhưng mà ngày 30 tháng 4 đối với em vẫn rất tự hào. Em vẫn thích ngày 30 tháng 4 bởi vì thứ nhất nó là ngày nghỉ chị ạ, thứ hai đó là ngày mà Việt Nam hoàn toàn giải phóng và hai miền Nam Bắc được chung một nhà.

Hậu quả chiến tranh

Thảo: Thưa chị Khánh An, em muốn nói ạ.

Khánh An: Ừ, mời em, bé Thảo.

Thảo: Vâng. Trong 5 người thì em được sinh ra sau ngày 30 tháng 4 nhất, nhưng mà nhìn những người thân xung quanh em, ở quê em có rất nhiều người nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh, tuy em còn trẻ, em chưa biết được nhiều về cuộc sống chung quanh, nhưng em nghĩ hậu quả chiến tranh để lại quá nặng nề, qua bao nhiêu thế hệ rồi mà con cháu của mọi người vẫn bị hậu quả của chiến tranh.

Nơi nuôi dạy trẻ em tàn tật do hâu quả chiến tranh tại Hà Nội.  Photo courtesy Plasma HN.
Nơi nuôi dạy trẻ em tàn tật do hâu quả chiến tranh tại Hà Nội. Photo courtesy Plasma HN.

Khánh An: Hoàng thì Hoàng nghĩ như thế nào?

Hoàng: Em, tất nhiên, thế hệ của em ra đời thì chiến tranh đã lùi xa được bảy tám năm cho nên tụi em gần như không biết gì về chiến tranh. Ngày 30 tháng 4 trong tâm thức của em là một ngày nghỉ, nhưng em được sinh ra cũng không quá lâu sau chiến tranh, trong giai đoạn mọi người ăn bobo, nhà nhà ăn bobo…

Diệu: Thế ra Hoàng cũng có ăn bobo rồi hả?

Hoàng: Tất nhiên rồi chị. Tại vì chỗ em là vùng kinh tế mới mà. Sau khi chiến tranh xong thì đi về vùng kinh tế mới khổ lắm, rồi hợp tác xã nhưng lúc đó cũng không có đủ ruộng để cày đâu. Bạn Thìn vừa nói đó là ngày giải phóng thì tất nhiên rồi, trong tâm trí người Việt Nam mình ai cũng nói như vậy và em cũng nói như vậy, nhưng mà một điều rất lạ là năm ngoái em đi qua Berlin chơi thì gặp một anh mà bạn em giới thiệu là anh này ảnh đi Đức lâu rồi. Em nói là anh qua Đức trước giải phóng hay sau giải phóng? Mình vẫn coi cái đó như là cái mốc. Ảnh nói  “Anh qua Đức trước 75 chứ không phải là trước giải phóng”. Em cũng hơi bất ngờ.

Diệu: À, Khánh An.

Khánh An: Ừ, mời chị Diệu.

Ngày xưa ở Sài Gòn, nó là Hòn Ngọc của Viễn Đông, nhưng mà sau khi giải phóng xong thì Hòn Ngọc Viễn Đông không còn ở Sài Gòn nữa mà đã chuyển sang Thái Lan.

Bạn Thìn

Diệu: Sẵn Hoàng nhắc chuyện đó, mình cũng kể cho mấy bạn nghe luôn. Mình cũng gặp trục trặc y như Hoàng vừa nói, tức là khi mình qua Đức để học thì hiển nhiên ở đây cũng có cộng đồng người Việt. Mình cũng rất nhiệt tình với những vấn đề, những hội thảo về văn hóa Việt Nam. Trong một buổi thuyết trình, mình cũng dùng cái từ đó, vì đối với mình đó là ngôn ngữ, là một cái mốc, cho nên mình nói là “sau giải phóng” thì khi chữ đó nói ra khỏi miệng mình bình thường, nhưng gương mặt của những người ở trong thính phòng nó căng lại.

