Phi Vũ 3

Thương nhớ lắm quê hương vời vợi

Biểu Tình Chống Nguyễn Tấn Dũng Tại Toronto Canada

June 30, 2010 Posted by | Biểu tình chống Việt Cộng | 1 Comment

[Toronto] Trần Gia Phụng: G20 Trên Đường Phố Toronto

NguoiViet Boston


image002Ngày Thứ Bảy 26-6-2010, Hội nghị Thượng đỉnh G20 bắt đầu họp tại Toronto Metro Convention Center, số 225 Front Street West, gần vùng bờ hồ Ontario. Tuy nhiên âm hưởng của Hội nghị nầy lại tràn lan trong thành phố Toronto suốt tuần qua.

Trước hết là chính quyền dự đoán rằng sẽ có nhiều cuộc phản đối, nên chính quyền chỉ cho phép mít-tinh tại công viên chung quanh trụ sở Quốc Hội Ontario, tức Queen’s Park và sau đó biểu tình trên một số đường phố do cảnh sát quyết định. Queen’s Park cách xa địa diểm hội nghị cả cây số.

Chính quyền ra lệnh đóng cửa trong 3 ngày 25, 26 và 27-6-2010 các trung tâm thương mại chung quanh khu vực Hội nghị, cũng như chung quanh trụ sở Quốc hội tỉnh bang Ontario (Queen’s Park), và các đường phố mà chính quyền sẽ cho phép tuần hành phản đối. Vì những biện pháp an ninh chặt chẽ, việc đi lại khó khăn, một số cơ quan trên các đường phố chung quanh Queen’s Park cũng tự ý cho nhân viên nghỉ việc có lương từ ngày thứ Sáu 25-6-2010.

Nhiều tin tức về các biện pháp bảo vệ Hội nghị được tung ra làm xôn xao dư luận. Tin thiệt cũng có, mà tin đồn đại cũng có. Nào là chính quyền lấy kinh nghiệm từ việc bảo vệ Thế vận hội mùa đông để ứng dụng vào việc bảo vệ các Hội nghị G8 và G20. Nào là chính quyền đã tập trung khoảng 12,000 (tương đương một sư đoàn) cảnh sát từ khắp nước Canada, về Toronto để bảo vệ Hội nghị. Nào là cảnh sát sẽ sử dụng vòi nước cực mạnh và dùng âm thanh cực lớn để giải tán đám đông. Nào là chính quyền nhổ hết các cây nhỏ tại Queen’s Park để những người biểu tình khỏi nhổ lên làm võ khí đánh nhau. Nào là các thùng rác dọc đường bị dẹp bỏ để bọn khủng bố không cất giấu võ khí. Nào là sẽ có những cuộc biểu tình chừng vài chục ngàn người tham dự… Tất cả những tin tức trên đây ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý quần chúng địa phương, khiến người ta quan ngại và tránh ra đường, hai ngày 26 và 27-6, không tham gia những cuộc tụ tập phản đối hay những cuộc biểu tình tuần hành trên đường phố quanh trung tâm Toronto.

Những hiện tượng về việc phản đối hai hội nghị G8 và G20 tại Toronto bắt đầu từ ngày thứ Năm 17-6-2010, khi một số người diễn hành qua các khu phố thương mại Toronto với biểu ngữ phản đối thủ tướng Stephen Harper. Ngày 22-6, cuộc tụ họp đòi hỏi quyền lợi một số đồng tính luyến ái và một số người tật nguyền (handicap) xảy ra gần thương xá Eaton Center. Ngày 23-6, đến những nhà bảo vệ môi trường và bảo vệ súc vật với các con búp bê gấu Bắc cực và búp bê vịt tẩm ướt dầu đen, ám chỉ tai nạn loang dầu ở vịnh Mexico (Hoa Kỳ). Cũng ngày 23-6, nghe nói có 4 tiếng súng nổ ở Queen’s Park, còn lại vỏ đạn nên cảnh sát cuối cùng tìm ra người bắn. Ngày 24-6, tổ chức Oxfam phản đối G8 thất hứa và nhóm người Aboriginal (người sắc tộc địa phương Canada) vừa đi vừa đánh trống, vừa hô to khẩu hiệu: “Không G20 trên vùng đất trộm.”(No G20 on the stolen native land.) Ngày 25-6, khoảng gần 3,000 người tụ tập phản đối Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Sáng thứ Bảy 26-6, khi Hội nghị G20 chuẩn bị khai mạc tại Toronto Metro Convention Center, thì tại công viên Queen’s Park, nhiều người bắt đầu tụ tập từ 8 giờ sáng. Một trong những cộng đồng có mặt đầu tiên có lẽ là Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Canada. Canada bắt đầu đông dân Việt sau năm 1975. Do đó, người Việt đến Canada có thể là những người tỵ nạn trực tiếp từ những năm đầu sau năm 1975, hoặc là những người tỵ nạn gián tiếp tức những người được bảo lãnh theo chương trình O.D.P. (Orderly Departure Program).

Một tuần trước Hội nghị G20, ban tổ chức biểu tình do anh Nguyễn Văn Tấn làm chủ tịch, đã đưa ra lời kêu gọi đồng bào tham dự biểu tình chống viên thủ tướng Việt Cộng là Nguyễn Tấn Dũng và chế độ độc tài cộng sản ở trong nước. Việt Nam hiện nay là chủ tịch luân phiên Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) nên Nguyễn Tấn Dũng được mời dự thính với tư cách quan sát viên Hội nghị G20.

Đồng thời với việc kêu gọi biểu tình, trước khi Hội nghị G20 diễn ra, khoảng gần 30 hội đoàn và đảng phái chính trị tại Toronto và vùng phụ cận, đã gởi thư đến thủ tướng Stephen Harper, bày tỏ sự phản đối chế độ cộng sản độc tài toàn trị Việt Nam, và đề nghị thủ tướng Harper, trong cương vị thủ tướng nước tổ chức Hội nghị G20 lần nầy, đòi hỏi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, tự do dân chủ và thả ngay những tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ.

Vào sáng thứ Bảy 26-6, lúc đầu cộng đồng người Việt tập trung về phía bắc Queen’s Park, nhìn ra đường Avenue, cách trạm subway Museum khoảng 200 thước. Khi vừa mới đến đây, một toán “bạn dân” (cảnh sát), trang bị đầy đủ chiến cụ, đến thăm liền và dặn dò: “Mấy ông mít-tin hay biểu tình là chuyện của mấy ông, nhưng yêu cầu mấy ông đừng bạo động và đừng để cho những kẻ bạo động trà trộn vào, nhất là những người bịt mặt.” Viên cảnh sát giải thích tiếp: “Những người bịt mặt là nhóm khủng bố gây bạo động.”

Dần dần, người Việt tới khá đông. Dưới trời mưa tầm tả, mà lúc đông nhất để chuẩn bị tuần hành có thể lên đấn 400 người. Người ta ghi nhận sớm nhất là nhóm Washington D.C, do ông chủ tịch cộng đồng Washington D.C. là ông Đỗ Hồng Anh và ông Đoàn Hữu Định bên Hội Cựu Quân Nhân dẫn đầu. Đoàn Washington D.C. đến Toronto từ chiều hôm qua, thứ Sáu 25-6. Sau đó đến đoàn Montréal do chị Đặng Thị Danh, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Montréal đưa đi. Đoàn Montréal khá đông, khoảng gần 50 người, trong có 10 “ông tây bà đầm” (tức người Canadian da trắng). Đoàn Ottawa ít hơn, do anh Nguyễn Thành Danh đưa xuống. Trong lúc tuần hành sau đó vài giờ, có một người Canadian từ Montréal hô khẩu hiệu bằng tiếng Anh “HoChiMinh liar”. (Hồ Chí Minh bịp bợm.)

Khi cộng đồng các sắc dân khác tập trung gần sát trụ sở Quốc hội tỉnh bang Ontario, cộng đồng người Việt cũng di chuyển đến đó khoảng hơn 10 mgiờ sáng. Trời mưa càng lúc càng lớn, nhưng những người tham dự vẫn không nao núng, vẫn hăng hái ca hát và bắt đầu khai mạc lúc 11 giờ theo chương trình, với Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Có thử thách mới biết lòng người. Nhiều cụ già vẫn đứng chịu mưa và phất cao ngọn Cờ vàng ba sọc đỏ, hô những khẩu hiệu phản đối chế độ cộng sản Việt Nam, phản dân hại nước.

(Trước tiền đình Quốc hội tỉnh bang Ontario.)

Để chuẩn bị tuần hành theo sự hướng dẫn của cảnh sát, đoàn người Việt di chuyển qua thảm cỏ phía nam của trụ sở Quốc hội lúc 12 giờ trưa. Nơi đó cũng đã có mặt khá nhiều cộng đồng khác, và giới truyền thông hoạt động náo nhiệt. Lẫn lộn trong đám đông của nhóm biểu tình thiên tả, một thanh niên da trắng, mang cờ đỏ của CSVN len lõi đến gần cộng đồng người Việt tỵ nạn. Hai anh Thạch và Cận trong ban Tổ chức liền đến tiếp chuyện. Trong khi anh Cận nói chuyện phải trái, anh Thạch nhận lá cờ của anh thanh niên da trắng. Đây là trò phá rối của đám nhân viên Tòa đại sứ Cộng sản Việt Nam tại Ottawa. Chúng thường thuê người địa phương da trắng hoặc người gốc Mễ, cầm cờ đỏ đến khiêu khích khi Cộng đồng Việt Nam tỵ nạn tập họp đông đảo. Nếu chúng ta không khéo giải quyết, có ai nóng giận mà bạo động, là mắc mưu CSVN vì nếu bạo động, cảnh sát Toronto sẽ đến giải tán ngay.

Cuộc tuần hành bắt đầu lúc 1 giờ chiều. Lúc nầy trời hết mưa. Bắt đầu đi từ tiền đình trụ sở Quốc hội tỉnh bang Ontario, theo đường University, đến gặp đường Queen, quẹo phải, cho đến khi gặp Spadina, lại quẹo phải. Đoàn biểu tình di chuyển qua PHỐ VIỆT Spadina khá dài. Người ta cứ quen gọi đường Spadina là Phố Tàu, nhưng trên đường phố Spadina nầy, người Việt buôn bán nhiều hơn người Tàu, tại sao chúng ta không gọi là PHỐ VIỆT? Đi hết PHỐ VIỆT, đến đường College lại quẹo phải, để về nơi xuất phát là Queen’s Park.

Lộ trình biểu tình tuần hành dài khoảng trên 4 cây số, qua phố Tây sầm uất là đường các đường University, Queen va College, đồng thời ngang qua PHỐ VIỆT tấp nập trên đường Spadina. Do đó, tuy lộ trình không dài, nhưng rừng cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay trước gió và những câu khẩu hiệu vừa tiếng Anh vừa tiếng Việt vang dội khắp đường phố buôn bán đông đúc, nhất là trên các phố Tây, đã gây được sự chú ý của dân chúng địa phương. Nhiều người đổ xô đến chụp hình rừng Cờ Vàng tung bay rực rỡ, và người ta chú ý nhất là hoạt cảnh các em sinh viên ngồi trong tù ngục cộng sản, với câu khẩu hiệu đòi hỏi trả tự do tức khắc cho những nhà vận động dân chủ:
image004
Cuộc biểu tình tuần hành của Cộng đồng Người việt chấm dứt khoảng 4 giờ chiều, không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Một chuyện nhỏ cần nêu ra ở đây là khi tập trung ở tiền đình Quốc hội, đoàn Việt Nam đứng bên một đoàn biểu tình thiên tả của người địa phương Toronto. Có một ký giả, trong khi phỏng vấn, đã đặt câu hỏi như sau với anh Trần Minh Thành trong Ban Tổ chức biểu tình: “Các ông đứng ở đây, đưa cao khẩu hiệu đả đảo cộng sản, trong khi bên cạnh các anh, người ta lại có khẩu hiệu hoan hô Chủ nghĩa Xã hội, các anh nghĩ sao?”. Anh Thành đã trả lời hết sức là khôn khéo rằng: “Xứ nầy là xứ tự do, chúng tôi tôn trọng ý kiến của mọi người. Bên kia, người ta đưa ra khẩu hiệu hoan hô Xã hội chủ nghĩa vì người ta chỉ đọc sách hoặc nghe tuyên truyền, chứ người ta chưa bao giờ sống dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi là những người đã từng sống dưới chế độ đó, chúng tôi chứng kiến cảnh độc tài, đảng trị, đàn áp của chế độ đó và chúng tôi phải rời bỏ quê hương để ra đi tìm tự do. Chúng tôi phải tranh đấu cho đồng chúng tôi còn lại trong nước.”

Sau đó, trên đường tuần hành, đoàn Việt Nam lại đi trước đoàn thiên tả. Khi người Việt hô khẩu hiệu “Đả đảo Cộng sản” (Bằng Anh ngữ), thì phía bên kia đáp lại “Hoan hô chủ nghĩa Xã hội” (Bằng Anh ngữ). Nghe vậy, một người trong đoàn biểu tình Việt liền trả lời: “Tại sao quý vị có mặt ở đây?” (Why are you here?). Ý của anh bạn là quý vị yêu chủ nghĩa xã hội thì về các nước XHCN mà sống chứ tại sao các ông có mặt ở đây? Tung hứng ba lần như vậy, thì đoàn bên kia im luôn.

Trong cuộc tuần hành, bắt đầu xuất hiện một số người bịt mặt, trà trộn trong đám đông. Nhìn mấy người nầy, ban tổ chức biểu tình Việt Nam mới hiểu ra lời dặn dò của Cảnh sát Toronto ngay từ lúc đầu chúng ta mới đến Queen’s Park sáng nay. Tuy nhiên chưa có gì bạo động. Chỉ có một người leo lên trên một bức tượng đặt trên một bệ cao trên đường University. Người nầy ở trần, chỉ bận quần lót, đứng trên đỉnh đầu của bức tượng, vừa nguy hiểm, vừa mất thẩm mỹ, làm nhiều cử chỉ như chắp tay cầu nguyện, hay dang rộng hai tay… Cuối cùng, người nầy bị cảnh sát đến bắt đưa đi, vì sợ anh ta bị té hoặc gây mất trật tự an ninh đường phố.

Sau khi cuộc biểu tình tuần hành bất bạo động chấm dứt, đến các nhóm bạo động bắt đầu hoạt động. Thật khó xác định lý do các cuộc phản kháng bạo động. Vì toàn cầu hóa kinh tế, vì công ăn việc làm, vì môi trường sinh thái, vì tiêu phí ngân sách, vì nhiều lý do khó biết, và cuối cùng, bạo động vì …thích bạo động.

Khoảng sau 4 giờ chiều Thứ Bảy 26-6, toán bạo động đầu tiên xuất hiện trên đường College, tiến về phía Queen’s Park. Toán nầy bị Cảnh sát chận lại. Toán nầy liền la hét, “Đường phố là của dân chúng, đường phố là của tụi tao. Tụi tao có quyền đi lại.”. Hai bên dàn trận. Cảnh sát tăng cường hùng hậu, bao vây 3 phía. Thế là bạo động bùng nổ.

Bạo động khắp các đường Queen, King, Yonge Bay, College, Spadina. Hàng ngàn người bạo đông quăng gạch đá, chai lọ và bọc chứa nước tiểu vào cảnh sát. Hai xe cảnh sát bị đốt, một xe đài truyền hình bị đập cửa kính. Một vài tiệm ăn bị đập phá. Đến khoảng 6 giờ chiều, trong khi bạo động xảy ra, cảnh sát trưởng Toronto là Bill Blair họp báo cho biết khoảng 130 người đã bị bắt và kêu gọi dân chúng tôn trọng trật tự công cộng.

Tuy vậy, cuộc bạo động vẫn không ngừng và tiếp diễn cho đến 3 giờ sáng Chủ Nhật 27-6 mới tạm ngưng. Người ta cắm trại qua đêm tại một công viên gần vùng bờ hồ, nơi diễn ra hội nghị G20. Gần trưa ngày Chủ nhật 27-6, các đoàn biểu tình phản đối, tái hoạt động. Người ta biểu tình cả bằng xe đạp vào chiều Chủ nhật 27-6-2010. Theo tin trên Truyền hình sáng Thứ Hai (28-6), khoảng 700 người bị bắt, nhưng cũng đã có khoảng 100 người được thả ra. Các đài truyền hình đã đưa tin về các cuộc bạo động tại Toronto trong hai ngày qua rất đầy đủ và hấp dẫn. Hấp dẫn không kém gì những trận đấu vòng 2 của Giải Vô Địch Bóng Tròn Thế Giới đang diễn ra tại Nam Phi.

Trước khi chấm dứt bài viết nầy, xin có một vài câu hỏi cần được đặt ra: Thứ nhất, tại sao chính phủ Stephen Harper lại chọn Toronto làm nơi Hội nghị? Chính phủ Harper dư biết Hội nghị sẽ bị phản đối dữ dội, gây thiệt hại tài sản cho dân chúng và cho chính phủ, mà vẫn chọn trung tâm Toronto hội họp. Trong khi chính phủ có thể chọn Central Island, một đảo nhỏ trong hồ Ontario, một diểm du lịch đẹp, yên tĩnh và mát mẻ của Toronto, rất dễ bảo vệ vì chỉ cần cắt phà, kiểm soát các tàu nhỏ là xong? Nếu xa hơn nữa, thì họp tại Thousand Islands, gần thành phố Kingston, cũng trong tỉnh bang Ontario, cách Toronto khoảng 200 Km, rất nhiều hòn đảo, chọn một đảo mà họp thì ai mà tới được. Còn các vị quốc khách di chuyển từ các khách sạn sang trọng đến địa điểm hội nghị bằng trực thăng thật là an toàn.

