Phi Vũ 3

Thương nhớ lắm quê hương vời vợi

Cái bắt tay định mệnh.

Hiện nay, Pháp, Đức, Ý đã theo chân Anh gia nhập vào ngân hàng thế giới của Tàu Cộng viết tắt là AAIB. Một số nước khác như Nga cũng đã quyết định tham gia vào AAIB. Từ khi thành lập AAIB đến nay, cánh tay của nó đã càng ngày càng vươn xa hơn, thu hút nhiều nước gia nhập và còn có nhiều nước khác nữa cũng đang chuẩn bị gia nhập ngân hàng này. Đây rõ ràng là một ngón đòn khá nặng vỗ vào mặt của Mỹ, thế nhưng nếu nhìn từ nguyên nhân sâu xa thì đây cũng chính là “gậy ông đập lưng ông” mà thôi.

 

Quay trở về năm 1972, khi tổng thống Mỹ là Richard Nixon sang thăm chính thức Bắc Kinh, khi Richard Nixon bắt tay Mao Trạch Đông, cái “bắt tay định mệnh” này đã chính thức bức tử chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Chính Hoa Kỳ cũng muốn rút khỏi Việt Nam, nhưng trên hết là Mỹ muốn rảnh tay để đối phó với Liên Xô. Lúc bấy giờ Liên Xô là nước luôn luôn tranh giành ảnh hưởng với Mỹ. Và khi Nixon bắt tay Mao Trạch Đông thì ngày 27 tháng 1 năm 1973 hiệp định Paris ký kết, Mỹ đã “phủi tay” với Việt Nam. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rơi vào tay Cộng Sản vào năm 1975 . Năm 1989 thì bắt đầu Ba Lan sụp đổ dẫn theo các nước Cộng Sản Đông Âu cũng sụp đổ theo. Đến năm 1991 thì số phận của Liên Xô cũng đã an bài. Hoa Kỳ xem như là đã trút đi được gánh nặng.

Continue reading

March 31, 2015 Posted by | Vấn đề của chúng ta | Leave a comment

Ai là bên thắng cuộc?

Nhà báo Huy Đức trong tác phẩm Bên thắng cuộc đã cho rằng người dân miền Bắc là bên thắng cuộc còn người dân miền Nam là bên thua cuộc. Nhận định này e rằng chưa được chính xác cho lắm. Chúng ta thấy một điều rằng trong thời điểm hiện nay thì người dân miền Bắc hay người dân miền Nam cũng đều bị te tua cả. Biết bao nhiêu người dân cả hai miền đều bị mất đất, bị ăn cướp đất và đã trở thành những người dân oan. Vậy thì nói cho chính xác hơn chỉ có đảng Việt Cộng mới là bên thắng cuộc còn dân tộc Việt Nam của chúng ta chính là bên thua cuộc.

Continue reading

March 29, 2015 Posted by | Vấn đề của chúng ta | Leave a comment

Bẻ cong ngòi bút.

Nhà xuất bản ở Hà Nội mới đây vừa cho thu hồi một bộ sách truyện cho thiếu nhi nói về câu chuyện Thạch Sanh và Lý Thông. Nội dung cuốn truyện này có những điều không có thực mà người viết truyện cố tình nhét thêm vào. Trong truyện tích về Thạch Sanh trước đây làm gì có chuyện hai mẹ con Thạch Sanh chỉ có một cái quần. Cả hai mẹ con ai ra ngoài đường thì được mặc quần còn ai ở nhà thì phải…ở truồng. Có người xem thấy và hô hoán lên nên nhà xuất bản tào lao này đã cho thu hồi cuốn truyện. Thật là buồn cho thiếu nhi Việt Nam ở trong nước bị đầu độc như vậy.

 