Sau đó, có người nói với mình là ở đây, những người đang ngồi ở đây đa số là những người vì 30-4-75 mà đã bỏ Việt Nam ra đi. Hồi đó, mình gọi là đi vượt biên đó. Đối với họ, cái từ đó không có trong từ điển mà họ dùng là “biến cố 75” chớ không ai nói là “giải phóng”. Và họ cũng đặt vấn đề luôn là, mà cái này mình nghe từ khi mình còn là sinh viên ở Sài Gòn đã có một anh sinh viên lớn hơn nói với mình là mình dùng cái từ “giải phóng” thì ai giải phóng mình khỏi cái người đã giải phóng cho mình?

Thống nhất?

Khánh An: Nhân chuyện chị Diệu với Hoàng vừa mới nói đến thì thực sự nếu như ở bên Mỹ này thì cũng vậy thôi. Đa số sẽ không đồng ý với chuyện đó. Trong ngôn ngữ mà trong nước hay dùng, đó là ngày 30 tháng 4 người ta hay gọi là “ngày giải phóng miền Nam”, “ngày thống nhất”, nhưng sau năm 75 trở đi cho đến giờ thì những người ở hải ngoại nhìn vào trong nước thì người ta không nghĩ rằng dân tộc Việt Nam được giải phóng. Đó là cái thứ nhất. Điều thứ hai có lẽ giới trẻ mình dễ nhìn thấy hơn, đó là có thực sự là thống nhất không? Mình đang muốn nói đến từ “thống nhất” ở nhiều khía cạnh khác nhau. Không biết là ý kiến các bạn trẻ như thế nào?

Hoàng: Theo ý em, thống nhất là đúng về mặt địa lý, bởi vì trước 30 tháng 4 nếu chị ở miền Nam chị đâu có thể nào vượt qua sông Bến Hải được. Nhưng mà cái thống nhất như chị vừa nói nó còn ở nhiều khía cạnh khác nữa, thống nhất về suy nghĩ, về niềm tin, về quan điểm, thì cái thống nhất về quan điểm nó được làm như thế nào? Tất nhiên, chiến tranh bao giờ cũng là tàn khốc hết, nhưng mà sau chiến tranh thì em thấy có quá nhiều người Việt Nam phải đi vào trại cải tạo, có lẽ là cũng để cho có một quan điểm thống nhất chăng? Để có một thế giới quan thống nhất chăng?

Cộng đồng người Việt ở Mỹ. Photo courtesy nuocviet.info
Cộng đồng người Việt ở Mỹ. Photo courtesy nuocviet.info

Em cảm thấy buồn về chuyện đấy, bởi vì em thấy rằng mình đã bỏ rất nhiều máu xương để mà thống nhất về mặt địa lý rồi, bây giờ lại tiếp tục bỏ tù để mà thống nhất về mặt quan điểm, mà liệu bỏ tù thì có thống nhất được về mặt quan điểm hay không? Cũng chính vì sự bỏ tù như thế cho nên mình có 2 triệu người phải đi ra nước ngoài.

Khánh An: Các bạn khác nghĩ như thế nào?

Thìn: Em nghĩ, từ thống nhất đấy, theo như hai anh chị vừa nói thì anh chị đều là người Nam cả, còn em là người Bắc và em là người thế hệ sau hơn nữa thì em nghĩ rằng từ thống nhất đấy nó cũng không đúng một phần, bởi vì ở miền Nam theo một cái xã hội khác và ở miền Bắc một xã hội khác. Nhưng em nghĩ rằng từ thống nhất này, theo em, nó đúng một mặt, nhất là nếu như theo triết học mà nói, năm đấy là về một xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội tuyệt vời.

Nếu như miền Bắc đã theo xã hội chủ nghĩa rồi mà miền Bắc thống nhất miền Nam vào để theo một xã hội xã hội chủ nghĩa thì là đều đúng, nhưng có cái là chính quyền sau này, đường lối mà đưa đất nước lên thống nhất để đi theo xã hội chủ nghĩa thì họ làm không đúng cách nên Việt Nam bây giờ mới không giàu mạnh lên được, đời sống nhân dân còn khó khăn, còn khổ cực nên là mọi người mới nghĩ rằng cái thống nhất đấy nó chưa thật sự đúng nghĩa. Theo em nghĩ là như vậy, bởi vì thực chất ngày xưa ở Sài Gòn, nó là Hòn Ngọc của Viễn Đông, nhưng mà sau khi giải phóng xong thì Hòn Ngọc Viễn Đông không còn ở Sài Gòn nữa mà đã chuyển sang Thái Lan, nên em nghĩ là từ thống nhất nó chưa được đúng nghĩa như chị vừa nói.