Thứ hai, tại Bắc Mỹ, người ta chia một tuần thành week-day và week-end. Tất cả các công việc đều giải quyết trong week-day. Không ai giải quyết trong week-end. Weenk-end là nghỉ hoàn toàn. Tại sao chính phủ lại ấn định cuộc họp vào hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật tức là hai ngày nghỉ week-end. Trùng vào ngày nghỉ nên càng khuyến khích người ta tham dự biểu tình, chứ week-day, ít ai bỏ việc mà đi biểu tình. Trong thời buổi kinh tế khó khăn nầy, bỏ việc là mất job.

Riêng đối với người Việt, ngoài những vấn đề về kinh tế trong Hội nghị, G20 trên đường phố Toronto là một thử thách đối với người Việt. Cuộc biểu tình vừa qua cho chính phủ Harper và Quốc hội Canada thấy rằng cộng đồng người Việt tại Canada là một cộng đồng chống độc tài cộng sản. Chỉ có một thiểu số thiên cộng lén lút liên lạc với cộng sản. Trong khi đó, cộng đồng người Việt chúng tôi công khai hoạt động. Chúng tôi đóng thuế cho chính phủ Canada. Chúng tôi bỏ phiếu bầu quý vị lên. Lá phiếu chúng tôi có thể thiểu số, nhưng nhiều khi những là phiếu nầy sẽ ảnh hưởng đến kết quả bàu cử.

Có nguồn tin cho rằng có một số thương gia Việt Nam ở Toronto buôn bán với Việt cộng, tự xưng là “Hội Việt kiều”, mời Nguyễn Tấn Dũng ăn tiệc tối Thứ Bảy 26-6-2010. Cần nên nhớ là người Việt ở Toronto, dầu ra đi từ Nam Việt Nam hay từ Bắc Việt Nam, đều phải bỏ nước ra đi vì bị chế độ cộng sản ngược đãi hay không chấp nhận chế độ độc tài cộng sản. Tuy nhiên, sau khi yên ổn nơi vùng đất mới, một thiểu số người vì ham danh, mới về hợp tác với CSVN, và chỉ có một thiểu số người ham lợi, đứng ra liên lạc buôn bán với CSVN. Chỉ vì danh lợi mà nhóm người nầy lén lút giao dịch với chế độ cộng sản trong nước, hoàn toàn không dám ra mặt, vì đám nầy ra mặt, chắn chắn sẽ bị cộng đồng người Việt tẩy chay, sẽ chẳng làm ăn gì được ở đây.

Dựa hơi thủ tướng Việt cộng đang công du, đám thương gia nầy mời Nguyễn Tấn Dũng để lấy thế. Tuy nhiên, cảnh sát Canada đã bác bỏ buổi tiệc mời Nguyễn Tấn Dũng, vì không chịu trách nhiệm an ninh cho Nguyễn Tấn Dũng xé lẻ đi ra ngoài chương trình của Hội nghị G20. Có thể cảnh sát Canada lo ngại sẽ xảy ra bạo động vì cảnh sát Canada dư biết Cộng đồng Người Việt tại Toronto kịch liệt chống đối viên thủ tướng CSVN.

Trên đây là câu chuyện G20 trên đường phố Toronto. Có thể còn nhiều thiếu sót. Xin quý vị đọc thêm các bài báo khác.

TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 28-06-2010)

June 30, 2010 Posted by | Biểu tình chống Việt Cộng | Leave a comment

Dựa vào Hoa Kỳ nên hay không nên?

Trích Bauxite VietNam

Lê Bảo Sơn

image

“Cho dù Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá khứ có chịu một “món nợ ân tình” nào đó đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc thì ngày nay, Đảng cũng không được phép vì món nợ “truyền thống” đó mà đánh đổi chủ quyền của quốc gia, gây ra những thiệt hại về lãnh thổ và biển đảo. Xét một cách rốt ráo, đó chỉ là món nợ giữa hai đảng chính trị chứ không phải là món nợ giữa hai quốc gia, hai dân tộc”.

BVN đoan chắc món nợ ân tình này khi nhìn trong mối quan hệ tinh thần giữa hai đảng vô sản thì không một đảng viên cộng sản Việt Nam nào – chỉ nói những người không dính với quyền lực, đấy là con số hết sức đông đảo – không nhìn nó một cách trong sáng và tuyệt nhiên không ai nghĩ phải trả món nợ đó bằng hy sinh chủ quyền đất nước, vì như thế là phản bội lại lý tưởng của chính mình mà ai cũng đầy niềm tin là khởi dựng từ lãnh tụ Hồ Chí Minh. Nhưng với thời gian, khi nó được xem xét thu hẹp lại trong lợi ích của một phe nhóm đã ôm chặt được chiếc ghế quyền lực tối cao và cứ lo mất ghế đến nơi, thì sự trong sáng đương nhiên cũng mất đi, phải giữ ghế bằng mọi cách mà cách hữu hiệu nhất là nhân nhượng lợi ích dân tộc cho tham vọng của những nhân vật chóp bu trong ĐCS Trung Quốc vốn thừa sức mạnh bảo hộ chiếc ghế giúp mình.

Có hiểu như thế mới thấy được chỗ lúng túng mâu thuẫn bậc nhất trong một bộ phận cầm quyền đất nước hiện nay: họ phải hạ mình trước Trung Quốc, ngày càng lún sâu vào việc qụy lụy Trung Quốc không thể cưỡng lại nổi, nhưng lại rất sợ mất đi tư thế chính danh trước nhân dân và đảng viên của họ. Điều đó giải thích vì sao các bậc lão thành cách mạng lại có thể đồng thanh lên tiếng rất hăng, kiến nghị những điều “nẩy lửa”. Bởi các vị ấy có trong tay ngọn cờ lý tưởng, đã đi đó đi đây khắp từ Nam đến Bắc, hiểu rõ làn sóng công phẫn ngầm trong quần chúng, và có thể nói là bắt thóp đúng “vết nứt” tối nghiêm trọng nó đang đẩy thanh danh của Đảng tới một giới hạn làm cho niềm tin của họ không còn gì để bấu víu.

Bauxite Việt Nam

Kể từ khi các tranh chấp về lãnh thổ cũng như trên Biển Đông làm cho mối quan hệ Việt – Trung trở nên căng thẳng, ngày càng có nhiều người chủ trương “Việt Nam nên dựa vào Hoa Kỳ để đối phó với chính sách bành trướng của Trung Quốc”. Điều đáng chú ý là trong số những người chủ trương “thân Mỹ”, có cả những người có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc ít nhiều đã từng ủng hộ Đảng trong thời kỳ “chống Mỹ cứu nước”.

I. Từ “Thân thiện với Hoa Kỳ” đến “dựa vào Hoa Kỳ”:

Một trong những người chủ trương “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông là nhà nghiên cứu Dương Danh Dy – một cán bộ ngoại giao kỳ cựu, từng là Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc).

Trong một bài viết công bố trên tạp chí Thời đại mới vào giữa năm 2006, ông nhận xét rằng: mặc dù về mặt hình thức, Trung Quốc đã thỏa thuận xây dựng quan hệ Việt – Trung theo phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” nhưng trong thực tế, họ nhắm đến ba yêu cầu:

– Yêu cầu tối đa là “biến Việt Nam thành một đồng minh trung thành của họ (trường hợp tốt hơn nữa là “tay sai tin cậy” của họ);

– Yêu cầu trung bình là “không muốn Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, trở thành nước cạnh tranh về kinh tế với Trung Quốc ở Biển Đông, tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực”;

– Yêu cầu tối thiểu là “khi họ không ngăn được sự phát triển nhanh về mọi mặt của ta thì Việt Nam giữ được vị trí trung lập, không đi theo các nước lớn khác chống Trung Quốc”.

Khác với quan niệm chính thống của Đảng cộng sản Việt Nam (coi Trung Quốc là đồng chí, là anh em), ông khẳng định: “Trung Quốc là nguy cơ trực tiếp nguy hiểm nhất về lãnh thổ, lãnh hải của ta”.

Chủ trương “quốc tế hóa” của Dương Danh Dy dựa trên phương châm: “đừng để bao giờ lâm vào cảnh mình là người đối đầu duy nhất với Trung Quốc”. Ông nói rõ ý kiến này như sau: “Chúng ta cần tôn trọng, nhân nhượng với Trung Quốc trong những vụ việc có thể nhân nhượng được. Quyết không đi với nước khác hay nhóm nước khác chống lại Trung Quốc và không bao giờ để rơi vào thế một mình đối đầu với Trung Quốc, nhưng quyết không khiếp sợ họ, lùi bước hoặc từ bỏ những vụ việc không thể từ bỏ được. Nội bộ chúng ta đoàn kết nhất trí, tập trung được sức mạnh và trí tuệ toàn dân, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, lớn mạnh nhanh chóng về mọi mặt là bảo đảm vững chắc cho mọi ứng xử đã, đang và sẽ xảy ra trong mối quan hệ hai nước”.

Trong vấn đề quan hệ đối với Hoa Kỳ, ông tỏ ra thận trọng, bởi vì theo ông, trong tình hình hiện nay (tức những năm 2005-2006) “…chỉ cần bị chụp cái mũ “phá hoại tình hữu nghị Việt-Trung” hoặc “thân Mỹ” là nhiều sự việc đã được giải quyết một cách gọn ghẽ, và sinh mạng chính trị có thể bị đe dọa”. Mặc dù vậy, ông vẫn cho rằng: “…nước Mỹ không phải là kẻ thù truyền thống của ta, họ lại ở rất xa ta, không có tham vọng về lãnh thổ của ta và không có nhiều vấn đề gay cấn với ta như Trung Quốc. Là một siêu cường, Mỹ có sự thể hiện nước lớn của mình, chúng ta cần tôn trọng họ, chí ít cũng như đối với Trung Quốc. Khách quan mà nói Mỹ (một số nước phát triển ở Tây Âu, Nga, Nhật…) đang là những người kiềm chế hành vi quá khích ở Trung Quốc; không có cuộc cấm vận sau sự kiện Thiên An Môn (1989) mà cuộc cấm vận về quân sự còn kéo dài đến tận bây giờ, và những tuyên bố của Mỹ, chưa ai biết là Trung Quốc đã và sẽ làm gì ở biển Đông”.

Vì thế ông cho rằng: “… cần nhanh chóng đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, giáo dục. Cần nghiêm chỉnh học tập tinh thần của cha ông, rửa mặt cho người Mỹ, dù là đã muộn, nhưng muộn còn hơn không. Tất nhiên Trung Quốc không vừa lòng nếu ta cải thiện mối quan hệ với Mỹ hơn nữa, tuy vậy chúng ta không đi với Mỹ để làm hại lợi ích của Trung Quốc thì họ cũng khó ngăn cản, mà cản cũng không được nếu ta khôn khéo tính toán bước đi phù hợp.”

Lập trường “thân thiện với Hoa Kỳ” cũng nằm trong chủ trương “quốc tế hóa vấn đế biển đảo”, bởi vì theo ông: “Trong vấn đề quần đảo, Trung Quốc rất không muốn quốc tế hóa, chính vì vậy mà chúng ta cần khôn ngoan quốc tế hóa vấn đề, nhất là tìm kiếm sự “có mặt” của Mỹ [1].

Cuối năm 2009, trả lời phỏng vấn của đài phát thanh Australia, ông Dương Danh Dy cho rằng việc Chính phủ Việt nam đã có một số bước đi mạnh mẽ như đăng ký thềm lục địa mở rộng, tổ chức cuộc Hội thảo quốc tế tại Hà Nội vào tháng 11.2009 “là hướng đi quan trọng để quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông, điều mà phía Trung Quốc không bao giờ muốn”.

Tuy nhiên, theo ông “nguy cơ vẫn còn đó”, vì dã tâm của Trung Quốc là rất lớn. Nhận định về tình hình sắp tới, ông cho rằng sau năm 2010, vẫn còn nhiều rắc rối, bởi vì “Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ ý định thôn tính Trường Sa và làm chủ Biển Đông, nơi mà 21/25 đường vận tải biển của họ đi qua. Quảng Đông, Quảng Tây hiện có rất nhiều nhà máy lọc dầu được xây dựng, để hút dầu từ Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông”. Có hai kịch bản có thể xảy ra. Kịch bản xấu nhất là “Trung Quốc chiếm toàn bộ Trường Sa trong vòng 5, 10 năm tới, khi họ đạt được thỏa thuận lợi ích to lớn nào đó, có thể khiến Mỹ chấp nhận đánh đổi”. Còn kịch bản khả quan hơn là “thế giằng co và ràng buộc quyền lợi giữa các bên. Sự đoàn kết ngày càng tăng của các nước ASEAN, thái độ đúng mức của các nước Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ… và một số nước liên quan khác cũng như dư luận tiến bộ trên thế giới là biện pháp ngăn chặn hiệu quả những hành động quá khích” [2].

Khác với ông Dương Danh Dy, Giáo sư Ngô Vĩnh Long mặc dù đã từng có lập trường phản chiến, thân cộng nhưng không phải là đảng viên cộng sản, và cũng không sống trong nước, do đó có điều kiện phát biểu một cách thẳng thắn, ít e dè hơn.

Là sinh viên Việt Nam đầu tiên được tuyển vào Đại học Harvard vào cuối năm 1964, Ngô Vĩnh Long cũng là một trong những sinh viên “thiên tả” đầu tiên công khai bày tỏ lập trường phản đối cuộc “chiến tranh Việt Nam” ngay trên đất Mỹ. Ông cũng là Chủ nhiệm của Thời báo gà­ – một bản tin ra hàng tháng vào cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970, có xu hướng phản chiến. Ngày 10.2.1972, cùng một với một số sinh viên người Việt đang du học tại Hoa Kỳ, Ngô Vĩnh Long đã thực hiện một hành động táo bạo: chiếm giữ tòa Lãnh sự của chính quyền VNCH tại New York trong lúc các nhân viên của ngoại giao đoàn đang ăn trưa để đưa ra lời tuyên bố phản đối chiến tranh.

Như vậy, có thể nói Giáo sư Ngô Vĩnh Long là một người đã từng “chống Mỹ”, mặc dù như ông đã nhiều lần nhấn mạnh: ông không “chống nước Mỹ” mà chỉ “chống lại chính sách can thiệp vào VN của chính quyền Mỹ”. Là một Tiến sĩ sử học, ông hiện là Giáo sư về lịch sử châu Á tại Đại học Maine (Hoa Kỳ), và cũng là một chuyên gia am hiểu về các vấn đề của châu Á.

Cách đây gần một năm (ngày 22.7.2009), khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến Thái Lan để ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác với ASEAN, đài RFI (Pháp) đã phỏng vấn ông. Phát biểu nhân dịp này, Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng “tín hiệu mà Hoa Kỳ bắn đi, không chỉ đơn thuần nhắm vào Trung Quốc để nước này giảm bớt các hành động quá đáng, mà còn nhắm tới các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để các nước này biết rõ là Hoa Kỳ sẽ không từ nhiệm trong vai trò cường quốc duy nhất có khả năng tạo thế cân bằng với uy lực đang lên của Trung Quốc tại Châu Á.”

Vì vậy, theo ý kiến của ông: “…Việt Nam trong thế đang bị Trung Quốc ”ức hiếp” cần phải nắm lấy thời cơ này để có chính sách thỏa đáng nhằm giải tỏa được sức ép từ phía Bắc Kinh, bảo vệ được tư thế độc lập của mình” [3].

Theo Ngô Vĩnh Long, cần phải tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ, bởi vì phải có sự ủng hộ của Hoa Kỳ và các nước ASEAN thì mới lôi kéo được các nước Bắc Á như Nhật Bản và Hàn Quốc:

“Ví dụ, vấn đề Biển Đông rất quan trọng với Nhật Bản, 90% lượng dầu từ các nơi khác chở đến Nhật Bản phải đi qua vùng Biển Đông. Tương tự như vậy, phần lớn nguồn cung cấp nhiên liệu cho Hàn Quốc cũng đi qua Biển Đông. Thế nhưng, hai nước này sẽ không lên tiếng đơn phương về vấn đề Biển Đông vì họ không muốn Trung Quốc gây sức ép ngược lại trên những vấn đề khác. Nếu Việt Nam nêu vấn đề này với tư cách là một nước đơn độc thì sẽ rất khó tranh thủ được sự ủng hộ của Nhật Bản hay Hàn Quốc. Nhưng nếu Việt Nam được sự ủng hộ của Mỹ và các nước ASEAN thì có thể tranh thủ được các nước Bắc Á trong vấn đề này”.

Mặt khác, muốn tranh thủ được sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Việt Nam không thể chỉ dựa trên lợi ích riêng của mình mà phải dựa trên lợi ích chung của các nước ASEAN: “Điều cần lưu ý là vai trò của Mỹ trong việc giúp điều phối sự hợp tác của các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á trong giải quyết vấn đề Biển Đông là rất quan trọng, nhưng Chính phủ Mỹ sẽ không can thiệp vào vấn đề này nếu nó đơn thuần là lợi ích riêng của Việt Nam. Chỉ khi Việt Nam thuyết phục được các nước Đông Nam Á tham gia thì Mỹ mới có thể đồng ý đóng một vai trò tích cực hơn vì sự an ninh và ổn định của khu vực Đông Nam Á, chứ không phải vì Việt Nam” [4].