Cũng chuyện trong thời chiến tranh, người dân miền Nam nhất là người dân ở Thừa Thiên Huế ai ai cũng biết vụ thảm sát Mậu Thân năm 1968 là chính do Việt Cộng đã làm nên. Sau khi thành phố Huế đã được Việt Nam Cộng Hòa tái chiếm, người ta đã tìm thấy cả mấy nghìn người dân Huế bị chôn trong những hố chôn tập thể. Đây là những người quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đang sinh sống trong thành phố Huế và đã bị Việt Cộng “giải phóng” đời họ trong những hố chôn tập thể này. Vào thời điểm bấy giờ, hàng ngày những hố chôn người được phát hiện và biết bao người dân Huế đã phải thương khóc cho những thân nhân của mình đã bị Việt Cộng giết. Nhà văn Nhã Ca đã viết tác phẩm “Giải khăn sô cho Huế” làm rơi lệ biết bao nhiêu người. Mới đầu năm nay, tác phẩm này đã được dịch sang Anh Ngữ và được ra mắt tại một trường đại học ở Bắc California. Thế nhưng nhà cầm quyền Việt Cộng đã cố tình lấp liếm sự thật về cuộc thảm sát man rợ này. Trong một bộ phim về Mậu Thân mới đây, nhà làm phim Việt Cộng đã cho rằng những vụ giết người ghê rợn tại Huế là do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ làm nên. Thật là một điều gian dối không thể nào chấp nhận được.

Continue reading

March 26, 2015 Posted by | Vấn đề của chúng ta | 1 Comment

Hết nước nói.

Ở Việt Nam, chuyện nhà cầm quyền Hà Nội khi khổng khi không chặt những hàng cây cổ thụ trên trăm năm làm cho người dân khắp nơi phản đối nên chúng đã tạm dừng tay. Câu chuyện này chưa ráo mực thì chuyện khác lại xảy ra tiếp cũng làm xôn xao dư luận. Từ thuở xa xưa, khi cha ông ta bước đầu đặt chân lên xứ đàng trong sinh sống lập nghiệp, phong cảnh vùng sông Đồng Nai đẹp hữu tình nên cha ông của chúng ta đã có hai câu thơ:

Nhà Bè nước chảy rẽ hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về…

Thế nhưng cảnh đẹp thơ mộng này sắp sửa bị mất rồi. Theo tin tức từ trong nước, nhà cầm quyền tỉnh Đồng Nai đã cho làm công việc san lấp một phần sông Đồng Nai khu vực chảy qua thành phố Biên Hòa để xây dựng những cơ sở thương mại. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, khi xây dựng người ta luôn luôn chú trọng đến cảnh quan thiên nhiên và chưa hề có quốc gia nào làm chuyện ngược đời san lấp sông để xây dựng. Nguồn nước chảy là một vấn đề hết sức quan trọng cho dân sinh cũng như cho môi trường. San lấp làm cho dòng sông nhỏ hẹp lại khi vào mùa mưa, nước lũ sẽ tràn xuống và sẽ có những tác hại to lớn không lường được, nhất là vùng rừng đầu nguồn của sông Đồng Nai đã bị tàn phá trơ trụi. Nhà cầm quyền Việt Cộng tại từng địa phương mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy tìm cách kiếm tiền bất kể ảnh hưởng đến sự sinh sống của người dân Việt. Ở thôn quê thì ăn cướp đất của nông dân, ở thành phố thì chặt cây gỗ quý bán lấy tiền, lấp sông lấy đất để bán… Bây giờ rõ ràng một điều là nhà cầm quyền Việt Cộng đang xây dựng một thứ chủ nghĩa tư bản rừng rú và man rợ trên toàn cõi đất nước Việt Nam. Continue reading

March 24, 2015 Posted by | Vấn đề của chúng ta | Leave a comment

Thăng Long thành hoài cổ.

 

 

Hồi tôi học lớp Đệ Lục Trung học, tôi được học bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan. Có lẽ đây là bài thơ nói về Thăng Long tức Hà Nội ngày nay của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan hay nhất, đọc xong làm xúc động lòng người.

 

Thăng Long thành hoài cổ

 

Tạo hóa gây chi cuộc hí trường

Đến nay thắm thoát mấy tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Nước còn cau mặt với tang thương

Nghìn năm gương cũ soi kim cổ

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

 

Bà Huyện Thanh Quan.

Continue reading

March 20, 2015 Posted by | Tự sự | Leave a comment

Đỉnh cao trí tuệ.

 

Hiện nay trên thế giới, tại những nước có nền kỹ nghệ phát triển cao, việc giữ gìn và bảo tồn cây xanh là vấn đề được những nước này quan tâm một cách đặc biệt. Người ta coi trọng cây xanh, coi trọng những thảm cỏ xanh bởi lẽ đây chính là “buồng phổi của thành phố”. Tại các thành phố lớn này có những công viên rộng lớn, những hàng cây xanh mát rượi có thể lọc những chất khí thải làm cho không khí trở nên trong lành làm lợi cho sức khỏe của con người.