Khánh An: À, Phương Anh ơi, em là một thế hệ rất mới, em nhận xét về những điều vừa rồi như thế nào?

Phương Anh: Đối với em thì từ ngữ của mình vốn đã phong phú rồi, nếu một từ mà xét nhiều nghĩa thì nó sẽ có mặt khách quan và mặt trái ngược lại, không thể nào mà đúng hoàn toàn được tất cả mọi vấn đề hết. Em quen trong bạn bè của em, nói về 30 tháng 4, mấy bạn đều nói là ngày nghỉ, là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, còn ngoài ra có lẽ các bạn không biết gì hơn. Em nghĩ đó là một phần của những bạn mà em biết.

Còn có một số khác thường được ba mẹ kể nhiều về những ngày xưa thì họ rất là thích thú, như em lâu lâu em cũng có nghe ông bà kể ngày xưa làm sao làm sao, rồi gia đình vẫn ở lại đây khi mà thống nhất đất nước, sau hay là trước gì cũng vẫn ở miền Nam này, thì nghe nó còn thú vị. Còn em nói thiệt là học những giờ lịch sử trong trường thì những kiến thức mà tụi em nhận được thì học để chống chế là phần nhiều.

Hoàng: Em có ý kiến.

Khánh An: Mời Hoàng.

Hoàng: Em muốn nói một ý khác, tiếp theo ý của bạn Phương Anh. Mình nói về mình, mình cứ nhìn về chiến tranh nhiều, không biết có phải là cái thói quen của người Việt Nam hay không, khi mà nói về đất nước mình hỏi: tại sao đất nước mình nghèo vậy? Em qua bên này có nhiều bạn bè hỏi vậy đó, thì có rất nhiều người, thậm chí em thấy lãnh đạo của mình cũng nói như vậy nữa, là Việt Nam trải qua chiến tranh lâu quá, bị chiến tranh tàn phá dữ quá cho nên đất nước nghèo.

Nhưng chưa bao giờ em nghe nói rằng cái thế mạnh của Việt Nam là chúng tôi đã có hơn 30 năm hòa bình. Chưa bao giờ, chưa bao giờ nghe một ai nói như thế, mà toàn là nói chúng tôi đã có quá nhiều thời gian trong chiến tranh. Trong khi nếu mà chị ở bên Đức, chị biết rất rõ là nước Đức chỉ thống nhất từ năm 89 thôi, nếu mà nó than như mình thì nó phải than gấp 10 lần như vậy. Em muốn nói về cái nhìn của mình về chiến tranh, như vậy liệu nó đã là một cái nhìn lệch lạc hay không? Rõ ràng như vậy là mình không thấy cái tác dụng của 30 năm sau, mình đã làm cái giống gì? Em không biết ở ngoài Bắc nhưng mà không thể nào nói miền Nam bị chiến tranh tàn phá được bởi vì miền Nam trước 75 đã là khá hơn những nước lân cận rồi, cho nên anh không thể nào nói là tại miền Nam bị tàn phá dữ quá nên bây giờ kinh tế mới khó khăn như vậy. Không thể nói như vậy được, chị thấy không?

Em nghĩ là nên phải nói như thế này, chúng tôi có một lợi thế cực lớn là chúng tôi đã có hơn 30 năm hòa bình, chúng tôi có một lợi thế cực lớn là chúng tôi được thừa hưởng một Sài Gòn rất phồn thịnh, gần như bậc nhất Đông Nam Á. Chưa nghe ai nói chuyện đó hết! Mà cái điều em vừa nói, cái thói quen đó em nhớ là em đã được học ngay trong trường học những bài lịch sử họ nói cho học sinh mình như thế. Hồi trước lúc học thì em không nghĩ, nếu bây giờ mà được phép đặt câu hỏi thì em sẽ đặt câu hỏi với những giáo viên của em là “Đến bao giờ, cô cần bao nhiêu năm nữa, hoặc thầy cần bao nhiêu năm nữa để không thể nói là đất nước Việt Nam bị tàn phá vì chiến tranh nặng nề?”