Về vấn đề Chính phủ Việt Nam mua sắm vũ khí (máy bay siêu thanh, tàu ngầm,…) để tăng cường thực lực quân sự, Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng điều này là hợp lý, bởi lẽ “… trước sự đe dọa của Trung Quốc, nếu Việt Nam thật sự có điều kiện thì Việt Nam đúng là phải mua vũ khí để tự vệ. Không phải là Việt Nam tự mua vũ khí để tranh chấp Biển Đông. Vấn đề này là vì Trung Quốc càng ngày càng lấn chiếm Biển Đông nên Việt Nam mua vũ khí là một chuyện bình thường”. Tuy nhiên, theo ông “… số tiền bỏ ra để mua tàu ngầm và máy bay thì không bõ vì có thể làm cách khác để quy tụ sự ủng hộ của các nước khác. Việt Nam còn là một nước nghèo mà mua tàu ngầm như vậy rất tốn kém. Để số tiền đó giúp nông dân tốt hơn” [5].

Nói cách khác, thay vì bỏ tiền mua vũ khí để tăng cường lực lượng quốc phòng, Việt Nam nên tìm cách liên minh với ASEAN, đồng thời tranh thủ cho được Hoa Kỳ. Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông là một cách để đối phó với Trung Quốc hữu hiệu nhất, đồng thời đỡ tốn kém nhất.

Trong khi chủ trương liên minh với ASEAN, liên minh với Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long vẫn nhấn mạnh phương châm “dựa vào dân để tránh thế yếu”. Ông cho rằng: “… Chính phủ Việt Nam phải để cho người dân Việt Nam, phải để cho trí thức và dân chúng trên thế giới bàn về chuyện này. Nếu Trung Quốc dọa Việt Nam mà Việt Nam lại bắt bớ những người chống chính sách về Hoàng Sa hay là nói rằng Chính phủ quá nhượng bộ với Trung Quốc về Hoàng Sa, thì Trung Quốc sẽ làm tới. Đây là vấn đề rất nguy hiểm cho Chính phủ Việt Nam”.

Ông phê phán chính sách đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những người yêu nước: “Rồi trong vấn đề Hoàng Sa, trong bao nhiều năm trời, Việt Nam cũng im lặng, lâu lâu mới lên tiếng rằng Việt Nam có nhiều cái này cái kia chứng minh chủ quyền, nhưng không làm gì khác, không để cho nhân dân Việt Nam bàn luận về vấn đề này. Không nói cho nhân dân thế giới biết là trong vấn đề này, Việt Nam mạnh chỗ nào, yếu chỗ nào, có lý chỗ nào v.v. Đến khi Trung Quốc làm quá, bắt thuyền của Việt Nam thì phản ứng của Việt Nam lúc đầu là dẹp hết các blog chỉ trích Chính phủ, đuổi một số ký giả ở trong một số báo. Mạng Bauxite Việt Nam bắt đầu nói về vấn đề bauxite và quyền lợi Việt Nam như thế nào, Biển Đông như thế nào, tôi không biết ai đánh sập cái mạng này, nhưng tôi biết rõ ràng là ông Nguyễn Huệ Chi và bao nhiêu người khác bị an ninh Việt Nam gọi vào hỏi, lấy ổ đĩa cứng máy tính v.v. Làm như vậy thì sẽ mất chính danh của Chính phủ. Mọi người thấy là Chính phủ đàn áp hay là có cảm tưởng là Chính phủ đàn áp vì Trung Quốc [6].

Nhưng làm thế nào để tranh thủ được sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ?

Ông giải đáp: “Đối với thể chế chính trị ở Mỹ, cách vận động hiệu quả nhất là chúng ta cần tuyên truyền giúp người dân Mỹ hiểu rằng vấn đề tranh chấp tại Biển Đông là nguy cơ gây mất ổn định khu vực Đông Nam Á, ảnh hưởng lợi ích của nhiều nước, trong đó có Mỹ, để từ đó người dân gây áp lực đòi Chính phủ Mỹ chú trọng vào vấn đề này. Đây chính là công tác ngoại giao nhân dân. Trong thời kỳ chiến tranh, Việt Nam đã thắng Mỹ một phần nhờ thực hiện rất tốt đường lối ngoại giao nhân dân. Khi đó, hàng triệu người Mỹ đã tham gia các cuộc biểu tình phản chiến, rất nhiều người đã tham gia vận động hành lang ở Quốc hội, Chính phủ, nhờ đó góp phần giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu thống nhất đất nước. Từ sau năm 1975, có vẻ như phía Việt Nam quan tâm hơn đến các hoạt động ngoại giao cấp chính phủ và cho rằng nó có thể giúp giải quyết những bất đồng giữa các bên. Tuy nhiên, lịch sử và thực tế đã chứng minh, trong lĩnh vực đối ngoại, nước nhỏ bao giờ cũng yếu thế hơn khi tiến hành đàm phán ngoại giao giữa chính phủ với chính phủ. Vì vậy, tôi mong muốn Việt Nam đẩy mạnh lại hoạt động ngoại giao nhân dân để bù đắp những bất lợi mà một nước nhỏ thì gặp trong đối ngoại, cụ thể là trong vấn đề Biển Đông” [7].

Là con của nhà thơ Huy Cận, cháu của nhà thơ Xuân Diệu [8], Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ thuộc thành phần trí thức “tinh hoa” của chế độ cộng sản. Nguồn gốc xuất thân cũng như nền tảng giáo dục mà ông được thừa hưởng khiến người ta không thể nghi ngờ ông chịu ảnh hưởng của “ngụy quân ngụy quyền” hay “ăn phải cái bã của tư bản, đế quốc”. Trong một bài trả lời phỏng vấn dành cho đài VOA vào thượng tuần tháng 4 năm 2010, với một lập trường “cấp tiến” hơn so với hai nhân vật nói trên, ông nhận định rằng Việt Nam phải dựa hẳn vào Hoa Kỳ, tìm cách liên minh quân sự với Hoa Kỳ.

Trước hết, Cù Huy Hà Vũ đánh giá: chủ trương của Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc giải quyết xung đột ở Biển Đông bằng công pháp quốc tế hoặc bằng cách quốc tế hóa xung đột, cụ thể là “tìm cách nâng Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 lên thành Bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Đông có tính ràng buộc nhiều hơn”, là một “sai lầm chết người”. Bởi lẽ “giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đàm phán hoặc bằng tòa án quốc tế chỉ có thể diễn ra khi sức mạnh quân sự của hai bên đối địch ở thế cân bằng hoặc xấp xỉ để không bên nào có thể dám chắc sống sót sau cuộc chiến nếu nổ ra”. Trong tình thế mà “tương quan lực lượng vũ trang hiện nghiêng hẳn về phía Trung Quốc” thì việc Việt Nam “gấp rút hiện đại hóa quân đội nói chung, các lực lượng phòng vệ biển nói riêng” (như các hợp đồng mua tàu ngầm và máy bay trị giá nhiều tỷ đôla mà Thủ tướng và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký kết với Nga và Pháp thời gian qua) “hoàn toàn không đủ để giúp Việt Nam giành thắng lợi trong hải chiến với Trung Quốc để bảo vệ toàn vẹn Trường Sa”.

Lý do tại sao? Theo ông Cù Huy Hà Vũ, có hai lý do cơ bản như sau:

“Thứ nhất, dù có tăng tốc mua sắm phương tiện chiến tranh đến mấy thì Hải quân Việt Nam cũng không bao giờ có thể bắt kịp Hải quân Trung Quốc mà tốc độ hiện đại hóa luôn được duy trì ở mức chóng mặt.

Thứ hai, chi quá nhiều tiền vào quốc phòng ắt đẩy Việt Nam vào khủng hoảng kinh tế sâu sắc, biến những mâu thuẫn và bất ổn xã hội vốn đã trầm trọng thành những xung đột phá vỡ Nhà nước và xã hội. Tất nhiên trong bối cảnh đó không chỉ Trường Sa mà ngay cả đất liền của Việt Nam tất cả sẽ là mồi ngon cho một cuộc xâm lăng từ phía Trung Quốc”.

Chính vì vậy, theo Cù Huy Hà Vũ, Việt Nam buộc phải “liên minh với cường quốc quân sự nào đó”. Trong tình hình hiện nay, cường quốc đó không thể là Pháp, bởi lẽ “…không hẳn vì Pháp đã chính thức “giã từ vũ khí” với xứ cựu Đông Dương từ năm 1954 mà chính vì nước này chưa bao giờ lấy đối đầu với Trung Hoa Cộng sản làm chính sách”. Mặt khác, cường quốc này cũng không thể là Nga, bởi vì theo ông, “….Nga đang phải căng sức đối phó với các cuộc chiến ly khai ở Bắc Kapkaz cùng lúc với NATO ngày càng áp sát biên giới của cựu thành lũy cộng sản thế giới này. Tóm lại, nước Nga trong quan hệ với phần đông các nước khác đang tự hoàn thiện thành một lái súng chuyên nghiệp”. Do đó chỉ còn một cường quốc quân sự duy nhất có khả năng làm việc này, đó chính là Hoa Kỳ. Ông nhấn mạnh:

“Thành thử chỉ còn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để Việt Nam có thể thiết lập liên minh quân sự, nhất là siêu cường quốc quân sự này là quốc gia duy nhất có chính sách kìm hãm sự bành trướng trên biển của Trung Quốc với sự hiện diện của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương”.

Phân tích lợi – hại của Việt Nam và Hoa Kỳ trong mối quan hệ hỗ tương này, ông nói: “Trong mọi quan hệ, cùng có lợi sẽ chơi với nhau, cái lợi càng lớn thì quan hệ càng phát triển, càng bền vững và ngược lại. Liên minh quân sự với Mỹ thì Việt Nam chắc chắn sẽ bảo vệ được Trường Sa nói riêng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nói chung trước mọi cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc và qua đó bảo vệ được nền độc lập của chính mình. […] Về phía Mỹ, liên minh quân sự với Việt Nam Mỹ sẽ có điều kiện hoàn tất chiến lược quân sự Đông Á của mình, cụ thể là khép kín “vành đai” ngăn chặn sự bành trướng trên biển của Trung Quốc được cấu thành bởi các liên minh quân sự hiện hữu giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan “ [9].

So sánh lập trường của ba nhân vật nói trên, chúng ta thấy “thân Mỹ” có nhiều mức độ khác nhau: cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ (Dương Danh Dy), tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ (Ngô Vĩnh Long) và cao nhất là “liên minh với Hoa Kỳ” (Cù Huy Hà Vũ).

II. Những trở ngại về tâm lý trên con đường cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ:

Mặc dù “dựa vào Hoa Kỳ để kiềm chế Trung Quốc” ngày càng trở thành yêu cầu cần thiết của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, vẫn còn lại những trở ngại đáng kể trên con đường cải thiện bang giao Việt – Mỹ, đặc biệt là về mặt tâm lý quần chúng.

Chỉ xét riêng trong giới trí thức, vẫn tồn tại những quan niệm sai lệch, những ngộ nhận về mặt nhận thức. Những quan niệm lệch lạc, những ngộ nhận này có tác động không nhỏ trong việc nuôi dưỡng tâm lý “bài Mỹ”, không thuận lợi cho quá trình cải thiện bang giao giữa hai nước. Trong bài viết này, tôi chỉ lướt qua một vài ý kiến thường được nhắc đi nhắc lại trong thời gian gần đây:

1) Hoa Kỳ là một đồng minh không chung thủy:

Để chứng minh cho quan niệm này, người ta thường viện dẫn sự kiện Hoa Kỳ “bỏ rơi” chế độ Việt Nam cộng hòa sau cuộc đàm phán Mỹ-Trung vào năm 1972, dẫn đến việc rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Điển hình là ý kiến của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, 87 tuổi, nguyên Phụ tá Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam cộng hòa, là một trong số 16 nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của miền Nam còn ở lại khi Sài Gòn thất thủ tháng 4/1975 [10].

Trả lời phỏng vấn của đài BBC, ông cựu Chuẩn tướng này phát biểu:

“Tôi nói thật, trong tất cả các đời Tổng thống miền Nam Việt Nam, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay. Ở miền Nam này, đã xảy ra không biết bao nhiêu cuộc đảo chánh – mười mấy lần chứ có ít đâu. Tụi tôi trong quân đội, học ở Mỹ, học tiếng Mỹ, đi thăm Mỹ… đủ hết. Rồi tụi tôi cũng có nhiều bạn Mỹ rất tốt bụng, nhưng với Mỹ thì tôi vẫn không có bằng lòng. Thậm chí lần đi thăm đ̣ại bản doanh Cục Tình báo Trung ương (CIA) bên đó, thấy sợ hơn là thấy thích. Người Mỹ họ có đường lối của họ: đó là họ phải nắm chỉ huy ở miền Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao… Mỹ nắm hết. Rồi chính Mỹ đã bỏ miền Nam Việt Nam”.

Nhắc lại vụ Hoàng Sa, ông nói: “Cần phải xem lại lịch sử cái thời mà chính quyền Nguyễn Văn Thiệu làm mất Hoàng Sa (1974). Mỹ cũng ở đó, mà có giúp gì không? Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đánh nhau với Trung Quốc rồi để mất đảo là như thế nào, vai trò các nước ra sao, phải xem lại ” [11].

Thật ra, ý kiến này chỉ là suy luận chủ quan, dựa trên kinh nghiệm cá nhân và chỉ đúng trong trường hợp cá biệt của chế độ VNCH vào đầu thập niên 1970, khi chính bản thân Chính phủ Hoa Kỳ cũng phải đối phó với nhiều khó khăn nội bộ – nhất là phong trào phản chiến nổ ra gay gắt ngay trên đất nước họ, nên họ buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.

Nhưng ngay tại châu Á, chúng ta thấy Hoa Kỳ đã không “bỏ rơi” các đồng minh khác như Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) và Đài Loan.

Sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Hàn Quốc và Hoa Kỳ ký một “Hiệp ước Phòng thủ Tương trợ” (Mutual Defense Treaty), theo đó một cuộc tấn công đối với bất cứ bên nào cũng sẽ nhận một sự đáp trả của cả hai phía. Có thể nói cho đến ngày nay, Hàn Quốc tồn tại được như một quốc gia trước sức ép về quân sự của Bắc Hàn và Trung Quốc – chính là nhờ mối quan hệ với Hoa Kỳ. Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn còn 29.000 quân đồn trú tại Hàn Quốc, đó là chưa kể đến các lực lượng hải, lục và không quân đang đồn trú tại Nhật Bản.

Một trường hợp khác là Đài Loan. Từ đầu thập niên 1970, xu hướng chung của thế giới là công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (People’s Republic of China) như đại diện chính thức của Trung Quốc thay cho Trung Hoa dân quốc (Republic of China). Ngày 25.10.1971, Nghị quyết 2758 của Liên hiệp quốc thừa nhận Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là đại diện chính thức duy nhất của Trung Quốc tại Liên hiệp quốc.

Hoa Kỳ cũng phải đi theo xu thế chung ấy, và buộc phải công nhận Trung Quốc về mặt ngoại giao vào năm 1979. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Hoa Kỳ vẫn tìm cách bảo vệ Đài Loan chống lại mọi mưu toan dùng vũ lực để sáp nhập Đài Loan vào lãnh thổ của Trung Quốc. Cũng trong năm 1979, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua “Đạo luật về Quan hệ với Đài Loan” (Taiwan Relations Act). Căn cứ vào đạo luật này, Hoa Kỳ “coi bất kỳ nỗ lực nào không phải là những biện pháp hòa bình (bao gồm cả các biện pháp tẩy chay và cấm vận) nhằm quyết định tương lai của Đài Loan” đều là mối đe dọa cho hòa bình và an ninh của miền Tây Thái Bình Dương và đòi hỏi sự quan tâm nghiêm trọng của Hoa Kỳ. Đạo luật này cũng đòi hỏi Hoa Kỳ phải cung cấp vũ khí mang tính phòng vệ cho Đài Loan và duy trì khả năng của Hoa Kỳ để chống lại “bất cứ sự nhờ cậy nào vào sức mạnh hay các hình thức cưỡng bức khác” có thể gây nguy hiểm cho an ninh hay cho hệ thống xã hội và kinh tế của nhân dân Đài Loan.

Nếu nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, chúng ta phải thấy rằng nỗ lực chủ quan của Đài Loan và Hàn Quốc là quan trọng nhất, còn sự hỗ trợ bên ngoài của Hoa Kỳ tuy cần thiết nhưng không phải là yếu tố quyết định. Thiếu sự nỗ lực bên trong, sự hỗ trợ bên ngoài sẽ trở nên vô hiệu. Cho nên nếu trách Hoa Kỳ “phản bội đồng minh” thì cũng cần nên xem xét lại: những người lãnh đạo chính quyền VNCH chủ trương “dựa vào sức mình là chính” hay chủ trương “dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ là chính”?

2) Liên minh với Hoa Kỳ đồng nghĩa với “lệ thuộc vào Hoa Kỳ”:

Trong một bài viết dài đăng hai kỳ trên Blog phamvietdaonv, nhà văn Phạm Viết Đào cho rằng “có 3 cách… để có thể thoát ra khỏi một cuộc chiến tranh với Trung Quốc”: (1) Hạ sách: Trong quan hệ với Trung Quốc nên chịu thế nước nhỏ: nhường nhịn, nhẫn nhục với Trung Quốc; (2) Trung sách: “Khi Mỹ đánh Việt Nam thì ta tìm cách liên minh với Trung Quốc, Liên Xô với phe xã hội chủ nghĩa để quyết chiến trở lại. Bây giờ Trung Quốc có ý định đánh ta thì ta lại đi liên minh với Mỹ, với Nga, với Nhật, với Hàn Quốc… để quyết chiến, quyết thắng”; (3) Thượng sách: “Phải làm cho Việt Nam mạnh và hùng cường lên cả về nội trị lẫn ngoại giao như cha ông ta đã từng làm” [12].