 

Tuy nhiên, hiện nay có nơi mà người ta đã làm ngược lại với thế giới văn minh. Không nói ở đâu xa, ngay tại Việt nam, ở Hà Nội và Sài Gòn người ta đang tiến hành công việc chặt phá những hàng cây cổ thụ có tuổi trên dưới trăm năm. Người ta đã chặt phá những cây cổ thụ này một cách không thương tiếc, viện cớ là để có đất cho công việc xây dựng. Cũng vì những lý do đó mà tại các thành phố lớn ở Việt Nam hiện nay, mức độ ô nhiễm không khí đã lên đến mức độ báo động cần được quan tâm. Thế nhưng những người nắm quyền cai trị trên đất nước Việt Nam không cần quan tâm đến những vấn đề này.

Continue reading

March 19, 2015 Posted by | Vấn đề của chúng ta | Leave a comment

Những người thích đi cửa sau.

 

Còn nhớ cách đây mấy năm, khi Nguyễn Minh Triết còn làm chủ tịch nước nhà nước Việt Cộng, y được chính phủ Hoa Kỳ mời sang viếng Hoa Kỳ. Sau khi đến Washington DC, y có một cuộc họp tại thành phố biển Dana Point miền Nam California, một thành phố tuyệt đẹp. Thế nhưng, vô phúc cho y là thành phố này lại nằm gần Little Saigon, thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn Cộng Sản trên toàn thế giới. Một cuộc họp khẩn cấp của các đoàn thể người Việt tỵ nạn Cộng Sản cùng cộng đồng nam Cali, các cơ quan truyền thông, báo chí. Một thông báo kêu gọi đồng hương người Việt tỵ nạn Cộng Sản Nam Cali được phổ biến. Và vào ngày mà Nguyễn Minh Triết và đồng bọn đến Dana Point cũng là ngày mà cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Nam Cali “dàn chào” y một cách “trọng thể”. Cuối cùng thì cảnh sát tại Dana Point đề nghị Nguyễn Minh Triết và đồng bọn vào phòng họp bằng … cửa sau. Thật là .. đẹp mặt!

 

Cách đây mấy ngày, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng nhà nước Việt Cộng cũng được mời đến Australia. Vào ngày 17 tháng 3 năm 2015, y đến tòa nhà quốc hội bang New South Wales để dự họp. Một cuộc biểu tình với đông đảo bà con cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại New South Wales cũng được tổ chức tại cổng chính của tòa nhà quốc hội. Cuối cùng thì Nguyễn Tấn Dũng và đồng bọn cũng được cảnh sát dẫn len lén cúi đầu đi cửa sau.

 

Hình như là các tay đứng đầu nhà nước Việt Cộng khi sang thăm các nước tư bản giãy chết ít khi đi bằng cửa chính mà lại thích đi cửa sau. Tại sao lạ vậy cà?

 

Phi Vũ

March 18, 2015 Posted by | Vấn đề của chúng ta | Leave a comment

Trôi theo vận nước.

 

 

Vào năm 1975, Nam là một sinh viên năm thứ hai tại trường Đại Học Sư Phạm Huế. Gia đình của Nam sống tại thành phố Đà Nẵng, Nam phải ra Huế ở trọ để học đại học. Từ thuở bé, Nam đã ham thích nghề dạy học. Lúc còn nhỏ tuổi, Nam thường cùng những đứa bạn hàng xóm và mấy đứa em trong nhà chơi trò dạy học. Trong trò chơi này, Nam luôn luôn đóng vai thầy giáo. Dù còn nhỏ tuổi, Nam đã có dáng đạo mạo của một nhà giáo. Lấy cái gương đeo mắt bị hư của ba, Nam gỡ cặp kính ra chỉ đeo cái gọng không tròng mà thôi. Nam rất vui và hãnh diện về những trò chơi của tuổi ấu thơ.

Năm 1973, Nam thi đỗ Tú Tài toàn phần. Ba mẹ của Nam rất là vui. Chàng tỏ ý cùng ba mẹ muốn ra Huế để thi vào trường Đại Học Sư Phạm. Ba mẹ của Nam hoàn toàn đồng ý với quyết định của Nam. Chàng ra Huế để thi vào trường Đại Học Sư Phạm ban toán. Khoảng hai mươi ngày sau nhà trường báo kết quả là Nam đã đủ điểm để vào học trường Đại Học Sư Phạm. Gia đình của Nam và Nam rất vui mừng với kết quả này.