Khánh An: Quý vị và các bạn quý mến, câu hỏi vừa rồi của Hoàng đã tạm khép lại chương trình Café Wifi ngày hôm nay. Kỳ tới, chúng ta sẽ lại tái ngộ trong chủ đề “Giới trẻ với ngày 30-4” với những tranh luận gay gắt của các bạn trẻ đại diện cho thế hệ 7X, 8X và 9X. Mời quý vị và các bạn đón nghe.

Mọi góp ý đóng góp và tham gia vào chương trình, quý vị và các bạn gửi vào email: wificoffee.rfa@gmail.com. Xin đừng quên để lại số điện thoại để Khánh An liên lạc lại với quý vị. Bây giờ thì Khánh An xin chia tay và hẹn gặp lại quý vị vào kỳ tới.

April 21, 2010 Posted by | Ngày ba mươi tháng tư | Leave a comment

Hiệp định Vịnh Bắc Bộ 2000 và đảo Bạch Long Vĩ

Dương Danh Huy gửi RFA
2010-04-19

Mặc dù Hiệp định Vịnh Bắc Bộ 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh, hiệp định này không nói cụ thể rằng đảo Bạch Long Vĩ là của Việt Nam.

Qũy Nghiên Cứu Biển Đông

Bản đồ: Điểm 11 nằm giữa đảo Hải Nam và các đảo ven bờ Việt Nam cho nên có thể có nghĩa đảo Bạch Long Vĩ đã không được hiệu lực trong việc phân định vùng đặc quyền kinh tế và phềm lục địa.

Hiệp định Vịnh Bắc Bộ

Trong quyển “Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của luật biển ở Việt Nam”, Tiến sĩ Hoàng Trọng Lập, Phó Trưởng ban, Ban Biên giới và tập thể các tác giả viết về quá trình đàm phán như sau :

“Phía Trung Quốc không muốn các đảo Việt Nam có hiệu lực trong phân định, đảo Bạch Long Vĩ chỉ có vành đai lãnh hải 12 hải lý (vì mục đích này, họ cũng không cho các đảo của họ có hiệu lực, trừ Hải Nam được coi là lục địa).

Đối với đảo Bạch Long Vĩ, phía Trung Quốc thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ nhưng cho rằng nếu cho đảo có hiệu lực, sẽ làm đường phân định đi lệch quá nhiều về phía Trung Quốc, dẫn đến kết quả không công bằng.

Phía Việt Nam muốn các đảo Việt Nam có hiệu lực trong phân định. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn quốc tế, Việt Nam đề nghị đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam nhất thiết phải có hiệu lực nhất định trong phân định, việc xem xét hiệu lực của đảo phải căn cứ vào Công ước 1982 và thực tiễn quốc tế nhằm bảo đảm giải pháp phân định công bằng.”

Phía Trung Quốc thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ nhưng cho rằng nếu cho đảo có hiệu lực, sẽ làm đường phân định đi lệch quá nhiều về phía Trung Quốc, dẫn đến kết quả không công bằng.

TS Hoàng Trọng Lập

Nếu sự thật về quá trình đàm phán là như trên thì, dù Hiệp định Vịnh Bắc Bộ không nói cụ thể rằng đảo Bạch Long Vĩ là của Việt Nam, sự thừa nhận đảo Bạch Long Vĩ là của Việt Nam là một trong những cơ sở của Hiệp định, và có thể cho rằng việc ký kết Hiệp định bao hàm việc thừa nhận đảo Bạch Long Vĩ là của Việt Nam.

Nhưng nếu ngày nay hay trong tương lai Trung Quốc không không thừa nhận sự thật về quá trình đàm phán là như trên, và nếu những điều trên không được ghi nhận trong biên bản của đàm phán, thì sao?

Chúng ta có thể lập luận rằng kết quả của Hiệp định Vịnh Bắc Bộ có nghĩa Trung Quốc đã thừa nhận chủ quyền Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ hay không?