Chỉ cần nhìn nhận vấn đề một cách thật sự khách quan, thoát khỏi mọi thành kiến (nhất là tâm lý bài Mỹ, bài phương Tây), chúng ta dễ dàng nhận ra tính chất bất hợp lý của quan niệm xếp loại này.

Trước hết, cái mà tác giả gọi là thượng sách, thật ra là chính sách đối nội. Cái mà tác giả gọi là trung sách, thật ra là chính sách đối ngoại. Thực hiện một chính sách liên minh hay thân thiện với các quốc gia khác (nhất là các quốc gia có cùng chủ trương chống chính sách bá quyền của Trung Quốc) không hề mâu thuẫn với một chính sách đối nội “dựa vào dân là chính, sức mạnh từ bên ngoài là sự hỗ trợ cần thiết”. Hơn thế nữa, không phải quốc gia nào liên minh với Hoa Kỳ cũng đều lệ thuộc vào Hoa Kỳ hoặc mãi mãi lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Ngược lại, không phải bất cứ ai chủ trương dựa vào Hoa Kỳ cũng chủ trương “lệ thuộc Hoa Kỳ” hay “phục tùng Hoa Kỳ”.

Mặt khác, không thể so sánh thời đại ngày nay với thời đại của ông cha ta ngày xưa. Để đối phó với Trung Quốc ngày xưa, ông cha ta chỉ có thể dựa vào sức mình, không thể liên minh với bất cứ quốc gia nào khác. Nhưng trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể đứng một mình, cô lập, nhất là khi phải đối phó với một quốc gia hùng mạnh ở sát cạnh mình.

Trong thế giới hiện đại, chi phí quân sự là cả một gánh nặng đối với mỗi quốc gia – nhất là các quốc gia chưa phải là giàu có. Hãy làm một phép so sánh:

Theo tính toán của SIPRI (Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế tại Stockholm, Thụy Điển, Stockholm International Peace Research Institute), chi phí quân sự năm 2009 của Việt Nam là 2, 073 tỷ đô-la Mỹ chiếm 2,4% (so với GDP của năm 2008). Trong khi đó, chi phí quân sự của một quốc gia nhỏ bé (chỉ bằng một thành phố của Việt Nam) là Singapore đã lên đến 7,966 tỷ (4.1% GDP), của Đài Loan: 9,866 tỷ (2.1%), Thái Lan: 4,909 tỷ (1.5%) [13].

Việt Nam với dân số 85,7 triệu người chỉ chi cho quân sự 2,073 tỷ đô-la, trong khi Thụy Điển (một quốc gia trung lập, hầu như không tham gia chiến tranh từ khoảng 2 thế kỷ nay), với dân số 9,3 triệu đã chi 6,135 tỷ đô-la cho quân sự. Nhưng trong khi chi phí quân sự của nước ta tương đương với 2.4% GDP thì chi phí quân sự của Thụy Điển chỉ bằng 1,3 % GDP. Hãy thử tưởng tượng: nếu chúng ta nâng chi phí quốc phòng lên ngang bằng với Thụy Điển hay Singapore, Đài Loan, v.v. thì tình hình kinh tế của Việt Nam sẽ như thế nào?

Nhưng cho dù có nâng cao chi phí quân sự, Việt Nam cũng không thể đối phó được với Trung Quốc, vì căn cứ vào dữ liệu của SIPRI, chi phí quân sự của Trung Quốc năm 2009 đã lên đến 98,8 tỷ (2.0% GDP), chỉ thua chi phí quân sự của Hoa Kỳ: 663,255 tỷ (4.3%).

Những con số đó cho thấy: hy vọng đối phó với Trung Quốc bằng cách chỉ dựa vào sức mình, không liên minh với quốc gia nào khác, chỉ là một cách suy luận hoàn toàn mang tính chủ quan, mơ mộng dựa trên trí tưởng tượng của các văn nghệ sĩ nhiều hơn là dựa trên sự tính toán thực tế.

3) Liên minh với Hoa Kỳ lệ thuộc vào sự thay đổi đảng cầm quyền (Dân chủ hay Cộng hòa):

Ông Phạm Viết Đào viết: “còn nếu theo trung sách như ý kiến của ông Lê Bảo Sơn thì phải hú họa chờ xem bên Mỹ, dân Mỹ bầu cho người của Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa làm Tổng thống. Nếu mà không may Trung Quốc đánh mà dân Mỹ lại bầu Tổng thống là người của Đảng Dân chủ thì Biển Đông, nền độc lập của Việt Nam khác gì “trứng treo đầu đẳng”?! [14]

Đây quả là một lập luận mang tính văn chương, nhưng không phù hợp với chính trị học, luật học hay thực tiễn.

Mặc dù Hoa Kỳ theo Tổng thống chế (presidential system), nhưng những chủ trương lớn về ngoại giao – nhất là các hiệp ước, đều phải được Thượng viện phê chuẩn trước khi ban hành, mà tại Thượng viện Hoa Kỳ có đại biểu của cả hai đảng – Dân chủ và Cộng hòa. Một hình thức khác của quan hệ ngoại giao là các đạo luật (vd: Đạo luật về quan hệ với Đài Loan năm 1979); các đạo luật này phải thông qua cả hai viện của Quốc hội, mà trong cả hai viện đều có đại biểu của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.

Vì vậy, một khi chính sách liên minh với một quốc gia đã hình thành thì chính sách đó không phụ thuộc vào một vị Tổng thống nào hay một đảng chính trị nào của Hoa Kỳ.

Đó cũng chính là ưu điểm của chế độ dân chủ tại Hoa Kỳ, một chế độ chính trị dựa trên luật pháp (pháp trị) thay vì dựa trên sự yêu ghét của một cá nhân (nhân trị) hay chỉ dựa trên quyền lợi của một đảng duy nhất (đảng trị).

4) Hoa Kỳ không quan tâm đến Việt Nam và Đông Nam châu Á:

Cách suy nghĩ này ngày càng tỏ ra lạc hậu so với thời cuộc.

Hạ tuần tháng 10 năm 2009, nhân dịp đến Hoa Kỳ để nhận giải thưởng của Hội đồng Thương mại Hoa Kỳ – Đông Nam Á (US – ASEAN Business Council), cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã cảnh báo rằng: Hoa Kỳ sẽ có nguy cơ mất quyền lãnh đạo đối với thế giới nếu không tham gia vào việc làm cân bằng sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc tại châu Á. Ông cho rằng Trung Quốc đang trở thành một cường quốc hàng đầu không ai có thể cạnh tranh được ở châu Á: “Tầm cỡ của Trung Quốc khiến cho phần còn lại của châu Á – bao gồm cả Nhật Bản và Ấn Độ, cũng không thể sánh được về sức nặng cũng như về năng lực trong vòng 20 hay 30 năm nữa. […] Chính vì thế chúng tôi cần đến Hoa Kỳ để tạo ra sự cân bằng. […] Tôi nghĩ rằng nếu Hoa Kỳ không thừa nhận châu Á – Thái Bình Dương là nơi sẽ là trung tâm kinh tế của hành động (the economic center of action) và nếu Hoa Kỳ mất ưu thế về kinh tế hay vị trí lãnh đạo đã từng có ở Thái Bình Dương thì họ sẽ mất vị trí đó trên toàn thế giới” [15].

Lời cảnh báo đó của nhà lãnh đạo đảo quốc Singapore rõ ràng đã có ảnh hưởng đến chính giới Hoa Kỳ. Bằng cớ là việc bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Singapore vào tháng 7 năm 2009. Và rõ rệt hơn nữa là lập trường của Hoa Kỳ thông qua lời phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tại cuộc Đối thoại Shangri-La [16] lần thứ 9 được tổ chức tại Singapore đầu tháng 6 vừa qua:

“Biển Đông là khu vực quan ngại ngày càng gia tăng. Vùng biển này không chỉ quan trọng đối với những nước tiếp giáp với nó, mà còn là mối quan ngại đối với tất cả các quốc gia có lợi ích kinh tế và an ninh ở châu Á”.

Và: “Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm đe dọa các công ty Hoa Kỳ, hoặc các công ty thuộc bất kỳ quốc gia nào tham gia vào các hoạt động kinh tế hợp pháp ” [17].

Bình luận về quan điểm của Hoa Kỳ tại cuộc đối thoại này, nhà báo Ngô Nhân Dụng nhận định:

”Từ trước đến nay người Mỹ rất là dè dặt khi nói chuyện về những vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc. Nhưng bây giờ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã mang vấn đề đó ra nói công khai ở vùng Đông Nam Á và trong một hội nghị về vấn đề an ninh vùng. Có thể đây không chỉ là một lời bắn tiếng đối với Việt Nam hay Trung Quốc, mà có thể cũng là một lời nhắn nhủ cho tất cả các nước Đông Nam Á biết rằng thái độ của Chính phủ Mỹ có thay đổi. […] Đối với vùng Đông Nam Á, nước Mỹ từng là một cột trụ về vấn đề an ninh của họ, thì bây giờ trong khi Trung Quốc đang tỏ sức mạnh về quân sự cũng như kinh tế và tìm cách gây ảnh hưởng trong vùng Đông Nam Á, thì đây là cái lúc mà chúng ta nghe thấy Chính phủ Mỹ nhắc nhở cho các nước Đông Nam Á biết rằng Hoa Kỳ vẫn có mặt ở trong khu vực.

Nhân chuyến viếng thăm ở Hà Nội vừa rồi, Đô đốc Willard, người cầm đầu Hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương, có nói một câu rất đáng chú ý. Ông bảo rằng nước Mỹ đã từng – ông ấy dùng động từ gọi là ‘’đi thuyền’’ – trong cái vùng này trong rất nhiều thập niên qua và ông nói tiếp là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục có mặt ở đây. Đó là những điều mà theo tôi Chính phủ Mỹ đang muốn nhắn nhủ không chỉ riêng cho người Việt Nam mà cho tất cả các nước Đông Nam Á, cho biết là Mỹ có thể là đồng minh của các nước nhỏ ở trong vùng này nếu có tranh chấp với Trung Quốc” [18].

III. Đâu là trở ngại lớn nhất?

Nhưng trở ngại lớn nhất trên con đường cải thiện quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ không xuất phát từ người dân nói chung hay từ giới trí thức nói riêng, mà từ chính đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhận xét về một trong “ba điểm yếu” của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Tống Văn Công – một đảng viên cộng sản, cựu Tổng biên tập báo Lao động, đã viết như sau: “Do “ngu trung” với ý thức hệ, Đảng Cộng sản Việt Nam không rút được bài học nhầm lẫn chọn bạn đồng minh, đã tiếp tục phạm sai lầm lớn hơn ở cuộc gặp Thành Đô năm 1990, cầu hòa với Bắc Kinh trong thế yếu. Từ đó, hai kẻ thù mang mặt nạ “đồng chí”, giả vờ kết giao trên “16 chữ vàng” (Do quá phẫn nộ trước hành động ngang ngược gần đây của nhà cầm quyền Bắc Kinh, nhân dân đã nhại lại thành 16 chữ đen là “Láng giềng khốn nạn, cướp đất toàn diện, cướp biển lâu dài, thôn tính tương lai”). Nhầm lẫn trước năm 1954 còn có thể thông cảm, nhưng từ khi Bắc Kinh liên tục gây chiến tranh biên giới với tất cả quốc gia láng giềng Ấn Độ, Liên Xô, Việt Nam mà vẫn còn cho rằng “từng là xã hội chủ nghĩa với nhau vẫn tốt hơn” thì thật là mù quáng” [19].

Gần đây, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, cũng nhận xét rằng “16 chữ vàng” mà Trung Quốc chủ động đề ra thật ra “chỉ là lá bùa dán vào miệng để bịt miệng Việt Nam, “để ăn cướp mà Việt Nam không được la làng”, “xẻo thịt, cắt da Việt Nam cũng không kêu được”. Trong khi đó thì: “Đáng tiếc là những nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn “Hữu nghị một chiều” [20].

Có thể nói: chính đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã dẫn đến tình trạng dở khóc dở cười như hiện nay. Trong khi Trung Quốc từng bước thực hiện chính sách bành trướng một cách công khai thì Việt Nam lại tiếp tục nhượng bộ hết lần này đến lần khác, trong khi nhân dân Việt Nam ngày càng phẫn nộ trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông thì lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng tỏ ra khiếp nhược trước các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Gần đây, sau cuộc đối thoại Shangri-La 9 tại Singapore, trong khi Hoa Kỳ công khai bày tỏ lập trường có lợi cho Việt Nam và Đông-Nam Á thì phía Việt Nam lại lên tiếng “bao che” cho Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn của báo chí, Đại tướng Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, đã tuyên bố như sau:

“Tranh chấp trên Biển Đông nếu để xảy ra xung đột quân sự sẽ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia không chỉ ở Đông Nam Á mà cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thậm chí cả thế giới. Cho nên các nước phải hết sức bình tĩnh, phải hết sức kiềm chế, phải xử lý ở tầm cao chiến lược. Giải pháp phải bằng đàm phán hòa bình, bằng luật pháp quốc tế và phải hết sức sáng suốt, hết sức khôn ngoan, không cho người ngoài sử dụng vấn đề Biển Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, chia rẽ quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân ta” [21].

Ý tưởng này thật ra không phải hoàn toàn mới, mà chỉ là sự lặp lại một lập trường đã được thỏa thuận giữa hai ông Bộ trưởng Quốc phòng: Đại tướng Phùng Quang Thanh (Việt Nam) và Thượng tướng Lương Quang Liệt (Trung Quốc). Ngày 22-4, tại lầu Bát Nhất ở Thủ đô Bắc Kinh, một cuộc hội đàm đã diễn ra giữa hai đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam và Trung Quốc. Báo Quân đội nhân dân (Việt Nam) đã đưa tin như sau:

“Về một số vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, Thượng tướng Lương Quang Liệt hoan nghênh và tán thành quan điểm và giải pháp mà Đại tướng Phùng Quang Thanh đưa ra. Trên cơ sở nắm vững nguyên tắc, lấy luật pháp và các thỏa thuận đã ký kết làm căn cứ, hai bên cần phấn đấu giữ ổn định tình hình, vì lợi ích của các quốc gia, không để các thế lực bên ngoài lợi dụng, kích động, làm tổn hại đến mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai Quân đội[22].

Những lời phát biểu này khiến người dân cảm thấy khó hiểu, nhất là khi nó được phát ra từ cửa miệng của một ông Đại tướng chỉ huy lực lượng vũ trang. Như trên đã phân tích, ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên không tin vào “16 chữ vàng” mà phía Trung Quốc ra sức rêu rao. Vậy căn cứ vào đâu mà ông Đại tướng cho rằng mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ hữu nghị mang tính truyền thống? Hơn thế nữa, ông lại còn lẫn lộn giữa yếu tố bên trongyếu tố bên ngoài. Xưa nay, đối với bất cứ quốc gia nào còn giữ vững được độc lập, chủ quyền, chỉ có quan hệ đối nội mới được xem yếu tố bên trong, còn quan hệ đối ngoại – dù là quan hệ đối với một quốc gia đồng minh thân thiết nhất, cũng chỉ có thể là yếu tố bên ngoài. Nay quan hệ với ngoại bang (Trung Quốc) lại được coi là yếu tố bên trong, như thế thì còn đâu là tinh thần độc lập, tự chủ? Không lẽ sau một thời gian giương cao hai ngọn cờ (độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội) nay Đảng Cộng sản Việt Nam đã mỏi tay, nên quyết định từ nay chỉ giương cao một ngọn cờ duy nhất là chủ nghĩa xã hội, còn ngọn cờ kia đành phải hạ xuống để bảo vệ ngọn cờ chủ nghĩa xã hội (thực chất là duy trì vai trò lãnh đạo của Đảng)? Trong dân gian có câu: “theo Mỹ thì mất Đảng, theo Tàu thì mất nước”! Không lẽ các vị lãnh đạo Đảng Cộng sản muốn chọn con đường mất nước?

Dù sao thì cũng đã đến lúc cần phải đặt chính sách đối ngoại – đặc biệt là quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, vào chương trình nghị sự của Quốc hội và hơn thế nữa, vào “chương trình nghị sự của toàn dân”, tương tự như trường hợp của “Dự án đường sắt cao tốc” vừa qua. Không thể tiếp tục coi quan hệ đối ngoại là vấn đề “nhạy cảm”, là độc quyền của Đảng Cộng sản hay của Bộ chính trị, không cho phép ai khác được bàn cãi, phản biện hay tranh luận.

Cần khẳng định một điều: bất cứ cá nhân hay tập thể nào cũng không được phép giành độc quyền quyết định đường lối đối ngoại để có thể tiếp tục gây thiệt hại cho quyền lợi của dân tộc, xâm phạm đến chủ quyền của quốc gia. Bất cứ ai cũng không thể nhân danh một thứ “tình hữu nghị truyền thống” giả dối để tiếp tục ngăn cấm lòng yêu nước của người dân.