Chỉ khoảng một tuần lễ sau, ba của Nam và Nam cùng ra Huế. Ở Huế, ba của Nam có người bà con là anh em chú bác ruột với ông. Bác của Nam hồi còn trẻ cũng ra Huế để đi học. Trong thời gian đi học tại Huế, ông đã gặp một người yêu là một phụ nữ đất Thần Kinh. Mối duyên tình này đã giữ chân bác của Nam ở lại Huế sau khi ông thi đỗ Thành Chung và vào làm việc cho chính phủ. Hai ông bà có một người con trai và một người con gái. Những anh chị này đã lớn tuổi và đã lập gia đình.

Continue reading

March 15, 2015 Posted by | Truyện Phi Vũ | Leave a comment

Lộ rõ chân tướng.

 

 

Lại đến ngày 14 tháng 3, ngày mà 27 năm về trước Tàu Cộng đã tấn công và ăn cướp đảo Gạc Ma, Cô Lin và một số đảo đá nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sáu mươi bốn chiến sĩ công binh làm nhiệm vụ xây dựng tại đây đã hy sinh dưới làn đạn của giặc thù xâm lược Tàu Cộng. Có một điều trớ trêu mà mới đây đã được tiết lộ. Theo Thiếu tướng Lê Mã Lương của quân đội Cộng Sản Việt Nam thì lúc bấy giờ, Lê Đức Anh là Bộ trưởng quốc phòng Cộng Sản Việt Nam đã ra lệnh những người chiến sĩ làm nhiệm vụ tại Gạc Ma không được bắn trả lại Tàu Cộng. Kết quả là cả 64 người lính đã là những tấm bia để Tàu Cộng xả súng và họ đã hy sinh. Vậy thì Lê Đức Anh là ai? Hắn là một tên cai đồn điền thời thuộc Pháp, gia nhập hàng ngũ Cộng Sản, bò lên tới chức đại tướng và làm Bộ trưởng quốc phòng của Việt Cộng. Việc Lê Đức Anh ra lệnh không được bắn trả để cho 64 người lính trở thành những tấm bia cho giặc thù Tàu Cộng bắn thì rõ ràng tên Lê Đức Anh này là một tên phản quốc, không gì có thể biện minh được.

Còn có thêm một tiết lộ khác nữa. Sau khi Tàu Cộng đã chiếm Gạc Ma, các chiến sĩ đã hy sinh, có người đề nghị Nông Đức Mạnh, lúc bấy giờ là tổng bí thư của đảng Cộng Sản Việt Nam, lên tiếng nhờ cơ quan Hồng Thập Tự quốc tế can thiệp để có thể tìm kiếm thi hài nhhững tử sĩ đã hy sinh tại Trường Sa, nhưng Nông Đức Mạnh từ chối. Hắn đã sợ lũ Tàu Cộng như sợ cọp thì chuyện từ chối tìm kiếm thi hài những chiến sĩ hy sinh cũng là điều dễ hiểu. Một tên tổng bí thư của đảng Cộng sản Việt Nam mà có thái độ hèn nhát, nhu nhược như vậy thì việc hắn bán nước cũng là điều dễ hiểu. Và bây giờ thì Nông Đức Mạnh đã ngự trên ngai vàng chạm trỗ cầu kỳ, sống trong nhung lụa vương giả cũng một phần là nhờ “công bán nước” của hắn.

Continue reading

March 14, 2015 Posted by | Vấn đề của chúng ta | Leave a comment

Không được quyền quên.

 

Sáu mươi bốn chiến sĩ hy sinh tại Trường Sa

Không thể nào quên và không được quyền quên

Thân xác các anh đã nằm sâu giữa đại dương

Như để khẳng định chủ quyền biển đảo

Những hòn đảo thân thương đã bị giặc Tàu Cộng chiếm

Có những bàn tay ngăn cản các anh

Không cho bắn trả vào kẻ thù man rợ

Các anh vẫn là những người con anh hùng của mẹ Việt Nam

Dẫu nhiều năm sau vẫn phải khắc ghi

Hoàng Sa – Trường Sa là của Tổ Quốc Việt Nam

Không được quyền quên những người con yêu Tổ Quốc

Đã hy sinh đời mình dưới súng đạn lũ giặc Tàu Cộng xâm lăng.

 

 

Phi Vũ

March 14, 2015 Posted by | Thơ Phi Vũ | Leave a comment