Trong Hiệp định Vịnh Bắc Bộ, ranh giới nằm cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý về phía Trung Quốc. Tiến sĩ Hoàng Trọng Lập et al nói rằng, điều đó tương đương với đảo Bạch Long Vĩ được khoảng 25% hiệu lực ,

Đường biên giới này đi cách đảo Bạch Long Vĩ điểm gần nhất về phía Đông là 15 hải lý, dành cho đảo khoảng 25% hiệu lực.

Nếu hai bên trong đàm phán chính thức cho rằng ranh giới nằm ở vị trí hiện hữu là vì đảo Bạch Long Vỹ là của Việt Nam, thì điều đó có nghĩa Trung Quốc thừa nhận chủ quyền Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ.

Nhưng chúng ta không thể lập luận ngược lại một cách đơn giản. Tức là vị trí hiện hữu của ranh giới riêng nó không nhất thiết có nghĩa Trung Quốc thừa nhận chủ quyền Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ.

Chủ quyền Bạch Long Vĩ

Trên lý thuyết, Trung Quốc có thể chấp nhận ranh giới hiện hữu vì bất cứ lý do nào khác, mà không thừa nhận chủ quyền Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ.

Xin nói thêm bên lề rằng chúng ta cũng không thể lập luận rằng việc ranh giới nằm các đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý về phía Trung Quốc nhất thiết có nghĩa đảo Bạch Long Vĩ được khoảng 25% hiệu lực. Bản đồ đính kèm cho thấy việc điểm 11 nằm ở vị trí hiện hữu, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 15 hải lý, trên lý thuyết có thể là do”

-Các đảo ven bờ Việt Nam được dùng làm các điểm cơ sở (đó là một điều phù hợp với UNCLOS) và đảo Bạch Long Vĩ không có hiệu lực, hoặc

-Đảo Bạch Long Vĩ được khoảng 25% hiệu lực, nhưng trường hợp này có nghĩa các đảo ven bờ Việt Nam không được dùng làm các điểm cơ sở (nếu các đảo ven bờ Việt Nam không được dùng làm các điểm cơ sở thì có vẻ thiệt thòi cho Việt Nam).

Khi ký kết Hiệp định Vịnh Bắc Bộ Trung Quốc đã không bảo lưu chủ quyền đối với lãnh hải 12 hải lý của đảo Bạch Long Vĩ, hay quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế của đảo Bạch Long Vĩ.

Dương Danh Huy

Nếu các đảo ven bờ Việt Nam được dùng làm các điểm cơ sở (đó là một điều phù hợp với UNCLOS) và đảo Bạch Long Vĩ được 25% hiệu lực thì ranh giới sẽ không nằm ở điểm 11 mà phải nằm xích về phía Trung Quốc hơn.
Trở lại với vấn đề chủ quyền đối với đảo Bạch Long Vĩ, mặc dù vị trí hiện hữu của ranh giới không nhất thiết có nghĩa Trung Quốc thừa nhận chủ quyền Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ, điều III của Hiệp định nói rằng 21 điểm trong Hiệp định đã phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.

Nói cách khác, khi ký kết Hiệp định Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc đã không bảo lưu bất cứ vùng biển nào phía bên Việt Nam của ranh giới. Nói cụ thể, khi ký kết Hiệp định Vịnh Bắc Bộ Trung Quốc đã không bảo lưu chủ quyền đối với lãnh hải 12 hải lý của đảo Bạch Long Vĩ, hay quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế của đảo Bạch Long Vĩ.

Như vậy, chẳng lẽ khi ký kết Hiệp định Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc vẫn bảo lưu chủ quyền đối với đảo Bạch Long Vĩ nhưng cho rằng đảo này không có lãnh hải, và tất cả biển chung quanh đảo này cũng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam?

Trên thực tế, khi ký kết Hiệp định Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc đã không nói điều đó. Nếu bây giờ Trung Quốc mới nói thì rất có vẻ gượng ép, nói lấy được, và không thể có ý kiến khách quan nào trên thế giới có thể chấp nhận lời nói đó.

(Dương Danh Huy/Qũy Nghiên cứu Biển Đông)

April 20, 2010 Posted by | Trung Cộng và Biển Đông | Leave a comment