Cho dù Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá khứ có chịu một “món nợ ân tình” nào đó đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc thì ngày nay, Đảng cũng không được phép vì món nợ “truyền thống” đó mà đánh đổi chủ quyền của quốc gia, gây ra những thiệt hại về lãnh thổ và biển đảo. Xét một cách rốt ráo, đó chỉ là món nợ giữa hai đảng chính trị chứ không phải là món nợ giữa hai quốc gia, hai dân tộc. Những ai cố tình phớt lờ thực tế, cố tình gán ghép “món nợ ân tình” ấy cho nhân dân Việt Nam, buộc nhân dân Việt Nam phải trả nợ, sẽ phải đứng trước vành móng ngựa của lịch sử.

25.6.2010

LBS


[1] Dương Danh Dy, “Vài suy ngẫm về Trung Quốc”, Thời đại mới số 8, tháng 7-2006:

http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai8/200608_DuongDanhDy.htm

[2] “Nhìn lại Biển Đông một năm sóng gió”, Bay Vút 24/12/2009:

http://www.bayvut.com.au/tri-thức/nhìn-lại-biển-đông-một-năm-sóng-gió

[3] Trọng Nghĩa, “Việt Nam cần tranh thủ thời cơ Hoa Kỳ cải thiện quan hệ với Đông Nam Á để hạn chế sức ép từ Trung Quốc”, RFI 28/07/2009:

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/115/article_4360.asp

[4] “Tranh chấp Biển Đông: Dựa vào dân để tránh thế yếu” (Lê Quang phỏng vấn GS Ngô Vĩnh Long), Tuần Việt Nam 31/3/2010:

http://www.tuanvietnam.net/2010-03-29-tranh-chap-bien-dong-dua-vao-dan-de-tranh-the-yeu

[5] Ý kiến chuyên gia sử học về vấn đề hiện đại hóa quân đội VN”, VOA 9.1.2010:

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/a-19-2010-01-09-voa25-82831107.html

[6] Hoàng Sa nổi lên trở lại thành điểm nóng trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, RFI 18/01/2010:
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6524.asp

[7] “Tranh chấp Biển Đông: Dựa vào dân để tránh thế yếu”, bđd.

[8] Mẹ của ông Cù Huy Hà Vũ là em gái của nhà thơ Xuân Diệu.

[9] Huy Phương , «TS Cù Huy Hà Vũ: Tham vọng của TQ trong cuộc tranh chấp biển Đông quá rõ ràng”, VOA 9.4.2010:

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-south-china-sea-conflict-04-09-10-90384534.html

[10] Mặc dù là một cựu sĩ quan Việt Nam cộng hòa, nhưng từ sau tháng 4 – 1975 đến nay, ông cựu Chuẩn tướng này lại là một thành viên Mặt trận Tổ quốc. Do đó, có người cho rằng đây không phải là ý kiến của bản thân ông, mà chính là ý kiến của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, muốn mượn cửa miệng của ông để dễ thuyết phục quần chúng mà thôi.

[11] “Khó mà trông chờ vào người Mỹ”, BBC, 10.5.2010:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/05/100510_nguyenhuuhanh_viet_us.shtml

[12] Phạm Viết Đào, “Làm gì để thoát được một cuộc chiến tranh xâm lược từ phía Trung Quốc?”, Blog Phạm Viết Đào, 13.5.2010:

http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=5003

[13] Con số của SIPRI có khác với con số chính thức của Bộ quốc phòng VN. Theo Sách trắng Quốc phòng Việt Nam được công bố năm 2009, chi phí quân sự của Việt Nam 2008 là 27.000 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ đôla Mỹ), chiếm 1,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong khi đó, theo tính toán của SIPRI, ngân sách quốc phòng của Việt Nam năm 2008 lên đến 2,138 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 2,5% so với GDP của năm 2007.

[14] Phạm Viết Đào, bđd.

[15] “US risks losing global clout – Lee Kuan Yew”, Manila Times 29.10.2010:

http://www.manilatimes.net/index.php/top-stories/4887-us-risks-losing-global-clout–lee-kuan-yew

[16] Đối thoại Shangri-La (Shangri-La Dialogue) là cuộc họp hàng năm của Bộ trưởng Quốc phòng các nước châu Á được tổ chức ở khách sạn Shangri-La (Singapore) từ năm 2002 đến nay. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (International Institute for Strategic Studies, IISS), một think-tank được thành lập tại nước Anh từ năm 1958, là chủ thể tổ chức các cuộc đối thoại này. Cuộc đối thoại lần thứ 9 vừa diễn ra từ ngày 4 đến 6.6.2010, tập hợp gần 30 quốc gia.

[17] Ngọc Trân, “Hoa Kỳ phản đối Trung Quốc về vấn đề Biển Đông”, RFA 7.6.2010:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/US-concerns-about-the-South-China-Sea-disputes-06072010063120.html

[18] “Quan điểm của Mỹ chuyển biến thuận lợi cho Việt Nam?”, RFI 13.6.2010:

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100613-quan-diem-cua-my-chuyen-bien-thuan-loi-cho-viet-nam

[19] Thiện Ý, “Đổi mới Đảng để tránh nguy cơ sụp đổ! Góp ý với Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam”, talawas 19.9.2009:

http://www.talawas.org/?p=10367

[20] Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, “16 chữ vàng là thật hay giả”, Bauxite Vietnam 27.5.2010:

http://www.boxitvn.net/bai/4607

[21] “Biển Đông: Mỹ không đứng về phía nào, TQ không bành trướng”, Vietnam Net, 09/06/2010:

http://vietnamnet.vn/chinhtri/201006/Bien-Dong-My-khong-dung-ve-phia-nao-TQ-khong-banh-truong-914964/

[22] “Hội đàm giữa hai đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam và Trung Quốc”, QĐND 23/04/2010:

http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/10/50/50/110120/Default.aspx

June 29, 2010 Posted by | Bài báo hay | 1 Comment

Thất bại trong vụ Cheonan khiến Trung Quốc bất an

Trích Tuần Việt Nam

Tác giả: Drew Thompson

Kẻ thua cuộc lớn nhất từ những căng thẳng đang diễn ra xung quanh vụ chìm tàu của Hàn Quốc có lẽ không phải là Xơun hay Bình Nhưỡng, mà là Bắc Kinh.

Tạp chí Foreign Policy của Mỹ vừa đăng bài bình luận về Thế khó xử của Trung Quốc trong vụ Cheonan của tác giả Drew Thompson. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin đăng tải lại để mọi người cùng suy ngẫm.

Với việc từ chối lên án Bắc Triều Tiên về “hành động cố ý tấn công và đánh chìm” một tàu hộ tống của Hải quân Hàn Quốc hồi tháng Ba, Trung Quốc đã để mất lòng tin phải khó khăn lắm mới có được và điều này nhắc nhở các quốc gia trên khắp châu Á về tầm quan trọng của Mỹ và và sự hiện diện của họ ở Tây Thái Bình Dương.

Khi trục vớt tàu Cheonan bị đắm và dò tìm đáy biển, người ta đã phát hiện một bằng chứng nóng – xác một quả thủy lôi của Bắc Triều Tiên. Một báo cáo của Hàn Quốc dựa trên sự tham gia của các chuyên gia Australia, Anh, Thụy Điển và Mỹ được công bố hồi cuối tháng Năm đã chỉ đích danh Bắc Triều Tiên, gây ra những dư chấn thực sự của vụ việc này.

Phản ứng trước báo cáo của Hàn Quốc, Băc Kinh không thể hiện một lập trường rõ ràng mà chỉ đơn thuần ghi nhận bản báo cáo, cũng như những tuyên bố bác bỏ của Bắc Triều Tiên. Thay vì lên án hành động bạo lực của Bắc Triều Tiên, Trung Quốc phớt lờ kết luận của các nhà điều tra quốc tế sau khi nước này từ chối lời mời tham gia nhóm điều tra.

Đầu tháng Năm, trước khi báo cáo được công bố, cả Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il đã có các cuộc gặp thượng đỉnh ở Trung Quốc với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhưng khi ra về đều không thỏa mãn.

Quyết định của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên đã không chỉ phản ánh một tính toán chính sách thận trọng dựa trên sự tư lợi thiển cẩn, mà còn cho thấy Bắc Kinh mong muốn duy trì sự cân bằng an ninh khu vực phụ thuộc vào một mối quan hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Phần đuôi tàu Cheonan sau khi được vớt và đưa lên xà lan. Ảnh: Reuters.

Việc không ủng hộ Bắc Triều Tiên có thể dẫn tới sụp đổ của nước này- điều sẽ mang lại những hậu họa cho Trung Quốc tệ hơn nhiều so với những gì mà các nhà quan sát bên ngoài tính toán.

Trung Quốc lo ngại khả năng hỗn loạn ở Bắc Triều Tiên vì một số lý do:

Thứ nhất, viễn cảnh những người tỵ nạn đói rách và tàn quân của Quân đội Nhân dân Triều Tiên ở ngay gần biên giới Trung Quốc là một mối quan ngại rõ ràng.

1400km đường sông phân chia hai nước hẹp và nông ở nhiều nơi và sẽ không thể cản được người tỵ nạn và tàn quốc vượt qua. Không phải ngẫu nhiên mà trong số 14 đường biên giới chung với các nước láng giềng, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc lãnh trách nhiệm chính chỉ ở các đường biên giới với Bắc Triều Tiên và Mianma.

Trong khi đó, sự hội nhập kinh tế giữa Bắc Triều Tiên và các tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh Liêu Ninh và Cát Lâm, khiến vùng Đông Bắc Trung Quốc sẽ phải trả một giá đắt nếu Bắc Triều Tiên rối loạn.

Sự ổn định về kinh tế ở các tỉnh “vành đai” này là mối lo ngại lớn của Bắc Kinh. Khi đã coi thương mại với Bắc Triều Tiên là một bộ phận trọng tâm trong kế hoạch phát triển (khoảng một nửa các nhà đầu tư Trung Quốc trong các liên doanh với Bắc Triều Tiên là từ hai tỉnh này), thì các tỉnh phía Bắc có thể phải chịu tác động kinh tế khá lớn từ sự bất ổn thêm nữa ở Bắc Triều Tiên.

Không chỉ có chính trị mới mang tính địa phương, mà đôi khi cả chính sách đối ngoại cũng mang tính địa phương.

Chúng ta thường cho việc Bắc Triều Tiên lệ thuộc vào Trung Quốc là điều đương nhiên. Nhưng trên thực tế, nhiều bộ phận quan trọng của Trung Quốc cũng lệ thuộc vào Bắc Triều Tiên.

Chính quyền địa phương ở Cát Lâm đã đầu tư tiền tỉ vào cơ sở hạ tầng để tạo một hành lang kinh tế từ thành phố Trường Xuân của Trung Quốc, dọc qua biên giới tới khu vực cảng Rajin của Bắc Triều Tiên do Trung Quốc thuê.

Các kế hoạch của tỉnh Cát Lâm đều được sự bảo trợ của các cấp cao nhất ở Bắc Kinh. Nếu Bắc Triều Tiên sụp đổ, thảm họa này sẽ chạm tới trái tim Bắc Kinh- và cả ví tiền của vùng Đông Bắc.

Một yếu tố khác mang tính động cơ đối với Bắc Kinh là quan điểm của nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng mối quan hệ của họ với Bắc Triều Tiên duy trì một sự cân bằng mong manh ở châu Á, đặt hai nước này vào thế chống lại Mỹ và các đồng minh.

Trong suy nghĩ của một số chiến lược gia Trung Quốc, việc không ủng hộ Bắc Triều Tiên, ngay cả sau một vụ khiêu khích quá đáng như vụ tấn công tàu Cheonan có thể dẫn tới một sự đổ vỡ rất tệ của nước này.

Việc Trung Quốc không muốn Bắc Triều Tiên sụp đổ do tác động của những sai lầm về chính trị và kinh tế đã phản ánh tất cả những mối lo ngại này.

Trong khi Trung Quốc có vẻ như sẵn sàng trả giá cho việc ít nhất là duy trì sự bền vững quốc gia, cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều không muốn trả cái giá phải xây dựng lại một quốc gia thất bại, dẫn đến một tình trạng không hề dễ chịu.

Không mấy ngạc nhiên là việc Trung Quốc không muốn trừng phạt Bắc Triều Tiên về hành động của họ hay ngăn cản chế độ này thực hiện những hành động hiếu chiến đã phơi bày những hạn chế trong ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực và gặp phải sự giận dữ ở nhiều nơi của châu Á.

Xử sự của Trung Quốc trong vụ việc đã gây ra những làn sóng chính trị ở Nhật Bản.

Việc Thủ tướng Yukio Hatoyama từ chức cũng như việc giải quyết nhanh chóng vấn đề Căn cứ Không quân Futenma ở Okinawa đã tạo nên sự bất ổn lớn trong chính trường Nhật Bản, mà chắc chắn sẽ tác động lớn đến cuộc bầu cử Thượng viện vào tháng Bảy.

Phản ứng của Trung Quốc chỉ làm đảm bảo sự hiện diện lớn của quân đội Mỹ ở Nhật Bản trong một tương lai có thể thấy trước.

Mặc dù vụ Cheonan là một tổn thương đối với người dân Hàn Quốc, Tổng thống Lee đã xử lý vụ việc một cách khéo léo với phản ứng thận trọng, minh bạch và có tính toán, không để cho căng thẳng leo thang.

Tuy nhiên, thảm kịch Cheonan chắc chắn sẽ có tác động định hình đối với chính trị Hàn Quốc và chính sách thống nhất. Quả thủy lôi của Bắc Triều Tiên là dấu chấm than cho sự sụp đổ của “Chính sách Ánh Dương”- cách tiếp cận bị chỉ trích rất nhiều của Hàn Quốc đối với việc trao đổi kinh tế Bắc Triều Tiên.

Mọi triển vọng mà Trung Quốc có thể có trong con mắt người Hàn Quốc để đóng một vai trò trung gian giữa hai miền Triều Tiên có lẽ đều đã tiêu tan.

Chiến lược của Trung Quốc nhằm ve vãn các nước láng giềng ở khắc châu Á với những lời hứa về hội nhập kinh tế và không ngừng tuyên bố về ý định hòa bình đã có một bước lùi quan trọng.

Ngay cả quyết định của Trung Quốc về việc “hoãn” chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tới Bắc Kinh cũng phản anh sự bất an của Trung Quốc đối với tình trạng an ninh hiện tại của khu vực này.

Trong những tuần và tháng tới, việc vụ đắm tàu Cheonan sẽ làm khuấy đảo khu vực này như thế nào sẽ trở nên rõ ràng hơn.

  • TTX biên dịch

June 27, 2010 Posted by | Trung Cộng và thế giới | Leave a comment

Hiệu trưởng cũng nhờ… thi hộ

Trích báo Người Lao Động

(NLĐO) – Ngày 27-6, UBND TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, cơ quan này đang xem xét đề nghị của Phòng nội vụ về việc cách chức đối với bà Lâm Thanh Liên, hiệu trưởng trường tiểu học Tân Phong A vì mắc nhiều sai phạm về đạo đức nhà giáo.

Theo thanh tra Phòng Giáo dục & Đào tạo TP Biên Hòa, sau khi cơ quan này tiến hành thanh tra theo đơn tố cáo thì phát hiện bà Liên không tham gia lớp học bồi dưỡng quốc phòng an ninh mà nhờ giáo viên khác đi học và thi hộ với kết quả loại giỏi.
Còn trong đợt lấy ý kiến để bổ nhiệm lại chức vụ hiệu trưởng, bà Liên đã lấy bút chì đánh dấu tên giáo viên vào phiếu bầu mà không qua ban kiểm phiếu. Sau đó bà phát hiện 3 người nhận xét xấu về mình nên có thái độ trù dập.
Ngoài ra, phòng GD-ĐT còn phát hiện bà Liên còn chỉ đạo nâng điểm cho học sinh để lấy thành tích và nhiều sai phạm trong quản lý tài chính và gây mất đoàn kết trong nhà trường.
K. Cương

June 27, 2010 Posted by | Việt Cộng và nền giáo dục Cộng Sản | Leave a comment

Vấn đề quan trí

Trích NguoiViet Boston

Nguyễn Hưng Quốc

Đây đó, trên báo chí trong nước, chủ yếu là báo mạng, đặc biệt blog, một số người đưa ra nhận định rất hay: vấn đề trầm trọng và khẩn thiết nhất ở Việt Nam hiện nay không phải là dân trí. Mà là quan trí. Cái trí của giới cầm quyền.
Ngày xưa, đầu thế kỷ 20, hầu hết các nhà cách mạng Việt Nam đều bận tâm đến vấn đề dân trí. Ai cũng nhìn nhận một lập luận đơn giản: Việt Nam không thể thắng Pháp với cung tên hay gậy tầm vông theo kiểu truyền thống. Muốn thắng Pháp, cần có vũ khí và biết cách tổ chức. Muốn thực hiện hai điều đó, đất nước cần được hiện đại hoá. Muốn hiện đại hoá thì cần giáo dục. Bởi vậy, người ta cổ vũ việc học hành: một mặt tổ chức phong trào Đông Du để gửi những thanh niên ưu tú sang Nhật du học, mặt khác, khuyến khích mọi người chịu khó học đọc, học viết, xem báo và xem sách. Người ta không những khuyến mà còn khích. Khi khích, người ta không ngại nặng lời: Phan Bội Châu, một trong hai nhà cách mạng kiệt xuất nhất trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ, từng nhiều lần chửi dân chúng ngu:
Sử nước ta việc dân không chép
Và dân cùng tốt đẹp gì đâu.
Chẳng qua một ở si ngu.

(Dân trí nước ta thật đáng thương) (1)

Ngay một người, chẳng phải là cách mạng gì, chỉ là nhà thơ thôi, như Tản Đà, cũng thấy và cũng phàn nàn về trình độ dân trí trong cả nước:
Dân 25 triệu, ai người lớn?
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.

Kể cũng phải. Theo David G. Marr, trong thế kỷ 19, khoảng 25% người Việt Nam trên 15 tuổi biết võ vẽ vài trăm chữ Hán và chữ Nôm đủ để đọc gia phả hay các loại đơn từ căn bản trong đời sống hàng ngày; trong đó, chỉ có khoảng vài chục ngàn người là thực sự thông thạo chữ nghĩa đủ để tự tin đi thi hoặc có thể đọc sách vở. Đến đầu thế kỷ 20, nền Hán học suy tàn, nền giáo dục dựa trên tiếng Pháp và chữ quốc ngữ mới hình thành, số người biết chữ bị giảm sút trầm trọng: vào giữa thập niên 1920, có lẽ chỉ có khoảng 5 phần trăm dân số, hay khoảng 750,000 người, có thể đọc được báo chí (2). Trong tình hình như vậy, chủ trương nâng cao dân trí là điều hoàn toàn dễ hiểu. Cũng dễ hiểu nữa cái việc năm 1945, ngay sau khi mới giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã xem việc diệt “giặt dốt” là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, khẩn cấp không kém gì việc diệt giặc ngoại xâm và giặc đói.

Nhưng bây giờ thì khác. Đã đành so với nhiều nước khác trên thế giới, kể cả trong khu vực Đông Nam Á, trình đô dân trí Việt Nam chưa phải là cao. Số người tốt nghiệp đại học còn thấp. Trình độ thực sự ở đại học lại càng thấp. Đây là một vấn đề lớn của xã hội, được nhiều chuyên gia về giáo dục quan tâm và bàn luận rất nhiều trong những năm vừa qua. Dù vậy, ở đây, có hai điều cần ghi nhận: Thứ nhất, so với trước, mặt bằng dân trí tại Việt Nam hiện nay cao hơn hẳn; thứ hai, một số khiếm khuyết trong trình độ dân trí, nếu có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, mức độ ảnh hưởng ấy chắc chắn là ít hơn sự khiếm khuyết trong trí thức của những người lãnh đạo, tức là… quan trí.

Nói đến quan trí, chúng ta cũng cần lưu ý điều này: trên danh nghĩa, giới lãnh đạo Việt Nam thường có bằng cấp khá cao, thậm chí, cao hơn hẳn các nước phát triển, kể cả Mỹ và Úc!
Theo thống kê của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, trong số 26 thành viên trong nội các chính phủ Việt Nam, có đến 13 người, tức 50%, có bằng tiến sĩ, 3 người có bằng thạc sĩ và 10 người có bằng cử nhân. Trong khi đó, tại Úc, trong số 28 thành viên chính phủ, chỉ có một người có bằng tiến sĩ, 5 người có bằng thạc sĩ, còn lại là cử nhân; tại Mỹ, trong số 23 thành viên chính phủ, có 7 tiến sĩ, 8 thạc sĩ, và 8 cử nhân.
Nguyễn Văn Tuấn tổng kết:
“Nếu [tạm] tính PhD là 10 năm theo học đại học, thạc sĩ 6 năm, và cử nhân 4 năm, thì tính trung bình mỗi bộ trưởng hay thành viên trong nội các chính phủ VN có 7.2 năm học đại học, kế đến là Mĩ (6.5 năm), và thấp nhất trong nhóm là Úc (4.6 năm).” (3)
Đó là bằng cấp chính thức. Nhưng thực lực và thực học thì sao?

Ở Việt Nam, gần đây, vào mỗi dịp cuối năm, giới truyền thông phi chính thống có thói quen tốt là sưu tập những câu nói ngu để đời của giới lãnh đạo. Mà không cần đến dịp cuối năm. Mỗi lần giới lãnh đạo mở miệng công khai là một lần thiên hạ lại phải kinh hoàng về trí thức và trí tuệ của họ. Tuy nhiên, thôi, chúng ta bỏ qua những câu nói ngớ ngẩn kiểu ấy. Cứ cho là do bất cẩn đi. Ai cũng có thể mắc phải những lỗi như thế. Huống gì ở Việt Nam, giới lãnh đạo thường chỉ quen đọc những gì thư ký viết sẵn hơn là ứng khẩu phát ngôn ngay tại chỗ. Chúng ta nên thể tất.
Nhưng những câu trả lời trước Quốc Hội về những chuyện đại sự và được trực tiếp truyền thanh và truyền hình trong cả nước thì dĩ nhiên không phải là chuyện đùa. Đó là thách thức lớn trong việc chinh phục sự ủng hộ của Quốc Hội và của quần chúng cũng như trong việc khẳng định vị thế của mình trong guồng máy đảng và nhà nước. Chắc chắn là họ chuẩn bị rất kỹ. Kỹ vậy mà vẫn để lộ ra những sai lầm về phương diện kiến thức và lập luận đến độ không ai có thể hiểu được. Có những sai lầm cực kỳ sơ đẳng.

Ví dụ như ông Nguyễn Thiện Nhân, phó Thủ tướng, từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, một trong 13 thành viên trong nội các chính phủ có bằng tiến sĩ, lại là tiến sĩ ở nước ngoài (Đông Đức). Trả lời câu hỏi của Đại biểu Quốc Hội Nguyễn Minh Thuyết, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “So với năm 2006, đến nay (2010), lương giáo viên đã tăng gấp 2.1 lần, vào khoảng 2.5 – 4 triệu đồng/tháng, cao hơn so với các ngành khác”.
Sự thực thế nào? Sự thực, theo blogger Linh, em>“Thứ nhất, thu nhập danh nghĩa (chứ không chỉ lương) của ngành giáo dục trong năm 2009 chỉ tăng 68% so với năm 2006. Sau khi loại trừ yếu tố lạm phát thì thu nhập này chỉ tăng 18.2%, thấp hơn nhiều con số tăng 2.1 lần mà ông Nhân đưa ra; […] Thứ hai, thu nhập người làm trong ngành giáo dục […] vẫn thấp hơn mức trung bình của tất cả các ngành. Tiền lương trung bình của ngành giáo dục năm 2009 là 2.7 triệu trong khi trung bình của tất cả các ngành là 3.1 triệu. Như vậy mệnh đề ‘cao hơn so với các ngành khác’ của ông Nhân là không chính xác.”

Nhưng cái sai của ông Nguyễn Thiện Nhân không trầm trọng và tai hại bằng cái sai của ông Nguyễn Sinh Hùng, cũng phó Thủ tướng, cũng có bằng tiến sĩ, cũng trong cuộc chất vấn trước Quốc Hội.
Liên quan đến dự án đường sắt cao tốc trị giá 56 tỉ đô la mà Việt Nam đang ngấm nghé thực hiện, ông Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố là ông rất an tâm về khoảng nợ khổng lồ mà Việt Nam sẽ phải vay mượn cho dự án ấy. Tại sao ông an tâm? Lý do, theo ông, “Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng 6.000, lên 12.000 và sẽ đạt 20.000 năm 2050″.

Với số thu nhập cao như vậy thì việc con cháu chúng ta trả vài chục tỉ nợ của ngoại quốc chẳng có gì khó khăn cả!
Tuy nhiên, theo nhiều người, tất cả các con số làm chỗ dựa cho dự án quốc gia vĩ đại ấy đều sai.
Sai từ con số thu nhập bình quân trên đầu người tại Việt Nam hiện nay: Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2010 này, thu nhập ấy chỉ dưới 1.000 Mỹ kim chứ không phải là 1.200 Mỹ kim như ông Hùng nói.
Sai cả trong dự đoán: con số thu nhập bình quân ấy không thể lên đến 3.000 Mỹ kim vào năm 2020 và 20.000 Mỹ kim vào năm 2050 được. Có nhiều người phân tích những cái sai này.
Người phân tích kỹ lưỡng nhất là giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc. Theo ông, nếu từ 2010 đến 2030, suốt cả 20 năm liền, GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Việt Nam tăng trưởng đều đặn ở mức 6% như hiện nay thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2020 chỉ là khoảng 1.963 Mỹ kim; vào năm 2030, chỉ có khoảng 3.121 Mỹ kim. Nếu từ 2030 đến 2050, tốc độ phát triển chậm lại, khoảng 4%, thì thu nhập bình quân đầu người vào năm 2050 chỉ khoảng 5.388 Mỹ kim, tức chỉ hơn một phần tư con số ông Nguyễn Sinh Hùng dự đoán!

Ở đây, chúng ta không thể không đặt ra ít nhất hai câu hỏi:
Thứ nhất, tại sao những người lãnh đạo cao nhất nước lại có thế vấp phải những sai lầm sơ đẳng trong phạm vi mình chịu trách nhiệm như vậy? Những điều căn bản như vậy mà còn sai, vậy những điều phức tạp hơn thì sao?
Thứ hai, dựa trên những tiền đề sai như vậy, làm sao người ta có thể hoạch định những dự án lớn lao kéo dài cả hàng chục năm và tiêu tốn cả mấy chục tỉ đô la được?

Dân chúng, đặc biệt giới trí thức, lo là phải.

Chú thích:
1. Phan Bội Châu toàn tập, tập 5, Chương Thâu sưu tầm và biên soạn, nxb Thuận Hoá, 1992, tr. 59.
2. David G. Marr (1981), Vietnamese Tradition on Trial 1920-1945, Berkeley: University of California Press, tr. 33-4.
3. Nguyễn Văn Tuấn, “Trình độ học vấn của bộ trưởng Việt Nam, Mỹ và Úc” trên http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/537-trinh-do-hoc-van-cua-bo-truong-viet-nam-mi-va-uc

June 26, 2010 Posted by | Diễn đàn | 1 Comment

TQ Mở Thầu Quốc Tế Tìm Dầu Biển Đông; Quốc Tế Giúp TQ Tìm Dầu Vùng Hoàng Sa…

Trích Việt Báo

BIỂN ĐÔNG, Việt Nam — Công ty dầu BP Plc cùng liên kết với hãng Chevron Corp. để tranh thầu một lô thăm dò dầu ở Biển Đông VN, nơi Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa, theo lời một nhân vật ẩn danh trong thương lượng này.
Hãng Chevron sẽ sở hữu 60% cồ phần trong lô dầu và giữ cương vị công ty điều hành, trong khi BP giữ phần còn lại.
Lô dầu này có ký hiệu là lô 42/05, trên bản đồ khoảng 250 kilômét phía nam của Hồng Kông, sẽ được khoan ở độ sâu 198 mét cho tới hơn 1,980 mét khắp khu vục thăm dò rộng gần 7,000 kilômét vuông.
Theo lời một cựu sĩ quan Hải Quân VNCH tại California, nếu theo số liệu bản tin Dow Jones cho như thế, có thể tin là khu vực thăm dò dầu này nằm trong hoặc sát bên vùng  biển Hoàng Sa, với diện tích rộng gần chục ngàn kilômét vuông như thế.
Công ty CNOOC Ltd., thuộc tập đoàn dầu quốc doanh TQ China National Offshore Oil Corp., có quyền giữ 51% cổ phần lô dầu này nếu các công ty khám phá có dầu trị giá thương mại hay khí đốt trị giá thương mại.
Theo trang foreignpolicyblogs.com, một bản nghiên cứu Trung Quốc cho thấây ước đoán trữ lượng dầu vùng Biển Đông tới 213 tỉ thùng barrels, trong khi bản nghiên cứu của Sở Điạ Dư Hoa Kỳ năm 2000 nói là chỉ ước lượng 29 tỉ thùng thôi.
Tuy nhiên, một bản nghiên cứu khác cũng của Trung Quốc ước tính rằng riêng vùng đảỏ Hoàng Sa và Trường Sa đã có trữ lượng 105 tỉ thùng barrels  dầu.
Cũng trang báo này nói, công ty dầu Trung Quốc Sinopec đang hợp tác với hãng dầu Na Uy Statoil thực hiện các khảo sát địa chấùn vùng rộng 1,250 kilômét vuông gần đảo Hoàng Sa. kết quả sẽ đưa ra cuoôi năm 2010.
Tình hình này cho thấy các công ty dầu quốc tế đang đứng về phía kẻ mạnh: cùng với Trung Quốc tìm dầu Biển Đông.

June 25, 2010 Posted by | Trung Cộng và Hoàng Sa | Leave a comment

Thử giải phẫu con bệnh vĩ cuồng

Trích Bauxit VietNam

https://i0.wp.com/aseparatepeace.wikispaces.com/file/view/paranoid.JPG/32868167/paranoid.JPGThư gửi GS Nguyễn Huệ Chi và trang mạng Bô-xít)

Hà Sĩ Phu

Trong buổi chiều lịch sử ấy, chiều 19 tháng 6 năm 2010, khi 208 đại biểu Quốc hội cùng ấn ngón tay vào nút phản đối một dự án chắc các vị cũng không ngờ hiệu quả “gây chảy nước mắt sung sướng” của “quả bom” mà mình bấm nút.

Bất ngờ quá đi chứ, một dân tộc đã chai sạn vì chinh chiến và chia ly, lại đang chìm trong quốc nạn vô cảm, sao hôm nay bỗng mau nước mắt vậy? Người ta tìm đến nhau, tay cầm tay, ôm lấy nhau không nói nên lời. Có gì đâu, cả một dân tộc vừa thoát chết, vừa tạm thoát khỏi một thảm họa không thể cứu chữa, vì Dự án vĩ cuồng về đường sắt cao tốc đã bị Quốc hội bác bỏ!

Nếu theo dõi đầy đủ những bài đã phân tích rõ tính chất phi lý, tếu, dại dột, bất lợi, phiêu lưu, học đòi không đúng lúc của dự án cao tốc này (mặc dù ai cũng biết tàu cao tốc là một thành quả đáng trân trọng của văn minh), và đã đọc những bài viết cho thấy những tia sáng đã ló dạng, gợi mở ra những khả năng, rọi vào tận cùng con đường hầm bấy lâu vẫn kín như bưng, vẫn lỳ như gỗ đá, ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy có anh em đã coi ngày lịch sử này như Ngày Quốc khánh mới của Việt Nam! Nhân dân lên tiếng cảm ơn trang mạng Bô-xít, cảm ơn những nghị sĩ Quốc hội dũng cảm, và cảm ơn nhau… Nước mắt này là từ một giọt làm tràn ly nước.

Tôi vốn không phải người dễ lạc quan, nên rất chia sẻ với những lời cảnh báo rằng không dễ gì thay đổi tính chất và thói quen của một Quốc hội, không dễ gì khiến cho những tham vọng núp sau quyền lực lại ngoan ngoãn chịu thua, vì thế tôi hiểu rằng thành công bước đầu này sẽ không đi đến đâu nếu không được đẩy tới, và hiểu phải làm gì để tiếp tục ngăn chặn điều VĨ CUỒNG này và các VĨ CUỒNG khác sẽ còn tiếp tục.

Bệnh vĩ cuồng rất tai hại (nhất là với một nước còn nghèo và còn bị dòm ngó) vốn có trong xã hội ta đã lâu nhưng mấy năm nay nó ngang nhiên, vênh váo hãnh tiến. Nào là “tầm nhìn”, nào là “bứt phá”, “đón đầu”, nào chỉ tiêu “trăm phần trăm Tiến sĩ”, nào mở rộng Hà Nội với quy mô khổng lồ, nào là “chỉ số IQ cao”, và bây giờ là đường sắt cao tốc xẻ dọc cơ thể Việt Nam nối từ ranh giới Trung Hoa đến tận cùng đất nước…, toàn chuyện vĩ đại!

Tôi đồng ý với LS Cù Huy Hà Vũ rằng bất cứ bế tắc chính trị xã hội nào cũng có thể khai thông nếu tìm đúng nguyên nhân và quyết tâm thanh toán nó.

Vậy bệnh Vĩ cuồng bắt nguồn từ đâu?

Xin mạnh dạn nêu mấy nguyên nhân:

1/ Về gốc rễ, ta xuất phát từ một lý thuyết ảo tưởng vốn đã rất “hoành tráng”, cao ngạo, muốn cải tạo toàn bộ thế giới đang có, muốn “đoạn tuyệt một cách triệt để nhất” với truyền thống, muốn “đào mồ chôn”, muốn thiết lập quốc tế nọ quốc tế kia… Nói khác đi là phải làm những điều vĩ đại hơn hẳn nền văn minh tự nhiên (mà ta gọi là chủ nghĩa Tư bản), trong khi nền văn minh mà ta muốn vượt ấy ngày nay đã quá vĩ đại rồi. Vì vậy mà về lý thuyết và tuyên truyền cứ phải đại ngôn, đại ngôn mãi, không rút được.

– Về tâm lý, những người bị lạc hậu, bé nhỏ, thua kém… thường bị mặc cảm nên khát khao những chuyện phi thường, viển vông, muốn đứng thứ nhất, không coi ai ra gì… để khỏa lấp thực trạng đã thua kém, đang thua kém của mình. Khốn nỗi càng nói IQ cao càng bộc lộ IQ thấp, càng kiên quyết khẳng định càng bộc lộ sự lúng túng thiếu tự tin, càng đề cao Tiến sĩ càng bộc lộ hình hài tiến sĩ giấy mà thôi, nên càng phải màu mè cho sang. Càng khẳng định “tầm nhìn” để khỏa lấp tầm nhìn thiển cận trước đây thì càng bộc lộ thứ viễn kiến AQ.

– Về tâm lý “tư duy nhiệm kỳ” muốn mình phải để lại cho đời  một cái gì to lớn gắn với tên tuổi của mình, dòng họ mình, nhiệm kỳ của mình.

–  Về khát khao vật chất, cần làm những dự án to để có “miếng ăn” to. Riêng kiểu “Vĩ cuồng” này thì có tính toán, có kế hoạch hẳn hoi nên không thể coi là “bệnh” được nữa mà là một hành vi đã đi vào ý thức.

– Cũng không loại trừ một nguyên nhân nữa. Những kẻ đã quá giàu mà tiền không từ mồ hôi nước mắt, thì khẩng mỡ, chơi sang cho bằng thiên hạ thượng lưu.

Những ai còn là công bộc của dân, do dân, vì dân, vì những học sinh vượt sông Poko đi học bằng dây thép, vì những em bé còn đói khát (trong ảnh), vì những em bé phải đi hầu hạ để bị tra tấn như thời Trung cổ, vì những ngư dân còn bị kẻ “4 tốt” hãm hại… tất nhiên hôm nay không sa vào những dự án vĩ cuồng như thế làm gì.

Kẻ thù của ta đang là bệnh Vĩ cuồng, là mẹo Vĩ cuồng. Tôi xin phác sơ sơ mấy nguyên nhân ngắn gọn như vậy nhân lúc chia vui.

Kính thư

HSP

22-6-2010

June 24, 2010 Posted by | Diễn đàn | 1 Comment

Gió đang đổi chiều: Nói “Không” với đường sắt cao tốc!

Trích Đàn Chim Việt

Có thể nói ngày thứ bảy 19-6 vừa qua là một ngày đi vào lịch sử của Quốc hội trong nước.

Vì xưa nay, các đại biểu Quốc hội, với gần 90 % là đảng viên cộng sản, 10 % còn lại cũng lại do lãnh đạo đảng lựa chọn kỹ, thường ngoan ngoãn dơ tay tán thành mọi ý kiến của lãnh đạo, của Bộ Chính trị, của chính phủ. Các cuộc bỏ phiếu thường đạt từ 90 đến 99%, có khi còn hơn nữa, gọi là sự đồng thuận tuyệt đối.

Thế mà kết quả cuộc bỏ phiếu ngày 19-6 về tán thành hay không tán thành đề nghị của chính phủ thực hiện Đại đề án Đường sắt cao tốc (ĐSCT) đã như một quả bom phát nổ ngay giữa hội trường Quốc hội đang nín thở chờ đợi.

Mặc dầu Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trổ hết tài quảng cáo, thuyết phục, rằng kinh tế tài chính đất nước đang có đà phát triển, nước ta đang có tốc độ tiến nhanh, vững, việc nghĩ đến ngay từ lúc này làm ĐSCT là thích hợp, là tất yếu, là không có gì đáng quan ngại, rằng “tôi rất yên tâm với đề án hiện đại này”.

Bộ trưởng giao thông Hồ Nghĩa Dũng còn mạnh mẽ hơn, hùng hồn hơn, rằng mọi nước hiện đại đều làm ĐSCT, rằng nước ta có chiều dài dài nhất thế giới (!?), không thể không làm, rằng nhiều nước sẵn sàng cấp vốn, không thể bỏ qua dịp tốt và hiếm.

Tại Quốc hội có đại biểu ca ngợi sự sáng suốt của đảng và chính phủ, kích động rằng “các nước làm ĐSCT đều có chỉ số IQ – chỉ số thông minh – cao”, ngụ ý rằng chỉ có kẻ ngu si, đần độn mới chống lại chủ trương lớn trị giá 56 tỷ đôla này. (hiện toàn bộ thu nhập quốc dân ta mới đạt hơn 100 tỷ đôla).

Cho dù lãnh đạo rất e ngại, rất sợ sự phản biện, đến mức ra nghị quyết cấm người dân phản biện công khai các chủ trương lớn, những phiên họp Quốc hội vừa qua nhiều đại biểu đã đứng dậy phản biện quyết liệt, gọi đại dự án ĐSCT là một cuồng vọng nguy hiểm, một căn bệnh vĩ cuồng dại dột, không thật cấp thiết cho cuộc sống của đông đảo nhân dân, nên dành vốn cho những việc khác cấp bách hơn, như giáo dục, y tế, an sinh, giao thông nông thôn, nếu cứ làm sẽ chỉ chồng chất nợ trên vai các thế hệ kế tiếp.

Một số cơ quan truyền thông trong nước đã rất tích cực truyền bá những lập luận phản biện sắc sảo của một số đại biểu quốc hội, còn đăng thêm những luận văn, bình luận của trí thức, chuyên viên trong và ngoài nước bác bỏ từng điểm một quan điểm và lập luận của đại diện chính phủ, hỗ trợ cho tiếng nói cứng cỏi rất có tầm và có tâm của hơn mười đại biểu Quốc hội có lập trường đối lập trong vụ việc này.

Mạng bauxite –info đã đi đầu trong cuộc hỗ trợ quý báu này. Đáng chú ý là những bài luận văn chỉ ra cái bẫy ODA (Official Development Assistance – Hỗ trợ Chính thức cho Phát triển ) cũng như cái bẫy FDI (Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp của nước ngoài ) đều có 2 mặt, nếu không biết sử dụng khôn khéo, thông minh thì một mảng lớn sẽ nuôi béo các nhà tư bản nước ngoài cùng bọn tham nhũng trong nước móc ngoặc nhau, còn dân thì kéo cày trả nợ không biết đến đời nào mới hết được.

Kết quả là khi được thăm dò, có đến 129 đại biểu yêu cầu bỏ phiếu kín về chủ trương của chính phủ.

Kết quả thật bất ngờ cho cả 2 phía. Phía đảng và chính phủ không ngờ thất bại nặng đến thế, chỉ có 185 trên 439 đại biểu có mặt bỏ phiếu tán thành; 208 bác bỏ. Số không bỏ phiếu là 34. Đại dự án ĐSCT bị gác lại, loại ra khỏi chương trình nghị sự.

Lần đầu tiên một Đại dự án được quảng cáo mạnh mẽ bị Quốc hội do chính đảng CS lập nên và kiểm soát chặt chẽ bác bỏ sau một cuộc tranh luận khá sôi nổi kéo dài 2 tuần lễ.

Nhất định Bộ Chính trị và chính phủ không chịu thúc thủ, chịu thua. Bộ trưởng giao thông Hồ Nghĩa Dũng phát biểu “Tôi không quá buồn”. Nghĩa là buồn, nhưng còn tuyên bố theo kiểu cố đấm ăn xôi “chính phủ sẽ trình dự án khác”.

Vấn đề là các thế lực đối lập trong nước – đối lập với từng chủ trương của đảng và chính phủ độc đảng cũng như đối lập với cả chế độ chính trị độc đảng phản dân chủ – nhận ra thật rõ ý nghĩa thắng lợi quan trọng bước đầu này, tỉnh táo rút kinh nghiệm, phát huy dân chủ trong xã hội, phát triển nền truyền thông tự do, đẩy lùi lề lối cầm quyền chủ quan, duy ý chí, theo phe nhóm lợi ích riêng (crony economy) do các chuyên gia Đại học Harvard chỉ ra, thừa thắng tự tin bước tới.

Gió đang đổi chiều. Gió dân chủ thổi bạt gió độc đoán phản dân chủ.

Bài học quý từ sự kiện hiếm hoi này là trong tình hình hiện tại, trong thời mở cửa, đảng buộc phải cam kết tôn trọng luật pháp và thực thi dân chủ, các lực lượng tiến bộ, yêu nước thương dân vẫn có thể đẩy lùi từng bước thế lực độc đoán mù quáng vụ lợi, ghi được những thắng lợi bước đầu, tạo thêm niềm tin cho đại khối dân tộc đang khao khát độc lập, dân chủ và tự do.

Nguồn: Blog Bùi Tín (VOA)

June 23, 2010 Posted by | Bài báo hay | Leave a comment

Cái học ngày nay đã đỗ rồi: đỗ cao quá, CSVN đâm lo

VietCatholic News (21 Jun 2010 15:12)
Nói về thành quả giáo dục, nhất là kết quả thi tốt nghiệp phổ thông lấy bằng tú tài với tỷ lệ cao đều là ước mơ của các nhà giáo dục và còn là niềm hãnh diện của quốc gia. Trong thế giới phương Tây, học sinh thi tốt nghiệp phổ thông đạt thành quả từ 80 đến 90% được xem là một thành quả lớn lao. Đó là ước mơ của các hiệu trưởng ở thế giới công nghiệp tân tiến. Thí dụ ở nước Đức, tại tiểu bang Bayern là một nơi học nổi tiếng và chế độ giáo dục rất cao mà tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông chỉ đạt đến 85%, tại tiểu bang Berlin đạt đến 78%, còn tiểu bang Nordrhein-Westfalen chỉ với tới con số khiêm tốn 75,5%. Tại tỉnh Chemnitz chỉ có một trường Kepler-Gymnasium duy nhất đỗ tú tài 100% với 99 học sinh, mà theo ông hiệu trưởng Stephan Lamm cho biết „nhà trường chưa bao giờ có kết quả tuyệt đối như thế.“

Phải mở một ngoặc lớn nói về chế độ giáo dục tại Đức khi lên được trường chuyên (Gymnasium) thì từ lớp 5 các học sinh đã được chọn lọc cuộc tính điểm lần thứ nhất và sau đó đến lớp 10 học sinh lại phải trải qua cuộc tính điểm lần thứ hai, nếu học sinh đủ điểm thì mới được học tiếp cho đến thi tốt nghiệp phổ thông. Ấy vậy, trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông hàng năm tại Đức có khoảng 15 đến 20% học sinh vẫn không đủ điểm lấy mảnh bằng tú tài.

Hôm nay nhìn về Việt Nam người dân thấy giới quan chức giáo dục đang hả hê, vung vít về thành quả thắng lợi cực kỳ to lớn trong kỳ thi tốt nghiệp trong tháng 6 vừa qua. Tuy rằng chưa có công bố chính thức từ bộ giáo dục, nhưng báo chí đã đưa tin cho biết về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 2010 của 63 tỉnh thành VN thì phần lớn đều đạt trên 90% với hệ THPT, đứng đầu là tỉnh Nam Định với tỷ lệ 99,78%. Tiếp theo là tỉnh Bắc Ninh đứng thứ nhì với 99,2%.

Thấy con số cao „đột biến“ về kỳ thi tốt nghiệp phổ thông 2010 tại VN chẳng lai là không khâm phục về kết quả học tập của học sinh và công lao của thày cô. Cho con số gần đến ngưỡng cửa 100% của toàn học sinh trong một tỉnh lỵ thì không một quốc gia nào đạt tới được. Kết quả vô cùng tuyệt đối về kỳ thi 2010 được biết thêm tại Sàigòn có 22 trường đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tuyệt đối 100%, tại Hải Phòng có đến 20 trường đạt 100%, tại Bắc Giang có 5 trường đạt 100%, tại Vĩnh Phúc có 8 trường đạt 100%, tỉnh Bình Phước có 4 trường đều đạt 100% đỗ tốt nghiệp, tỉnh Hậu Giang có 3 trường đều đỗ 100%, tỉnh Nam Định có 35/72 trường và trung tâm đỗ 100%, tỉnh Hà Nam có 11/25 trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%, tỉnh Quảng Ninh cho hay, có 19/52 trường đạt 100%, tỉnh Quảng Nam có 8 trường đạt 100% đỗ tốt nghiệp, v.v…

Đó là chưa kể thêm một trường học nằm tận trong vùng sâu xa thuộc tỉnh Bình Phước, trường THPT Lương Thế Vinh (sóc Bom Bo, xã Bom Bo) vẫn đạt được 100% tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp. Và trường THPT Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh – một trong những huyện xa xôi, khó khăn nhất tỉnh Lâm Đồng ). Trường THPT Đạ Tẻh có 333 thí sinh dự thi đều đỗ cả thảy 333.

Điểm qua thành quả tốt nghiệp ở vài tỉnh người dân bị chợp ngoáng giá trị tuyệt đối giáo dục tại Việt Nam, bỗng chốc chỉ qua một năm học tập nhiều học sinh „đột biến“ đâm chồi nẩy lộc về hệ số thông minh IQ trong đầu óc của mình giống như là nấm rơm đang gặp mưa rào.

Tìm lại dữ liệu của năm 2007 cho thấy tại Yên Bái không có thí sinh nào đỗ tốt nghiệp vào năm 2007 tại 3 Trung tâm Giáo dục. Tại đây, tất cả 268 học sinh thuộc TTGDTX huyện Trấn Yên, TTGDTX huyện Mù Cang Chải, TTGDTX thị xã Nghĩa Lộ dự thi tốt nghiệp THPT hệ bổ túc nhưng không có một thí sinh nào đỗ tốt nghiệp. Tiếp theo chúng ta vẫn phải ngỡ ngàng với một trường học tại Quảng Ngãi, trường THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện Sơn Tây) đã gây chấn động cả nước với sự kiện không có học sinh nào (0%) đỗ tốt nghiệp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2006 – 2007, với 51 thí sinh dự thi và cả 51 thí sinh… đều bị “rớt”. Trường THPT Đinh Tiên Hoàng đã đạt được danh hiệu cao quý có một không hai: “Trường 0% đỗ tốt nghiệp”. Năm 2009, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp của trường này chỉ đạt được 8,33%. Đến kỳ thi 2010 trường THPT Đinh Tiên Hoàng bỗng nhiên lột xác chẳng khác gì trong một truyện thần thoại với kết quả cao „đột biến“ có tỷ lệ đỗ hơn 90% của tổng số 78 thí sinh dự thi ở đây. Theo báo Sàigòn Tiếp thị: Trước kỳ thi, ông Đặng Tấn Thủ, phó chủ tịch huyện Sơn Tây đã trao đổi với báo chí về chuyện đây là năm đầu tiên, trường THPT Đinh Tiên Hoàng được Sở giáo dục – đào tạo Quảng Ngãi cho phép thành lập Hội đồng thi riêng. Do đó “Nếu tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm nay của trường từ 80% trở lên thì cần phải xem lại, là kỳ thi “có vấn đề”, ông Thủ nhấn mạnh.

Thí sinh tại Sơn Tây, Quảng Ngãi đã tìm được kỳ tích lạ trong đời? Hoặc con số lên cao bất ngờ do con người nhào nặn ra vì có hội đồng thi riêng?

Chủ quan nhìn thấy 4 lý do quan trọng dẫn đến đỗ tốt nghiệp cao từ đánh giá của bộ GD-ĐT

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Thị Nghĩa gặp gỡ với các phóng viên báo chí chiều ngày 18/6 và khẳng định Bộ GD-ĐT không buông lỏng kỳ thi, việc thí sinh đỗ cao là do đề thi bám sát với chuẩn kiến thức phổ thông và công tác ôn tập đã được tổ chức tốt.

Tiếp theo, ông Văn Đình Ưng, Phó chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT nhìn ra 4 lý do khiến học sinh đỗ tốt nghiệp cao, kể cả việc ảnh hưởng của thời tiết vào kỳ thi.
1. Năm nay là năm thứ tư thực hiện cuộc vận động “hai không” nên những thí sinh yếu, kém đã cố gắng học tập để thi đỗ.
2. Do công tác tư vấn tốt của các cơ quan truyền thông.
3. Do các ngày thi trên toàn quốc thời tiết mát mẻ.
4. Có thể do các em phấn đấu lập thành tích để chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội!

Và tiếp theo cách nhìn chủ quan từ giới báo chí đi theo „lề phải“ đưa tin là một kỳ thi ít biến động cả về tình hình an ninh trật tự trong những ngày diễn ra kỳ thi cũng như kết quả cuối cùng.

Các trường tích cực tổ chức ôn tập cho học sinh trước kỳ thi để khắc phục tình trạng những năm trước thí sinh bị điểm kém ở môn Lịch sử do nhiều học sinh coi đây là môn học phụ, không coi trọng trong cả năm học lớp 12.

Bên cạnh đó, với đề thi và đáp án được Bộ GD-ĐT công khai trên mạng, đa số giáo viên đều đưa ra nhận xét đề thi ngắn gọn, không yêu cầu cao. Đáp án chấm thi của Bộ năm nay cũng được cho là không quá chi tiết, thí sinh dễ đạt điểm cao.

Số giám thị bị kỷ luật chỉ có 1 trường hợp duy nhất. Số liệu này được lãnh đạo Bộ GD-ĐT đánh giá là sự thể hiện tính nghiêm túc của kỳ thi.

Cách nhìn khách quan từ bên ngoài và của giới chuyên gia

Trao đổi với báo Thanh Niên, PGS Văn Như Cương (Hiệu trưởng THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội) bày tỏ: “Kết quả thật tuyệt, tôi đã nhìn thấy rõ điều đó ngay sau khi kết thúc kỳ thi và tôi rất lo lắng với cách thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm nay”.

PGS Cương vạch rõ ra lộ trình của tỷ lệ đậu cao: “Lãnh đạo Bộ GD-ĐT chỉ nhìn vào các con số để nói rằng, kỳ thi an toàn, nghiêm túc, việc dạy và học tốt hơn… nhưng tôi xin thưa rằng: nếu tôi muốn có một kết quả tốt nghiệp THPT hơn 90% thì không cần căn cứ vào chất lượng của học sinh mà ngay từ khi kỳ thi chưa tổ chức, tôi đã có thể “thiết kế” được kết quả đó bằng cách: đề thi dễ, coi thi dễ và chấm thi dễ”.

Theo PGS Cương đỗ cao có thể do buông lỏng kỷ luật: “Vi phạm giảm, mà giảm tới một mức xuống dốc không phanh ấy thì phải đặt câu hỏi: phải chăng có hiện tượng coi thi lơi lỏng, thấy vi phạm mà không xử lý chứ không phải không có vi phạm để xử lý”.

Chỉ nhìn vào con số cán bộ thanh tra thì các hiệu trưởng trường học và học sinh sẽ biết phản ứng kịp thời để đạt kết quả tốt nghiệp: „Lực lượng thanh tra từ 9.000 người của năm 2009 giảm xuống chỉ còn 600 người (năm 2010). Lý do Bộ đưa ra là công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT đã đi vào nền nếp, kỷ cương 3 năm rồi, không cần thanh tra Bộ cắm chốt nữa.“

Nạn phao thi rải khắp nơi sau khi thi THPT

– Chẳng lạ gì tại ngôi trường THPT Vân Tảo nổi tiếng một thời với người “Người đương thời” Đỗ Việt Khoa. Năm nay thầy Khoa không coi thi vì trước đó ông đã tự nộp đơn xin thôi việc, tức thì hai bên đường trường THPT Vân Tảo đã được trải thảm đầy phao thi môn Văn.

– Theo phóng viên Tiền Phong Online, cũng trong sáng nay (02/6), tại trường có điểm đầu vào thấp là THPT Trần Hưng Đạo (Hà Đông, Hà Nội), chúng tôi cũng thấy có nhiều mẩu giấy photo nhỏ, in sẵn các đáp án môn Văn, được vứt ra đường sau khi thi xong: Khi tiếng trống báo hết giờ vang lên, học sinh ùa ra, cũng là lúc xuất hiện “phao” trước cổng. Một em học sinh tên T hớn hở cầm tài liệu photo bằng nửa bàn tay khoe “chép được bài”.

– Theo vnexpress, sau buổi thi môn có tính chất học thuộc lòng chiều nay, hàng loạt tài liệu thi nhỏ bằng nửa bàn tay vứt ở trước cửa trường THPT Cao Bá Quát, huyện Quốc Oai (Hà Nội).

Các phản ảnh rộng rãi và mạnh mẽ về kỳ thi THPT 2010

Thuy Vu, Ha Noi: Tôi là giám khảo chấm thi của một tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp là 99% nêu trên. Rất nhiều tập bài thi giống hết nhau, thậm chí có cả bài thi có 2 nét chữ khác nhau, dường như học sinh được một người làm bài hộ và cho cả phòng chép. Điều đó phản ánh tình trạng coi thi ở tỉnh đó và giải thích tỉ lệ nói trên.

Bùi Trung Mến, Hậu Giang: Là học sinh trực tiếp tham gia kì thi TN THPT nên cháu rất hiểu tại sao có kết quả cao như vậy.

Vũ Như Cẩn: Vợ tôi là một giáo viên tại HN, sau khi đi coi thi về có kể với tôi rằng: Trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH này chỉ nghiêm túc được buổi đầu tiên, các buổi sau giáo viên trường sở tại đã đi từng phòng thi xin các giám thi nương tay cho học trò (để học trò chép và quay bài), thôi thì nể nang nhau mặc kệ học trò làm gì thì làm. Thiết nghĩ, thủ đô còn thế huống chi các tỉnh, tỉ lệ học sinh đỗ 99% con ít, đáng lẽ ra phải 100%.

Lê Mai, Hải Phòng: Chẳng ai tin là chất lượng giáo dục đã tốt lên khi nhìn vào các chỉ số trên, thực tế trong gia đình tôi có hai giáo viên làm giám thị coi thi tốt nghiệp và một thí sinh đi nhưng các bạn biết không năm nay tỉ lệ cao thế là do có chỉ thị từ trên xuống là phải đạt kết quả cao để lấy thành tích. Chính em tôi đi thi về nói tệ nạn coi cóp, đáp bài rồi hỗ trợ nhau như kiểm tra ở trên lớp và giám thị cũng hướng dẫn rồi đáp bài cho thí sinh nữa còn mấy bà chị tôi làm giám thị ở mấy hội đồng thi bảo cũng có mấy ông trên Bộ xuống kiểm tra nhưng nhưng mấy ông nay chưa xuống được các phòng thi thì mọi việc đã trở lên nghiêm túc lắm rôi vì giám thị hành lang đã thông báo cho các phòng biết trước để cất tài liệu nghiêm túc trở lại…

Trần trọng Tuệ: Năm 2007, năm tôi thi tốt nghiệp một cách nghiêm túc bởi lẽ đây là năm thí điểm đầu tiên “chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục” và hiển nhiên năm đó các trường trên toàn quốc đều có tỷ lệ đậu tốt nghiệp không cao, thậm chí có trường không đậu học sinh nào (trường Đinh Tiên Hoàng, Quảng ngãi). Phải chăng học sinh năm nay có chất lượng cao hơn các năm trước hay bệnh thành tích đâu lại vào đó? Con số đánh giá này giúp chúng ta thầm hiểu rằng: “Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục” những năm gần đây như một cái mốt thời trang đã lỗi thời. Mong Bộ giáo dục hãy xem lại!

Do Quang Hung, Hai Phong: Tôi không dám lạc quan để nghĩ rằng kết quả thi năm nay đã phản ánh được mặt bằng chất lượng học sinh thi tốt nghiệp so với năm trước, cảm nhận của chúng tôi là thành tích của các tỉnh đang phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của của bộ máy lãnh đạo ngành giáo dục tại các địa phương. Căn bệnh thành tích vẫn ăn sâu trong tiềm thức của chúng ta và lại bật lên như 1 bản năng tự nhiên để điều tiết kết quả của kỳ thi đấy thôi.

Trung Tâm, Thanh Hóa: Khi bộ giáo dục không gửi đoàn thanh tra ủy quyền của bộ trực tiếp về các trường thi ai cũng biết kết quả sẽ cao như xưa thôi.

Thai An, Quảng Ngãi: Kết quả thi tốt nghiệp ở các tỉnh đạt tỷ lệ đỗ rất cao đánh giá được điều gì? Phải chăng là đánh giá được sự thiếu nghiêm túc trong thi cử của địa phương đó. Tỉnh nào có tỷ lệ đỗ càng cao thì tỉnh đó càng thiếu nghiêm túc. Chẳng phải nghiên cứu, điều tra gì cả thì ai cũng biết trình độ của học sinh mình như thế nào rồi, chắc chắn số lượng yếu kém sẽ nhiều hơn số lượng khá giỏi. Vậy mà tỷ lễ đỗ đạt lại cao ngất ngưởng. Đúng là giờ thi tốt nghiệp phổ thông cũng chẳng còn mấy quan trọng, nhưng thật là nguy hiểm nếu bộ giáo dục lấy đấy mà xét tuyển đại học.

– Nguyễn Minh Sáng, HN: Nhìn kết quả thi mà đau đớn lòng. Bộ GD-DT nghĩ gì? Hay bỏ kỳ thi này thôi!

Nguyen Thang Long, Thu Duc: Tỷ lệ tốt nghiệp cao hay thấp thì đều thấy bị kêu ca. Nhưng tôi thấy kỳ thi tốt nghiệp 2010 thắng lợi ở những mặt sau: Không còn cảnh toàn dân “bao vây” trường thi, phòng thi nữa, tuyệt nhiên không có bất cứ người dân nào trèo tường vào trong hội đồng thi nữa. Các giáo viên đi coi thi về không còn cảnh lo lắng bị chặn đường vì “trót ” coi nghiêm túc khi mà tất cả đều coi không nghiêm túc như trước đây. Các hội đồng coi thi chỉ có 3-5 cảnh sát đến nhưng không phải vất vả chạy ngược chạy xuôi để “đuổi-bắt-tha” như trước nữa, sự có mặt của các anh đủ để sự mất trật tự không xảy ra nữa.

– Lê Viết Hoan: Theo tinh thần tổ chức coi thi như năm nay, thì năm tới (2011) nước ta sẽ có kết quả thi tốt nghiệp THPT ở nhiều tỉnh (nhiều tỉnh chứ không phải nhiều trường) đậu tốt nghiệp 100%. Nếu với kết quả như thế nó sẽ nói lên điều gì? Nghiêm túc? Chất lượng giáo dục được nâng cao ? Coi thi dễ? Nhiều trường, tỉnh vì thành tích nên tìm cách nọ kia? Xin quý vị nhìn vào cách tổ chức thi ở nhiều hội đồng, nhiều địa phương trong kì thi vừa rồi thì sẽ có câu trả lời.

Nsfc: Tôi có người quen năm nay làm thanh tra giáo giục. Cô ấy đi coi thi về thở dài: “Năm nay đâu lại vào đấy rồi! Thanh tra đi kiểm tra chưa được một vòng đã có điện thoại nhắc nhở: ‘Lượn gì mà lượn lắm thế!'”. Tôi nghe mà buồn.

Dactanhang: Ngồi một quán nước mà nghe mấy cô cậu học trò trò chuyện với nhau thì mới ngã ngửa ra. Trong phòng thi các em lại được tha hồ chép bài của nhau và quay cóp. Để được vậy, các em phải đóng tiền và được giám thị trong phòng thi nhẹ tay cho. Và những khuôn mặt vừa bước ra khỏi cổng trường cấp 3 đã gọi thầy cô “Lão ấy ngồi ở cửa phòng. Cứ thanh tra đi qua thì lão ấy lại nhắc để chúng tao ngồi yên”.

Từ nền giáo dục đỗ cao ngất ngưởng 100% phát sinh ra những tiến sĩ giấy

Vài ngày vừa qua cả nước VN chiêm ngưỡng tài trí thông minh của ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ, vì chỉ qua một đêm ông Ân trở thành một nhà trí thức có học vị tiến sĩ tại Mỹ, nhưng một chữ tiếng Anh bẻ đôi ra ông cũng không biết. Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã đặt tên cho ông Ân là “Làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh”. Trước đó ông Ân chỉ là cử nhân tại chức kinh tế – quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì) bây giờ đã có luận án giật bằng tiến sĩ với đề tài “Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”. Khi bị bắt bí quá thì ông Ân cho biết bằng tiến sĩ này ngốn mất của ông 17.000 Đôla Mỹ, nhưng khi bị hỏi dồn dập thì ông lại ú ớ không biết tên trường đại học, tên trang website của trường đại học cũng không nhớ.

Ông tiến sĩ giấy này khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ có sang trường đại học này để học 2 đợt, mỗi đợt 1 tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối.

Theo ông Ân trường đại học Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) cũng không yêu cầu những nghiên cứu sinh như ông Ân phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào mà chỉ cần gửi đề cương sang cho họ… chỉnh sửa là được.

Ai theo dõi tin tức về ông Ân đều phải ngả nón bái phục vì học vị tiến sĩ của ông Ân lấy được còn dễ hơn đi thi cấp 3 trường làng ở VN và chỉ mất thời gian đúng 2 tuần lễ. Dân cư mạng liền cho biết ngay tin tức nóng bỏng: “Trường Southern Pacific University đã bị giải thể từ ngày 28.10.2003 theo phán quyết của tòa án Hawaii. Bằng cấp của trường Southern Pacific University không được Mỹ công nhận.”

Và vẫn theo SGTT cho biết, tại tỉnh Phú Thọ hiện còn có khoảng 10 người cũng được đào tạo tiến sĩ như theo kiểu của ông Ân!

Nếu đúng như thế thì theo nhận xét của quan lớn Nghị tại Hà Nội đã chẳng ngoa tí nào: Hà Nội cần thật nhiều tiến sĩ, thủ đô quyết tâm đến 2020 có 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ, điều này làm cho dân Hà thành phát hoảng vì sợ ra ngõ gặp tiến sĩ! Đây là sản phẩm IQ siêu tốc của kế hoạch 20.000 tiến sĩ: nhà nhà làm tiến sĩ, người người làm tiến sĩ và toàn dân thi đua làm tiến sĩ.

Nhìn về ông giám đốc sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ, Nguyễn Ngọc Ân chúng ta phải liên tưởng và lo lắng về mức đo IQ khi ông chịu trách nhiệm trực tiếp đến Lễ hội Đền Hùng đã được tổ chức từ ngày 14/04/2010 theo quy mô hoành tráng cấp quốc gia với một bảng hiệu to tướng về “nấu bánh trưng” và “giã bánh giày” vì “Bánh Chưng” đã bị viết sai chính tả một cách sơ đẳng.

Theo cách nhìn mỉa mai tri thức của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, người có chức vị giáo sư tiến sĩ trước khi làm bại biểu: Ở ta có nhiều loại bằng: trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… Nhưng tôi chỉ phân biệt hai loại bằng: Loại I, bằng cấp có trước lúc làm quan, nghĩa là đi học rồi mới làm quan. Loại II, bằng cấp có sau lúc làm quan, nghĩa là làm quan rồi mới đi học.

Đáng tội và khó hiểu quá! 82 triệu dân VN (phải trừ đi số 3 triệu đảng viên) đang bị ông Ân cho ăn quả lừa to tướng hoặc là ông Ân đã quá ngây thơ để bị lừa mất 17.000 Đôla Mỹ cho một tấm giấy vô bổ?

Rồi lại đến Nhà Thơ không thông thạo Sử Việt qua bài thơ “Trần Quốc Tuấn… bóp nát quả cam”

Không biết có phải là hậu quả của một nền giáo dục xuống dốc trầm trọng hay không khi báo chí lại phanh phui ra được bài thơ vào ngày 12/6: “Trần Quốc Tuấn… bóp nát quả cam” của tác giả Khiết Minh (Nha Trang) khi sáng tác bài thơ ca ngợi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (đăng trong tập thơ “Lời thương mở lối” do nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành năm 2010). Tác giả đã vô tư đảo lộn lịch sử của Trần Quốc Toản để viết về Trần Quốc Tuấn.

“Lời thương mở lối” là tập thơ tập hợp các bài thơ của khoảng 140 tác giả trong Câu lạc bộ Văn học – Trung tâm Văn hóa tỉnh Khánh Hòa, nhân kỷ niệm câu lạc bộ này tròn 20 tuổi.

Bài thơ được sáng tác năm 2008, gồm 16 câu, nội dung ca ngợi tướng quân Trần Hưng Đạo là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Tác giả Khiết Minh ngẫm lịch sử sáng tác thơ khen Trần Hưng Đạo:
Tuổi trẻ phi thường trí tuyệt luân
Đứng ngoài nghe lén việc quan quân
Bình Thang hội nghị không cho dự
Bóp nát quả cam quyết tự thân

Đây là lấy râu ông này cắm cằm ông nọ, mà sự ngu muội đảo lộn lịch sử của hai đấng anh hùng danh tộc này không ai có thể chấp nhận được.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi rõ: Trần Quốc Toản vì nhỏ tuổi nên không được vua Trần Nhân Tông cho vào dự Hội nghị Bình Than, phải đứng bên ngoài nên “hổ thẹn, phẫn khích, tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết”. (Theo TT).

Ôi lịch sử! Cái sai chết người từ nền giáo dục VN!

Kết luận

Hiệu quả của một nền giáo dục tốt không thể nào đi đường tắt để một sớm một chiều mà đạt đến được. Mọi người dân và chính quyền đều phải đầu tư vào trí, dũng và nhân cách để xây dựng một con người, tham gia rèn luyện một nhân cách và phảt triển tài năng cùng tri thức để đáp ứng được nhu cầu cá nhân, gia đình, xã hội và quốc gia. Quan trọng là sự truyền thụ tri thức và kinh nghiệm cho học sinh, điều kiện kiên quyết vẫn là một giáo dục đúng đắn, công bằng và văn minh.

Nhìn vào con số đỗ với tỷ lệ quá cao của mùa thi 2010 tại VN không thể không làm cho giới nhà giáo, các bậc phụ huynh ưu tư vì chính họ là những người đang trực tiếp tiệp cận học sinh và hiểu thấu đáo về tri thức của con em mình.

Và kết quả đỗ cao ngất ngưởng 100% đang làm cho người viết vẫn phải lấn cấn không an lòng.

Cuối cùng, sự mù tịt về lịch sử chẳng khác chi bài thơ “Trần Quốc Tuấn… bóp nát quả cam”, một thí dụ xác thực cụ thể trong cuộc thi THPT 2010 của môn văn, ai đọc là không bàng hoàng về sự hoang tưởng từ lối giáo dục tuyên truyền ngu dại đang để lại trong lòng học sinh với đề tài: “Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi“.

Một học sinh đã vô tư bình phẩm: “Việt rất đỏng đảnh trẻ con ngay cả ở nhà lẫn ở chiến trận. Tham gia quân lính rồi nhưng Việt chưa đủ vị thành niên 17 nên không được phát súng. Việt lấy ná thun bắn chim hằng ngày đi bắn giặc. Mà Việt giỏi lắm, dù chỉ bằng công cụ thô sơ ấy mà bắn cháy được xe bọc thép và cả tiểu đoàn Mĩ chết sạch còn anh chỉ bị thương nhẹ ở chân không đi được nên lếch trong rừng cây cao su mấy ngày đêm mà không ra được” (Theo Đất Việt, Sài Gòn GP).

Lại có thêm một anh hùng hoang tưởng Lê Văn Tám thứ hai trong nền giáo dục VN rồi chăng?

Theo cách nói của giới Blogger: Hoàn Toàn Bó Tay Chấm Com!

Hà Long

June 22, 2010 Posted by | Việt Cộng và nền giáo dục Cộng Sản | Leave a comment